Cấu tạo máy nén khí & Nguyên lý hoạt động chi tiết A - Z
Nội dung chính [ Hiện ]
Khi nắm được cấu tạo máy nén khí, bạn sẽ hiểu được công năng và cơ chế vận hành. Từ đó, tránh được những sai sót không đáng có khi tiếp cận, vận hành thiết bị.
1. Khám phá cấu tạo máy nén khí chi tiết
1.1 Máy nén hơi piston
So với những phiên bản khác, dòng máy hơi nén khí này có thiết kế đơn giản hơn nhiều. Máy có kết cấu nhỏ gọn, trọng lượng không đáng kể, tối ưu công năng nhờ hoạt động của pít tông. Dựa vào kiểu nén khí, thiết bị được chia làm 2 nhóm:
- Loại 1 cấp
Có cấu tạo giản lược, bao gồm: pít tông, xi lanh, van nạp xả, thanh truyền, tay quay, con trượt và con đẩy.
- Loại 2 cấp
Ngoài các linh kiện tương tự loại 1 cấp, dòng máy này có thêm: quả nén, phớt, bình làm mát khí. Ngoài ra, số lượng pít tông cũng nhiều hơn.
1.2 Máy khí nén trục vít
Đây là dòng thiết bị vận hành với công suất “khủng”, có thể tạo ra lượng thành phẩm cực lớn trong thời gian ngắn.
Thiết bị được hoàn thiện từ những chi tiết cơ bản sau:
- Cụm đầu máy nén khí: Đây là nhân tố quan trọng #1 trong cấu tạo máy, đảm nhiệm vai trò nén khí. Bộ phận này cấu thành từ: bánh răng, dây đai, trục vít, động cơ,...
- Coupling và motor: 100% các mã máy đều dùng motor 3 pha. Linh kiện máy nén hơi làm nhiệm vụ “mã hóa” điện thành cơ năng.
- Bình chứa dung môi làm mát và lọc tách dầu: Lưu trữ dung môi, loại trừ các yếu tố ngoại lai ra khỏi khí nén.
- Bộ phận lọc dầu: “Nằm” giữa bình chứa dầu và trục vít, có nhiệm vụ lọc bỏ tạp chất gây hại ra khỏi dầu.
- Thành phần giải nhiệt: Giúp hạ nhiệt khí nén trước khi ra khỏi bình tích áp.
- Hệ thống hồi dầu: Có vai trò thu dung môi làm mát từ đáy về bình chứa.
- Lọc sơ cấp: Lọc cát, sỏi và bụi bẩn vào hệ thống.
- Hệ thống van: Giúp kiểm soát lưu lượng khí, điều hướng di chuyển, chỉnh áp, ngăn tràn dầu, đảm bảo an toàn,...
- Cảm biến: Giúp nhận diện sự bất thường về áp suất, nhiệt,... và đưa ra dấu hiệu cảnh báo.
1.3 Máy khí nén ly tâm
Dòng thiết bị này bao gồm các bộ phận như: vỏ máy, trục máy, bánh công tác và các cánh định hướng.
- Trục máy: Đính liền vào ổ đỡ ở mặt trong của vỏ, cấu tạo bằng thép chống gỉ siêu bền.
- Cánh định hướng: Làm bằng hợp kim, kết cấu dạng tấm, có nhiệm vụ “chỉ đường” cho hướng đi của khí từ cửa xả này đến cửa nạp kế tiếp.
- Bánh công tác: Nằm liền sát với cánh định hướng. Bao gồm 3 phiên bản là kín, hở và nửa hở. Bộ phận trên “đính kèm” trên trục máy, với nhiệm vụ biến đổi động năng chất khí, tham gia vào quá trình nén khí.
1.4 Máy bơm nén khí cánh gạt
Về cấu tạo, thiết bị được hợp thành từ những chi tiết sau:
- Động cơ: Có vỏ bằng thép, lõi bằng đồng, đảm nhiệm vai trò cấp năng lượng cho hoạt động nén khí.
- Cánh gạt: Có vai trò tương tự piston trong máy nén khí piston.
- Bộ phận làm mát: Giúp hạ nhiệt cho toàn hệ thống, tránh tình trạng quá tải, gây hư hỏng, ảnh hưởng tuổi thọ.
- Rãnh: Chính là không gian chứa khí.
- Trục: Giúp làm quay “bộ đôi” stato, roto trong quá trình nén khí.
- Van 1 chiều: Chỉ cho khí nén “đi” theo 1 chiều, tránh tình trạng dội ngược trở lại gây tụt áp.
1.5 Máy nén khí kiểu root
Dòng máy này được cấu tạo gồm những chi tiết:
- Trục chính và cánh: Tạo áp lực nén và hỗ trợ khâu xả khí.
- Bộ đôi trục ngắn dài: Làm “cầu nối” giữa trục chính và cánh.
- Bánh răng: Liên kết thành cặp, giúp làm quay trục chính và máy.
- Đĩa văng dầu: Giảm ma sát và tản nhiệt cho các chi tiết chuyển động.
- Vòng bi quạt: Gia cố phần trục máy và cánh, giúp 2 chi tiết này hoạt động “vào guồng” với độ ổn định cao.
- Vòng xéc măng: Giúp loại trừ nguy cơ rò khí.
2. Nguyên lý hoạt động của máy nén khí
Tùy từng phiên bản mà dòng thiết bị có thể vận hành theo những nguyên lý không giống nhau
- Nguyên lý thay đổi thể tích
Thường bắt gặp ở loại cánh gạt, pít tông. Theo đó, khi khí được “điều” đến bồn chứa, khu vực này sẽ dần thu nhỏ lại.
Cùng với điều này, thì áp lực bên trong sẽ tăng lên và sinh ra thành phẩm. Thành phẩm được dẫn về bình chứa để bảo quản hoặc xuất đến nơi tiêu thụ.
- Nguyên lý động năng
Nguyên lý này được tìm thấy ở các loại máy ly tâm. Cụ thể, nguyên liệu đi vào buồng chứa, sau đó được kích hoạt tốc độ lưu chuyển bằng bộ phận quay. Khi tốc độ tăng thì áp lực khí cũng tăng dần đều..
- Nguyên lý ăn khớp
Khi máy hoạt động, nguyên liệu được bơm vào hệ thống. Hai trục của thiết bị sẽ chuyển động ngược chiều. Và khi chúng tăng tốc sẽ tạo ra lực hút.
Lực hút này sẽ “kéo” khí qua cửa nạp, dẫn đến buồng khí nằm giữa các trục vít. Tại khu vực đang xét, nguyên liệu được nén bởi bánh răng, dẫn ra cửa xả.
3. Tips cần nhớ khi lắp đặt, vận hành máy nén khí
3.1 Đảm bảo người vận hành có kỹ năng tốt
Nếu không có chuyên môn, thiếu kỹ năng thì người đứng máy có thể dùng sai cách. Hệ quả là khiến máy dễ sinh hư hỏng và gây mất an toàn.
Hãy đảm bảo rằng người vận hành phải có kiến thức nền tốt trước khi tiếp cận với thiết bị.
3.2 Không vận hành máy ở áp suất quá cao
Nếu để thiết bị hoạt động với áp suất tối đa thì động cơ có thể bị quá tải, chập cháy.
Chỉ nên vận hành với công suất vừa tầm, áp suất trong ngưỡng an toàn. Có như vậy, bạn mới duy trì tốt hiệu quả hoạt động của máy qua thời gian.
3.3 Nếu máy bị lỗi cần báo ngay cho KTV
Khi máy xuất hiện lỗi sai hỏng, không nên mày mò tự sửa. Điều này có thể gây mất an toàn ,hoặc khiến tình trạng máy trở nặng hơn.
Liên hệ ngay với chuyên gia, chia sẻ tình trạng máy để họ lần theo dấu vết, can thiệp kịp thời.
Cấu tạo máy nén khí với những chi tiết cơ bản nhất đã được giới thiệu cụ thể trong bài. Bây giờ thì bạn đã hiểu thêm về thiết bị này rồi phải không nào?
Hỏi Đáp