Tấm tản nhiệt là bộ phận không thể thiếu được tích hợp trong tháp làm mát, dễ dàng “nới rộng” diện tích tiếp xúc của nước với không khí. Nếu bạn đang cần mua loại tấm giải nhiệt này nhưng còn lăn tăn về hiệu năng, đừng bỏ qua bài viết bên dưới đây.

1. Tấm tản nhiệt - "Trái tim" của tháp làm mát

Tấm tản nhiệt còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như: màng, lưới lọc, tấm filling, tấm PVC…

Tại nhà máy, linh kiện tháp giải nhiệt này là người bạn đồng hành không thể thiếu, hỗ trợ tháp làm mát hoạt động tối ưu. Với loạt công năng có 1 0 2 bên dưới đây:

1.1 Hiệu quả giải nhiệt tối ưu

Tấm tản nhiệt

Nước nóng rỉ ra sẽ được trải rộng trên toàn bộ bề mặt tấm filling. Khu vực tiếp cận với không khí được nhân lên x2, x3 lần, giúp tăng hiệu suất làm mát tối ưu.

Điều này giúp các nhà máy với hàng chục, hàng trăm thiết bị được giải nhiệt kịp thời. Có thể vận hành trơn tru mà không có tình trạng quá tải.

1.2 Phân phối nước đều, làm mát nhanh 

Phụ kiện này được thiết kế với các lỗ đều nhau trên bề mặt, phân phối nước đều thông qua các khe , giúp đẩy nhanh tốc độ làm mát.

Đặc biệt, nước được nhỏ giọt từ từ theo quy trình, không có tình huống ùn tắc. 

1.3 Ngăn ngừa tạp chất trong nước chảy xuống

Tấm tản nhiệt làm mát siêu nhanh

Trong nước thường có tạp chất như: cặn bẩn, lá cây, mảng rêu xanh,... tấm chắn này có khả năng chặn lại toàn bộ, không để lọt qua bất kỳ chất bẩn nào.

Việc ngăn rác thải giúp quy trình làm mát thông thuận, không bị tắc nghẽn ở bất kỳ khu vực nào. Người vận hành chỉ cần thỉnh thoảng tháo ra dọn và bỏ hết rác, cặn bám trên tấm filling, không để tích tụ lâu ngày.

2. Nguyên lý vận hành tấm tản nhiệt

Những tấm tản nhiệt được lắp thành khối bên trong tháp, ảnh hưởng lớn đến quy trình hạ nhiệt nước của tháp.

Nguồn nước nóng cần được hạ nhiệt được máy bơm bơm vào tháp qua hệ đường ống lớn. 

Nước được đưa đến đầu chia nước, phân phối ra các cánh tay có đầu phun để tưới xuống tấm tản nhiệt phía dưới.

cách vận hành tấm tản nhiệt

Nước nóng dàn màng mỏng trên tấm tản nhiệt, tăng tiết diện tiếp xúc với khí. Nước được phân bổ đều nhờ các gợn sóng đặc thù của tấm hạ nhiệt.

Cùng lúc đó quạt quay hút không khí lạnh vào tháp, khí lạnh “tiếp xúc” cùng nước nóng trên tấm hạ nhiệt sẽ làm bốc hơi nóng ra ngoài.

 Nước lạnh sẽ rơi xuống bể chứa phía dưới để cấp đi cho các thiết bị cần thiết.

3. Phân loại tấm tản nhiệt phổ biến trên thị trường 

Hiện nay có rất nhiều mẫu tấm filling được phân phối, cần chốt đơn loại nào cũng có. 

Trước khi mua nên tìm hiểu cặn kẽ thông số từng loại để lựa chọn cho phù hợp.

3.1 Theo loại tháp sử dụng 

tấm tản nhiệt tròn

  • Màng lọc tròn cho tháp hình tròn: Gia công dạng cuộn, khi lắp sẽ chồng hẳn lên nhau cho tương thích với chiều cao tháp. Từng rãnh cuộn được xếp so le để tạo thành kẽ hở để nước trôi xuống đáy bồn thuận tiện nhất.
  • Tấm giải nhiệt vuông cho tháp vuông: Gia công với dạng vuông hoặc chữ nhật, kích cỡ dày dặn, có nhiều dạng sóng như chéo, thang, sóng đứng… Nhờ thiết kế này mà nước nóng được làm mát tốc độ hơn, đảm bảo làm mát trên diện rộng tốt nhất.

tấm tản nhiệt vuông

3.2 Theo chất liệu 

  • Tấm filling PVC: Có khả năng chịu nhiệt <75 độ, không bị mảng bám, rong rêu trong nước làm hao mòn, khối lượng nhẹ nên siêu dễ lắp. Nhờ giá thành rẻ nên đây là loại tấm giải nhiệt ăn khách nhất.

tấm tản nhiệt PVC

  • Tấm hạ nhiệt PP: Chất lượng tối ưu hơn, giá “chát” hơn màng PVC, chịu nhiệt tối đa >100 độ. Phụ kiện này siêu hợp trang bị cho các tháp lắp ở khu vực nắng nóng, nhiệt độ cao quanh năm.

tấm tản nhiệt PP

  • Màng lọc bằng gỗ: Giá mềm nhưng khá lỗi thời, dễ hư hỏng, hao mòn bởi nước, cần phải thay mới khá thường xuyên.

tấm tản nhiệt gỗ

3.3 Theo dạng sóng trên bề mặt

Dựa theo sóng trên bề mặt tấm filling có loại phẳng, rổ giống tổ ong, sóng điểm, xiên… người mua sẽ dựa theo dòng tháp để “chốt” loại phù hợp nhất.

tấm tản nhiệt phân theo dạng sóng

Thực tế dạng sóng không ảnh hưởng quá nhiều tới hiệu suất. Chỉ cần cân nhắc chọn loại điều tiết tốt nhất là tháp giải nhiệt công nghiệp vận hành ổn áp.

3.4 Theo cấu trúc tấm 

  • Tấm màng film fill: Được sử dụng nhiều hơn do giá khá mềm, hạn chế lãng phí nước khi bắn ra tới hơn 50%. Loại này được bày bán phổ biến nên có thể thay thế dễ dàng. Định kỳ 3 - 6 tháng phải check thử, thay mới để giữ hiệu suất.

phân loại tấm tản nhiệt theo trúc tấm

  • Màng tản nhiệt nước bắn tia (splash fills): Phù hợp với các model tháp xử lý nguồn ô nhiễm nặng, cặn bẩn đen ngòm khó làm sạch. Loại màng này tuy làm sạch tốt nhưng hao phí nước khá nhiều nên hiếm khi được đầu tư.

4. Chú ý khi chọn mua, sử dụng tấm tản nhiệt 

vệ sinh tấm tản nhiệt

  • Chọn loại tấm có size phù hợp, với các model tháp tròn tiêu chuẩn hãng LiangChi, Tashin… thì xếp chồng 2 khối đệm size 225, 300mm lên nhau. Canh cho chuẩn đường kính tấm filling phải nhỏ hơn đường kính tháp tầm 20cm.
  • Mua tấm lọc của hãng nổi tiếng, uy tín, CĐBH rõ ràng xứng đáng đồng tiền, tuổi thọ kéo dài lâu nhất.
  • Dựa vào độ dơ hay sạch của nguồn nước cần lọc để chọn loại tấm, chất liệu tấm là PP hay PVC. Nếu chọn nhầm hiệu quả sẽ không cao.
  • Định kỳ hàng tuần, tháng phải tháo ra check thử, vệ sinh. Khi trục trặc phải thay mới ngay để không tụt giảm hiệu suất.

5. Yên Phát - Cung cấp tấm tản nhiệt nước GIÁ TỐT 

Nếu muốn mua tấm tản nhiệt nước chính hãng, giá “hời” thì Yên Phát là địa chỉ hàng đầu. 

mua tấm tản nhiệt tại Yên phát

  • Tấm màng đa dạng chủng loại, kích cỡ, tương thích với mọi model tháp hiện nay.
  • Tư vấn tận tâm 24/7, hỗ trợ chọn kích thước tấm filling tương thích với mẫu tháp.
  • Giá phải chăng, chiết khấu hấp dẫn, cho phép đổi trả 1:1 khi có sai lỗi.
  • Mua hàng online qua website, giao tận nơi chỉ sau 1 - 2 ngày. Hỗ trợ kỹ thuật ngay lập tức nếu khách có thắc mắc.

Với các thông tin trên đây, bạn có thể yên tâm “rinh” mẫu tấm tản nhiệt về trang bị cho tháp. Đừng quên liên hệ trực tiếp tới hotline Yên Phát ngay hôm nay để được báo giá chi tiết, ưu đãi cực “khủng”.