Khám phá nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh
Nội dung chính [ Hiện ]
Tháp tản nhiệt là một trong những thiết bị vô cùng hữu dụng trong hệ thống làm mát. Mỗi dòng tháp đều có những chức năng vào công suất riêng biệt, đảm bảo dây chuyền máy móc hoạt động ổn định và liên tục. Vậy nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh là gì? Có những loại tháp cơ bản nào? Muốn biết thêm thông tin chi tiết thì bạn đừng bỏ qua nội dung này.
Thông tin tổng quan về tháp tản nhiệt
Tháp tản nhiệt có tên gọi khác là tháp giải nhiệt. Đây là một trong những dòng thiết bị được sử dụng để làm giảm nhiệt độ ở dòng nước khi được đưa vào hệ thống. Thông qua các hình thức trích nhiệt từ nguồn nước và thải ra ngoài khí quyển.
Tháp giải nhiệt hoạt động dựa theo sự chuyển đổi nguồn năng lượng dư thừa qua quá trình bay hơi vào trong không khí. Từ đó, khối lượng của dòng nước còn lại ở bên trong tháp sẽ được hạ nhiệt một cách đáng kể.
Sau thực hiện quá trình làm mát, một lượng nước sẽ được đưa tới bộ phận tản nhiệt để làm mát trang thiết bị và hệ thống máy móc trong các hoạt động sản xuất tại nhà xưởng. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để hạ nhiệt cho hệ thống điều hòa không khí.
Tháp tản nhiệt có tên gọi khác là cooling tower
Tìm hiểu về nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh
Tháp giải nhiệt có nhiệm vụ gì? Hệ thống lạnh của tháp hạ nhiệt được sử dụng để tách mức nhiệt lạnh và nóng riêng biệt. Phần nhiệt nóng sẽ được đưa ra môi trường bên ngoài. Phần nhiệt lạnh sẽ tách lại và tạo ra nguồn nước mát nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của hệ thống điều hòa trong không khí.
Trong khi tháp hạ nhiệt hoạt động, lượng nhiệt lớn sẽ được sản sinh ra. Qua quá trình trao đổi nguồn nhiệt với các bộ phận tải, nguồn nước sẽ được làm nóng lên và quay lại hệ thống làm lạnh. Chu trình làm mát mới sẽ tiếp tục được thực hiện lại.
Dẫu vậy, nếu dây chuyền sản xuất hoặc trang thiết bị tại các tòa nhà cao tầng không được làm mát kịp thời thì hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Chẳng hạn như hệ thống máy móc ngừng hoạt động, hiện tượng chập cháy thiết bị xảy ra.
Do đó, nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh là đẩy nhiệt lượng cuối cùng trong các chu trình trao đổi nhiệt. Bởi vì các chất lạnh sẽ bị ngưng tụ ra bên ngoài môi trường, sau đó nguồn nước sẽ được đưa trở lại hệ thống làm mát.
Tuy nhiên, để thực hiện được nhiệm vụ tháp giải nhiệt và thực hiện quá trình hạ nhiệt hiệu quả này thì thiết bị cần làm việc với công suất cao. Thêm nữa là nồng độ pH của nguồn nước cân bằng và chúng cần bổ sung kịp thời, nhằm hỗ trợ việc xử lý chất bẩn, hạn chế tối đa tình trạng hư hại máy móc.
Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống làm lạnh là gì?
Ưu điểm khi sử dụng hệ thống tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh
Trong hệ thống làm lạnh, phương pháp đảm bảo nhiệm vụ của thiết bị là nhờ sự đánh giá của người sử dụng qua những ưu điểm sau:
-
Nhờ khả năng giải nhiệt bằng cơ chế truyền nhiệt và bay hơi, tháp hạ nhiệt có chức năng vận hành ổn định hơn so với cách thức tản nhiệt từ gió.
-
Năng suất giải nhiệt cao và phù hợp với đặc thù khí hậu của các vùng miền ở nước ta. Đặc biệt, thiết bị sẽ phát huy được hiệu quả cao vào mùa hanh khô.
-
Hệ thống làm mát không gây ảnh hưởng đến cách bố trí thiết bị. Bởi người sử dụng có thể lắp đặt tháp hạ nhiệt ở nhiều vị trí khác nhau, kể cả ở trên mái nhà, tùy theo trọng lượng và kích thước của tháp.
- Tháp hạ nhiệt được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp, đòi hỏi khả năng tản nhiệt rất lớn.
Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt thực hiện quá trình hạ nhiệt hiệu quả
Những dòng tháp giải nhiệt cơ bản hiện nay
Căn cứ vào các tiêu chí và mục đích sử dụng của người dùng mà nhà sản xuất đã chế tạo nhiều loại tháp tản nhiệt khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số thiết bị cơ bản:
Tháp tản nhiệt không tuần hoàn
Dòng tháp hạ nhiệt không tuần hoàn sử dụng nguồn nước từ những nơi có trữ lượng lớn, thuận tiện lấy dùng và mức chi phí không quá cao như ở ao, hồ, sông, suối. Bên cạnh đó, nguồn nước đầu vào có nhiệt độ khá thấp. Do đó, trước khi được đưa vào làm mát thì hệ thống sẽ phải xử lý nhằm chống các loại vi sinh gây ra cáu cặn ở bên trong tháp.
Tháp hạ nhiệt tuần hoàn kín
Trong hệ thống tuần hoàn tháp tản nhiệt kín, nguồn nước bị mất mát không đáng kể hoặc không thể xảy ra. Ở bên trong đường ống luôn tồn tại lưu lượng nước xác định. Nguồn nước cấp được sử dụng với mục đích duy trì khả năng hoạt động của hệ thống luôn đầy. Lượng không khí dư thừa được loại bỏ bởi những thiết bị thông khí tự động.
Thế nhưng, việc xử lý nước cho hệ tuần hoàn không phải là nhiệm vụ cấp thiết nhất. Nhiệm vụ quan trọng của tháp là hạn chế sự ăn mòn và kháng ngừa vi sinh. Khi xử lý vấn đề này, các chuyên gia sẽ đưa một lượng hóa chất vừa đủ để nồng độ pH đảm bảo, cũng như thường xuyên kiểm tra chất lượng nước tuần hoàn.
>>> Xem thêm: Tháp giải nhiệt kín và những ưu điểm mà bạn chưa biết!
Tháp hạ nhiệt là một trong những thiết bị được sử dụng phổ biến
Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở
Với lĩnh vực công nghiệp, tháp hạ nhiệt tuần hoàn hở đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Khi vận hành, nước bên trong tháp được cấp bù liên tục, lưu lượng tương đương với nước tuần hoàn bay hơi.
Tuy nhiên, chính điều này sẽ làm cho lượng nước thay đổi liên tục, dòng khí di chuyển qua tháp sẽ làm cho nước dễ nhiễm tạp chất bụi bẩn và hấp thu oxy. Bởi oxy là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ăn mòn chi tiết, cáu cặn làm tắc nghẽn dòng chảy.
Vì thế, kỹ thuật viên cần phải kiểm tra chất lượng nước liên tục, nhằm tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra khi vận hành.
>>> Tham khảo: Top 10 linh kiện tháp giải nhiệt bán chạy nhất 2023
>>> Tham khảo: Địa chỉ bán Tháp giải nhiệt Alpha chính hãng giá rẻ
Hệ thống lạnh của tháp được dùng để tách mực nhiệt nóng và lạnh riêng
Trên đây là nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh, khi sử dụng thiết bị bạn cần chọn dòng tháp phù hợp và kiểm tra thường xuyên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sản phẩm, bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ tới hotline 0965 327 282, nhân viên của Yên Phát sẽ hỗ trợ tận tình.
Hỏi Đáp