Quy trình kiểm định máy nén khí: Chi tiết, Theo luật mới nhất
Nội dung chính [ Hiện ]
Kiểm định máy nén khí là 1 trong những yêu cầu bắt buộc, nếu bạn muốn đồng hành và “kết thân” cùng thiết bị đang xét. Vậy quy trình kiểm định diễn ra như thế nào?
1. Máy nén khí có phải kiểm định không?
Việc kiểm định máy nén khí được xem là nguyên tắc “sống còn” đối với những đơn vị muốn khai thác tính năng thiết bị. Và dưới đây là 1 số lý do chính yếu cho thấy tính cấp thiết của việc làm này:
- Thứ nhất, theo thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH, máy khí nén nằm trong danh sách những máy móc, thiết bị cần được kiểm định nghiêm ngặt
- Thứ hai, nếu không kiểm định thì thiết bị sinh áp lực lớn này có thể gây hỏa hoạn, cháy nổ.
- Thứ ba, việc rà soát, đánh giá thiết bị sẽ giúp bạn nắm bắt hiện trạng máy và những sự cố tiềm ẩn. Từ đó, có giải pháp khắc phục nhanh để phòng trừ hậu họa.
- Thứ tư, khi vận hành thiết bị không qua kiểm định, người đứng máy sẽ luôn nơm nớp lo sợ những rủi ro ập đến. Nếu được kiểm tra kỹ lưỡng thì nhân công sẽ an tâm hơn, tập trung hơn vào lao động sản xuất.
2. Quy định về kiểm định máy nén khí cụ thể
2.1. Về thời hạn
Theo quy định của Pháp luật, thiết bị đang xét cần được kiểm định sau mỗi 36 tháng. Thời gian sử dụng càng dài hơi thì tần suất kiểm tra sẽ càng tăng lên, thường xuyên hơn. Những sản phẩm dùng từ 10 năm trở lên sẽ được kiểm định theo năm để đảm bảo an toàn.
2.2. Về trường hợp
Theo quy định, những dòng máy tạo áp từ 0,7 kG/cm2 trở lên và tích của tổng sức chứa với áp suất lớn hơn >= 200 thì phải được kiểm định. Và thiết bị sẽ được rà soát, đánh giá công năng và độ an toàn trong những trường hợp sau:
- Trước lần vận hành đầu tiên - ngay sau khâu lắp đặt
- Xuất hiện sự cố khi vận hành
- Tới hạn kiểm định theo chu kỳ vạch sẵn
2.3. Về điều kiện
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm định, chủ sở hữu cần chuẩn bị những hạng mục sau:
- Tất cả giấy tờ, văn bản, hồ sơ liên quan đến thiết bị
- Không gian kiểm định đạt chuẩn, đảm bảo các yếu tố ngoại cảnh không tác động đến hoạt động kiểm tra đánh giá.
2.4. Về hình thức
Hình thức kiểm định có mối liên quan mật thiết với các trường hợp vừa được xướng tên trong mục 2.2. Cụ thể, sẽ có 3 hình thức kiểm định thiết bị, đó là:
- Kiểm định lần đầu tiên: Được thực hiện ngay ở thời điểm thiết bị vừa hoàn thành xong khâu lắp đặt. Lần kiểm định này sẽ diễn ra rất chi tiết, với nhiều bước khác nhau như: siêu âm bề dày, siêu âm đường hàn, thử kín,,...
- Kiểm định bất thường: Được thực hiện trong trường hợp thiết bị bỗng nhiên bị hỏng.
- Kiểm định định kỳ: Được thực hiện ngay sau khi lần kiểm định thứ nhất hết thời hạn, duy trì lặp lại qua thời gian.
3. Chi tiết quy trình kiểm định máy nén khí
3.1. Kiểm tra hồ sơ, nhật ký bảo dưỡng
Đây là bước giúp bạn có được “góc nhìn 360 độ” về thiết bị đang xét. Bao gồm cả những sự cố, các vấn đề đã từng xảy ra trong quá khứ.
Cụ thể, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra tất cả các giấy tờ liên quan đến sản phẩm như: nhật ký bảo dưỡng, vận hành,... Từ đó, đưa ra những kết luận ban đầu về hiện trạng của máy ở thời điểm hiện tại.
2.2. Check kỹ các chi tiết máy móc
Việc kiểm tra máy được thực hiện ở cả phía trong và phía ngoài thiết bị. Mục đích của việc làm này là để đánh giá thực trạng ăn mòn, bám bẩn, nứt vỡ, hư hỏng tiềm ẩn của máy. Đặc biệt, việc rà soát các mối tiếp giáp, đường dẫn khí và bình chứa cũng được các chuyên gia coi trọng.
3.3. Thử nghiệm độ bền và độ kín máy
Ở công đoạn này, các chuyên gia sẽ tiến hành thử thủy lực đối với những con máy đã dùng 6 năm trở lên.
Với máy có tuổi làm việc thấp hơn thì sẽ dùng thiết bị siêu âm để rà soát độ dày thành bình. Từ đó, đánh giá được sức bền và độ kín của phương tiện.
3.4. Cần xem xét đến khả năng vận hành
Để đánh giá năng lực vận hành máy, kỹ thuật viên sẽ khởi động với công suất và áp suất cực đại.
Các chuyên gia còn thử nghiệm theo cách thứ 2 là vận hành với công suất trung bình trong thời gian dài. Kiểm tra xem máy có nóng lên hay không.
3.5. Xử lý kết quả sau khi đã kiểm định
Sau khi hoàn tất khâu kiểm định, kết quả sẽ được đưa vào biên bản theo mẫu định sẵn. Sau đó, cơ quan chức năng sẽ dán tem, ký xác nhận, bàn giao giấy kiểm định nếu thiết bị đáp ứng tốt các tiêu chí.
4. Kiểm định máy nén khí ở đâu? Giá cả như thế nào?
Khi có nhu cầu kiểm định, bạn nên tìm đến các trung tâm hoặc những công ty kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp.
Giá dịch vụ sẽ “du di” tùy vào đơn vị thực hiện, dung tích máy, nguồn gốc xuất xứ. Yếu tố đóng vai trò chính vẫn là sức chứa của thiết bị.
Và dưới đây là bảng giá kiểm định mới update được phân hóa dựa vào thông số quan trọng này.
5. Mức phí phạt khi đơn vị không kiểm định máy khí nén
Theo điều 23 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, bạn sẽ bị xử phạt nếu không khâu kiểm định máy nén khí. Cụ thể như sau:
- Phạt từ 1-2 triệu đồng: Nếu chủ sở hữu không báo cáo với Sở LĐTBXH trong vòng 1 tháng trước và sau khi đưa thiết bị vào sử dụng.
- Phạt số tiền tương đương 2-3 lần tổng phí kiểm định nếu không kiểm định thiết bị.
- Phạt từ 50-70 triệu đồng: Đối với trường hợp sử dụng máy đã qua kiểm định nhưng không đạt chuẩn.
Qua những phân tích trên, có thể thấy kiểm định máy nén khí là yêu cầu bắt buộc. Không thể bỏ qua bạn muốn vận hành thiết bị hợp lệ và đảm bảo an toàn. Vậy nên, ngay sau khi mua về hãy kiểm tra, đánh giá máy càng sớm càng tốt nhé!
Hỏi Đáp