10 Tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt: Quan trọng, Cần biết
Nội dung chính [ Hiện ]
Chất lượng nước cấp cho tháp giải nhiệt đóng vai trò then chốt trong việc duy trì hiệu suất vận hành, tuổi thọ thiết bị. Trong bài viết này, Yên Phát sẽ phân tích chi tiết 10 tiêu chuẩn nước quan trọng cần đảm bảo khi sử dụng tháp.
1. Tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt là gì?
Tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt được hiểu đơn giản là những yêu cầu về nguồn nước sử dụng cho hệ thống tháp làm mát.
Có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng nước như: độ pH, hàm lượng chất rắn, hàm lượng clo, chỉ số bão hòa, độ cứng,...
Cần đáp ứng các yêu cầu này thì hệ thống tháp hạ nhiệt mới hoạt động ổn định.
2. Tại sao tháp tản nhiệt cần đạt tiêu chuẩn nước?
Nguồn nước thường xuyên tiếp xúc với bề mặt và động cơ bên trong nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoạt động của tháp. Dưới đây là lý do tháp tản nhiệt cần đạt tiêu chuẩn nước.
2.1. Tháp hoạt động ổn định, tản nhiệt tốt
Nước kém chất lượng sẽ làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, tăng lượng nước thoát ra ngoài.
Điều này khiến khả năng hạ nhiệt của tháp kém hơn, mức tiêu thụ năng lượng lại cao hơn.
Việc kiểm tra nghiêm ngặt nguồn nước là vô cùng quan trọng, giúp tháp vận hành bền bỉ.
2.2. Hạn chế đóng cặn, sinh vi khuẩn
Các khoáng chất như Silica, Magie và Canxi trong nước dễ kết tủa trong môi trường ẩm, thiếu ánh sáng bên trong tháp giải nhiệt. Khiến nước không đạt chuẩn dễ gây đóng cặn.
Cặn bẩn, rong rêu thường bám lại ở đáy bể, đầu phun hay các tấm tản nhiệt.
Chúng không chỉ sinh vi khuẩn gây hại mà còn cản trở dòng nước chảy, làm giảm hiệu quả hạ nhiệt.
Đó là lý do nước cần được xử lý, đảm bảo chất lượng trước khi truyền vào tháp.
2.3. Chống mài mòn, tăng tuổi thọ tháp
Nguồn nước chứa tạp chất cũng gây mài mòn các bộ phận được làm từ kim loại.
Điều này khiến tháp dễ gặp trục trặc, hỏng hóc đột ngột, làm giảm tuổi thọ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
Do đó, việc cân bằng độ pH và kiểm soát hàm lượng khoáng trong nước là giải pháp cần thiết.
Nhằm ngăn ngừa hiện tượng đóng cặn và bảo vệ tháp giải nhiệt.
3. 10 biện pháp đảm bảo tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt
3.1. Độ pH cân bằng từ 6,5 - 9
Độ pH dao động từ 0 - 14, là thước đo tính kiềm hay tính axit của nước. Nồng độ này ảnh hưởng đến khả năng tạo cặn bẩn, ăn mòn linh kiện trong tháp.
Tiêu chuẩn về độ pH cân bằng cho nước của tháp giải nhiệt là từ 6,5 - 9. Để đo nồng độ pH của nước, bạn có thể sử dụng quỳ tím.
Nếu quỳ tím chuyển màu đỏ, độ pH từ 0 - 7 là nước có tính axit, dễ ăn mòn và làm hỏng kim loại.
Độ pH từ 7 - 14, quỳ tím chuyển màu xanh là nước có tính kiềm, dễ tạo cặn bẩn, vi khuẩn, rong rêu.
3.2. Hàm lượng chất rắn hòa tan dưới 1000ppm
Nguồn nước của tháp tản nhiệt được giới hạn, chứa hàm lượng chất rắn hòa tan dưới 1000ppm.
Hàm lượng này quá cao sẽ dễ tích tụ cặn bẩn, gây tắc nghẽn, giảm hiệu suất làm mát của tháp.
1 số ngành công nghiệp đặc thù có thể yêu cầu hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước thấp hơn nữa.
3.3. Hàm lượng chất rắn không hòa tan dưới 5mg/L
Hàm lượng chất rắn không hòa tan cũng quan trọng, mức đạt chuẩn là dưới 5mg/L.
Điều chỉnh hàm lượng này phù hợp sẽ giảm nguy cơ tạo mảng bám, cáu bẩn, rong rêu,...
Đồng thời, cũng cần chú ý xả đáy bể định kỳ để loại bỏ cặn bẩn. Sử dụng các hóa chất chống tạo cặn để nguồn nước luôn sạch.
3.4. Độ cứng của nước: CaCO3 từ 100 - 500 ppm
Độ cứng của nước thường được đo bằng CaCO3 và phụ thuộc vào các hàm lượng khoáng chất như: magie, sắt, ion canxi, manga,...
Tiêu chuẩn về độ cứng nước tháp giải nhiệt là lượng CaCO3 dao động từ 100 - 500 ppm. Độ cứng quá cao dễ đọng cặn, làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt.
Độ cứng của nước được chia thành 2 loại là: cứng tạm thời và cứng vĩnh viễn.
Trong đó, nước cứng tạm thời sẽ dễ bị làm mềm ở các môi trường có nhiệt độ cao, sinh muối kết tủa, đóng cặn lại.
3.5. Hàm lượng clo từ 0.5 - 2.0 ppm
Clo là chất được dùng để ngăn rong rêu, tảo, vi khuẩn hay lớp nhầy phát triển.
Hàm lượng clo cho nước của tháp giải nhiệt chỉ được phép trong khoảng 0.5 - 2.0ppm.
Nếu quá liều lượng này sẽ khiến nước trở nên độc, gây hại cho môi trường, sức khỏe con người.
3.6. Hàm lượng vi khuẩn dưới 100.000 CFU/mL
Các đơn vị cần theo dõi và kiểm soát hàm lượng vi khuẩn để tránh tảo, rong rêu, vi khuẩn phát triển quá nhiều.
Tiêu chuẩn về hàm lượng vi khuẩn giới hạn dưới 100.000 CFU/mL. Có thể sử dụng các biện pháp để làm sạch nguồn nước như khử trùng, tiệt trùng,...
3.7. Chỉ số bão hòa nước từ 0 - 1
Chỉ số bão hòa nước còn được gọi là Langelier Saturation, đánh giá chất lượng dòng nước.
Chỉ số bão hòa đạt chuẩn chỉ được phép dao động từ 0 - 1. Chỉ số âm (dưới 0) sẽ khiến tháp bị ăn mòn . Chỉ số > 1 sẽ dễ hình thành cặn bẩn.
3.8. Cân bằng hàm lượng từng kim loại
Mỗi ngành công nghiệp sẽ có những yêu cầu riêng về hàm lượng kim loại của nước trong tháp giải nhiệt.
Quy định chung về hàm lượng kim loại thường như sau:
- Với sắt là dưới 0.3ppm
- Với đồng là dưới 0.2ppm
- Với nhôm là dưới 0.2ppm
- Với kẽm là dưới 5ppm
3.9. Giảm độ dẫn điện của nước trong tháp
Độ dẫn điện thể hiện lượng khoáng chất có trong nước. Chỉ số này cao sẽ khiến tháp gặp các vấn đề về mài mòn, đóng cặn, sinh vi khuẩn,...
Bạn có thể thực hiện xả đáy bể để làm giảm độ dẫn điện, với mức tiêu chuẩn được giới hạn là dưới 2000 µS/cm.
3.10. Điều chỉnh các tiêu chuẩn khác
Ngoài các yếu tố trên, các ngành công nghiệp sẽ yêu cầu thêm 1 số tiêu chuẩn khác như: Hàm lượng amoniac, tổng chlorine, hợp chất hữu cơ, chất gây ô nhiễm,...
4. Lưu ý quan trọng khi vận hành tháp hạ nhiệt
Bên cạnh các tiêu chuẩn về nguồn nước, cần lưu ý 1 số điều trong quá trình vận hành tháp tản nhiệt như sau:
- Kiểm soát lưu lượng nước để đảm bảo tốc độ dòng chảy mạnh, tránh tắc nghẽn bởi các yếu tố cặn bẩn, rong rêu, mảnh vụn,...
- Duy trì nhiệt độ nước phù hợp, nhiệt độ thấp sẽ giúp hiệu quả làm mát nhanh hơn.
- Vệ sinh, bảo dưỡng tháp định kỳ để loại bỏ hết những cặn bẩn, rong rêu tích tụ trong tháp.
- Sử dụng thêm các loại hóa chất chuyên dụng chống bám cặn để giữ nguồn nước luôn được sạch.
Trên đây là tổng hợp các tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt quan trọng, cần lưu ý. Hãy đảm bảo chất lượng nước đáp ứng các yêu cầu này để tháp hạ nhiệt luôn hoạt động ổn định, bền bỉ.
Hỏi Đáp