Sửa thân cây lau nhà với những lỗi cơ bản thường gặp
Nội dung chính [ Hiện ]
Cây lau nhà xoay 360 độ là dụng cụ vệ sinh vô cùng quen thuộc trong mỗi căn nhà giúp cho không gian sống trở nên sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cây lau có thể gặp phải một vài trục trặc khiến công việc của bạn gặp khó khăn. Dưới đây sẽ là những lỗi thường gặp và cách sửa thân cây lau nhà để khắc phục nhanh chóng các sự cố giúp công việc liên tục, hiệu quả hơn.
Cấu tạo cây lau nhà xoay 360 độ gồm những bộ phận nào?
Cây lau nhà xoay 360 độ có cấu tạo khá đặc biệt, giúp cho bông lau có thể xoay 360 độ, tăng diện tích tiếp xúc khi làm việc. Nhờ đó dụng cụ lau nhà này có thể tiếp cận với nhiều vị trí, ngóc ngách để quá trình lau dọn triệt để hơn.
Cấu tạo cơ bản của bộ cây lau nhà xoay 360 trên thị trường
Về cấu tạo cây lau nhà được đánh giá là khá đơn giản bao gồm những bộ phận dưới đây:
- Thùng chứa thường được làm bằng nhựa cao cấp với chiều cao được tính toán để nước lau nhà không bị bắn ra trong quá trình sử dụng. Tùy từng sản phẩm mà dung tích của thùng chứa cũng khác nhau, trong thùng thường có mâm giặt, lỗ thoát nước, bánh xe để thuận tiện hơn khi làm việc.
- Lồng vắt thường bằng inox hoặc nhựa với nhiều lỗ nhỏ, cấu tạo như một chiếc lồng máy giặt mini. Khi đặt cây lau nhà vào lồng vắt, lực quay ly tâm sẽ giúp vắt khô bông lau mà không hề tốn nhiều sức lực.
- Thân cây lau bằng kim loại như nhôm, thép không gỉ với các phần đệm bằng nhựa hoặc cao su mềm. Giữa thân cây thường có khóa để điều chỉnh chiều dài phù hợp với chiều cao hoặc vị trí làm việc.
- Bông lau nhà bằng sợi microfiber hoặc cotton cho khả năng thấm hút tốt giúp việc lau dọn được dễ dàng hơn đồng thời cho chất lượng vệ sinh cao hơn, tuổi thọ lâu dài hơn.
Cách sửa thân cây lau nhà với một số lỗi cơ bản
Cây lau nhà có cấu tạo tương đối đơn giản, quá trình lắp ráp, làm việc cũng không làm khó người dùng. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, bạn vẫn có thể gặp một vài sự cố với thân cây lau như:
Cách sửa thân cây lau nhà khi bị lỏng lẻo, không chắc chắn
Thân cây lau nhà bị lỏng lẻo, không chắc chắn
Phần thân cây lau bị lỏng kẻo sẽ khiến cho các thao tác trở nên khó khăn hơn, khó vắt khô nước ở bông lau. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do các khớp nối của thân chưa được lắp đúng hoặc sau một thời gian sử dụng các mối nối bị mòn, khô nhớt,... làm cây lau không thể cố định chắc chắn.
→ Cách khắc phục:
Người dùng cần tháo thân cây lau và lắp lại cho đúng các khớp nối hoặc châm lại nhớt bôi trơn cho các mối nối trước khi lắp lại và sử dụng. Trường hợp nếu như cây lau đã quá cũ, bị han gỉ nặng thì có lẽ bạn cần thay cây lau nhà mới để sử dụng hiệu quả hơn.
Sửa thân cây lau nhà không cố định được chiều dài
Phần thân cây lau nhà có khớp nối để cố định chiều dài sau khi đã điều chỉnh cho phù hợp với chiều cao của người sử dụng. Nếu bạn không thể cố định được cây lau thì có thể là do điểm G bị nhờn nên không tạo được lực siết hoặc bị kẹt khóa khi điều chỉnh.
Kiểm tra khóa gạt/xoay khi không điều chỉnh được chiều dài của thân
→ Cách khắc phục:
Với lỗi này, nếu như khóa xoay/gạt bị kẹt thì người dùng cần mở ra và kiểm tra, thêm dầu nhớt giúp bôi trơn khóa xoay/gạt. Phần khóa gạt/xoay của cây lau nhà thường được làm bằng nhựa cứng và có thể bị gãy nếu như người dùng mạnh tay khi làm việc. Nếu chốt khóa bị gãy, bạn cần thay chốt mới để tiếp tục sử dụng cây lau bình thường.
Sửa thân cây lau nhà không xoay 360 độ được
Xoay 360 độ chính là lợi thế lớn nhất của cây lau nhà thông minh giúp cho người dùng có thể vắt khô bông lau nhanh chóng. Tuy nhiên khi làm việc, có trường hợp khiến cho cây lau nhà không thể xoay tròn được. Nguyên nhân được cho là khả năng ma sát ở cây lau và đầu lau bị giảm hoặc bị mòn khiến cho quá trình sử dụng vô cùng bất tiện.
→ Cách khắc phục:
Nếu như cây lau không thể xoay được, bạn đừng vội bỏ đi mà có thể tiến hành sửa thân cây lau nhà khá đơn giản. Đầu tiên, hãy dùng 1 mảnh vải quấn và buộc vào vị trí nối thân cây và đầu bông lau. Sau đó, sử dụng một số sợi dây thun để buộc vào vị trí đó để tăng độ ma sát giúp cây lau có thể xoay, thuận tiện hơn khi làm việc.
Xử lý sự cố thân cây lau nhà không xoay được
Hướng dẫn sử dụng cây lau nhà bền bỉ, đơn giản
Để tăng tuổi thọ, hạn chế các trục trặc khi làm việc với cây lau nhà, khi sử dụng người dùng cần chú ý thực hiện đúng các hướng dẫn của nhà sản xuất như:
- Đặt toàn bộ phần sợi bông lau ở trong lồng vắt sao cho bông lau cân bằng không bị nghiêng đồng thời cán cây lau để thẳng 90 độ so với rổ vắt để vắt kiệt nước, tránh làm nước bắn ra bên ngoài.
- Khi vắt nước, chỉ cần nhấn đều để tận dụng tối đa lực quay ly tâm của lồng vắt.
Lưu ý khi giặt hoặc vắt bông lau nhà nâng cao hiệu quả
- Vệ sinh sạch sẽ bông lau sau mỗi lần sử dụng và phơi khô để tránh ẩm mốc, không ngâm đầu cây lau trong thùng nước sẽ gây mùi hôi và làm giảm tuổi thọ bông lau.
- Tùy tần suất sử dụng mà từ sau 6 - 9 tháng bạn nên tiến hành thay mới bông lau.
- Nếu thùng chứa có bàn đạp để giặt bông lau, bạn cần thường xuyên bảo dưỡng và tra dầu để hạn chế tình trạng trục bị khô, tạo ma sát lớn nhanh hỏng hóc hơn.
Vừa rồi là một số cách sửa thân cây lau nhà cho những lỗi cơ bản khi sử dụng. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích giúp bạn xử lý các sự cố khi dọn vệ sinh nhà cửa, văn phòng. Để đảm bảo chất lượng, bạn nên mua dụng cụ vệ sinh sàn nhà xưởng, văn phòng, gia đình tại các đơn vị uy tín. Liên hệ Hotline: 0965 327 282 của Điện máy Yên Phát để được hỗ trợ nhanh chóng, nhiệt tình nhất!
Hỏi Đáp