Ăn mòn tháp giải nhiệt là gì? Cách ngăn chặn tình trạng ăn mòn

CEO Robert Chinh 2024-11-11 05:35:30 241

Ăn mòn tháp giải nhiệt là hiện tượng thường gặp trong quá trình sử dụng tháp. Vậy hiện tượng ăn mòn tháp là gì? Do nguyên nhân nào gây nên? Biện pháp khắc phục tốt nhất cho tình trạng này nhất là gì? Tham khảo ngay những thông tin được điện máy Yên Phát chia sẻ dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

ăn mòn tháp giải nhiệt

Tìm hiểu về hiện tượng ăn mòn tháp giải nhiệt nhà xưởng hiện nay

Xem thêm tháp giải nhiệt các thương hiệu nổi tiếng như: tháp giải nhiệt Liang chi, tháp giải nhiệt Alpha, Kumisai, tháp giải nhiệt Tashin tại Điện Máy Yên

Phát hoặc gọi 0966 631 546 để được tư vấn cụ thể.

Hiện tượng ăn mòn trong hệ thống tháp làm mát nước là gì?

Để tìm được biện pháp phòng tránh và khắc phục hiện tượng ăn mòn tháp hạ nhiệt nhiệt công nghiệp hiệu quả thì người dùng phải hiểu được khái niệm cũng như các loại ăn mòn của tháp.

Khái niệm ăn mòn tháp hạ nhiệt

Ăn mòn là hiện tượng phá hủy kim loại do phản ứng giữa kim loại với môi trường xung quanh. Một số hệ thống tháp hạ nhiệt hiện nay được làm từ vật liệu thép cacbon – một vật liệu dễ bị ăn mòn. Còn với tháp hạ nhiệt làm từ đồng, hợp kim nhôm hoặc thép không gỉ thì quá trình ăn mòn tháp hạ nhiệt nhiệt sẽ diễn ra chậm hơn.

Tình trạng ăn mòn trong hệ thống tháp giải nhiệt gây ra khá nhiều hệ lụy, đó là: làm tắc nghẽn đường ống, hệ thống van, lọc, đường dẫn nước khép kín bị hở,... dẫn tới giảm tốc độ dòng chảy, từ đó khả năng giải nhiệt và làm mát nước cũng kém đi.

Bên cạnh đó, nếu các bộ phận chuyển động trong hệ thống như bơm, trục hay cánh quạt bị ăn mòn thì tháp sẽ hoạt động kém hiệu quả, thậm chí sẽ dẫn tới nhiều sự cố hỏng hóc phát sinh, gây tốn kém chi phí sửa chữa cho các đơn vị doanh nghiệp.

Hiện tượng ăn mòn tháp hạ nhiệt nước

Hiện tượng ăn mòn tháp hạ nhiệt nước

Các dạng ăn mòn tháp giải nhiệt cooling tower

Những dạng ăn mòn tháp giải nhiệt thường gặp nhất trong hệ thống tuần hoàn nước của tháp hạ nhiệt đó là:

  • Ăn mòn đều: khi đó tháp xuất hiện nhiều vết ăn mòn trên toàn bộ bề mặt kim loại và những linh kiện bên trong tháp. Đây cũng là trường hợp khó khắc phục nhất.

  • Ăn mòn rỗ: vết ăn mòn chỉ xuất hiện ở một số khu vực nhỏ của bề mặt kim loại. Hiện tượng ăn mòn rỗ có thể xuyên thủng kim loại chỉ sau một thời gian ngắn.

  • Ăn mòn tiếp xúc: tình trạng ăn mòn xuất hiện ở vị trí 2 kim loại khác nhau tiếp xúc với nhau – kim loại nào hoạt động mạnh hơn thì sẽ bị ăn mòn nhanh hơn.

Tình trạng ăn mòn đều ở đế bồn tháp hạ nhiệt công nghiệp

Tình trạng ăn mòn đều ở đế bồn tháp hạ nhiệt công nghiệp

Yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ ăn mòn

  • Lượng oxy hòa tan trong nước: hàm lượng oxy hòa tan trong nước tuần hoàn càng nhiều thì tình trạng ăn mòn càng diễn ra nhanh và mạnh hơn.

  • Tổng chất rắn hòa tan trong nước: nếu nước tuần hoàn có tổng chất rắn hòa tan cao thì sẽ có độ dẫn điện cao, tăng khả năng tạo ra các phản ứng điện hóa gây ăn mòn kim loại.

  • Nồng độ kiềm trong nước: nồng độ kiềm của nước thấp sẽ tăng nguy cơ ăn mòn còn nồng độ kiềm cao sẽ hỗ trợ hình thành oxit kim loại bảo vệ trên bề mặt kim loại, làm chậm quá trình ăn mòn hệ thống.
  • Vi sinh vật: lượng vi sinh vật quá nhiều trong tháp giải nhiệt công nghiệp sẽ gây lắng đọng các chất hữu cơ, vô cơ hoặc sản sinh H2S gây ra các rỗ khí, thúc đẩy cơ chế hình thành phản ứng ăn mòn kim loại tháp giải nhiệt công nghiệp.

  • Những yếu tố khác: vận tốc dòng chảy, nhiệt độ, các tạp chất trong nước,... đều ảnh hưởng tới tốc độ ăn mòn trong hệ thống trao đổi nhiệt.

Linh kiện bị ăn mòn khiến tháp hạ nhiệt nhanh bị hư hỏng

Linh kiện bị ăn mòn khiến tháp hạ nhiệt nhanh bị hư hỏng

Khách hàng có thể liên hệ ngay với điện máy Yên Phát theo hotline 0966 631 546 để được tư vấn và chọn những thiết bị tháp công nghiệp chất lượng cao và được cấu tạo từ những linh kiện cao cấp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố ăn mòn có thể xảy ra, giúp bạn tiết kiệm được chi phí vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị.

Cách chống ăn mòn tháp giải nhiệt nước

Cùng với sự phát triển của khoa học-kỹ thuật, ngày nay người ta đã tìm ra nhiều phương pháp phòng tránh các hiện tượng ăn mòn cho tháp giải nhiệt như:

Một số phương pháp ngăn chặn tình trạng ăn mòn hệ thống

Các phương pháp kiểm soát tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt nước đều có chung cơ chế: phủ một lớp màng mỏng lên bề mặt kim loại để ngăn chặn quá trình oxy hóa tự do tiếp xúc gây ăn mòn. Nhờ vậy, các phản ứng ăn mòn sẽ được ngăn chặn, giảm tỷ lệ ăn mòn hệ thống, đảm bảo tháp hoạt động ổn định và bền bỉ. Những phương pháp thường dùng để ngăn chặn ăn mòn trong hệ thống tháp làm mát nước là:

  • Lựa chọn mua tháp giải nhiệt được cấu thành từ các vật liệu cao cấp, có khả năng chống ăn mòn.
  • Sử dụng hóa chất ức chế ăn mòn để tạo một màng bảo vệ toàn diện cho cả hệ thống.
  • Kiểm soát quá trình hình thành cáu cặn và sự phát triển của vi sinh vật.
  • Sử dụng một lớp phủ bảo vệ lên tháp như: sơn, mạ kim loại hoặc nhựa.

Chọn mua tháp hạ nhiệt làm từ vật liệu chống ăn mòn

Chọn mua tháp hạ nhiệt làm từ vật liệu chống ăn mòn

Bài viết tham khảo thêm:

Các loại hóa chất ức chế tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt công nghiệp

Để kiểm soát nguy cơ tháp giải nhiệt công nghiệp bị ăn mòn, người ta thường sử dụng một số loại hóa chất chống ăn mòn có khả năng đảm bảo hoạt động ổn định của thiết bị, tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí bảo trì hệ thống. 

Khi sử dụng các loại hóa chất ức chế này, người dùng cần phải cẩn trọng, tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan vì một số chất kiểm soát ăn mòn tồn tại nhiều nhược điểm như: gây cáu cặn nếu sử dụng quá liều, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, có nhiều yêu cầu về điều kiện làm việc hoặc chi phí tốn kém,...

Sử dụng hóa chất kiểm soát ăn mòn tháp hạ nhiệt nước

Sử dụng hóa chất kiểm soát ăn mòn tháp hạ nhiệt nước

Tham khảo một số loại hóa chất ức chế ăn mòn được sử dụng phổ biến:

  • Cromate: là chất kiểm soát ăn mòn tốt đối với tháp giải nhiệt Cooling tower được làm từ vật liệu thép. Tuy nhiên, vì lý do gây hại cho môi trường nên chất này đang bị cấm bởi USEPA – cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ.

  • Molybdat: là hóa chất chống ăn mòn thay thế Cromate, có ưu điểm là không độc hại và có thể kiểm soát ăn mòn rỗ ở nồng độ liều lượng 4 – 8mg/l, ức chế ăn mòn trên thép ở nồng độ 8-12mg/l. Còn với tỷ lệ pha đậm đặc hơn là 35 – 250mg/l thì loại hóa chất này được sử dụng trong hệ thống tuần hoàn kín với môi trường làm việc khắc nghiệt. Tuy nhiên, Molybdat lại có một nhược điểm là chi phí đầu tư khá đắt.

  • Phosphonate: gồm các thành phần ATMP, HEDP và PBC, có khả năng ức chế cáu cặn và ăn mòn khá tốt. Phosphonate có thể ức chế hiện tượng ăn mòn thép nếu nước tuần hoàn có độ pH trên 7.5 và nồng độ canxi trong nước trên 50 mg/l.
  • Nitrat: là chất ức chế ăn mòn chỉ định cho hệ thống tuần hoàn kín sử dụng vật liệu nhôm, liều lượng phù hợp là 10-20 mg/l.

  • Kẽm: chất ức chế tình trạng ăn mòn bổ sung tốt, sử dụng với liều lượng 0,5 - 2 mg/l cho các hệ thống tháp giải nhiệt cooling tower. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách thì kẽm có thể gây cáu cặn và gây ra một số ảnh hưởng xấu tới môi trường.

  • Polysilicate: một chất ức chế ăn mòn rất tốt với nồng độ 6 – 12mg/l cho các hệ thống tháp hạ nhiệt sử dụng vật liệu thép và nhôm. Tuy nhiên, chất này ít được sử dụng vì khá khó khăn trong việc tạo thành.

Nitrat là chất chống ăn mòn trong tháp giải nhiệt công nghiệp rất tốt

Nitrat là chất chống ăn mòn trong tháp giải nhiệt công nghiệp rất tốt

Trên đây là những thông tin về các cách ngăn chặn hiện tượng chống ăn mòn tháp giải nhiệt nước hiệu quả nhất, giúp thiết bị luôn vận hành ổn định với hiệu suất cao nhất. Nếu còn có những câu hỏi thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp kỹ hơn về vấn đề này quý khách vui lòng liên hệ với điện máy Yên Phát hotline 0966 631 546 để nghe hỗ trợ miễn phí, kịp thời.

Hỏi Đáp

Khám phá nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh

Khám phá nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh

Sơ đồ tháp giải nhiệt có những đặc điểm gì?

Sơ đồ tháp giải nhiệt có những đặc điểm gì?

Khối đệm tháp giải nhiệt: Chức năng, Phân loại, Giá bán

Khối đệm tháp giải nhiệt: Chức năng, Phân loại, Giá bán