Hướng dẫn sửa chữa bộ lưu điện với 7 Lỗi thường gặp
Nội dung chính [ Hiện ]
UPS gặp sự cố sẽ ảnh hưởng đến khả năng cấp nguồn dự phòng, tiềm ẩn nguy cơ hỏng thiết bị điện,... Việc sửa chữa bộ lưu điện là cần thiết ngay khi phát sinh sự cố.
1. Dấu hiệu nhận biết bộ lưu điện bị hỏng phổ biến
Nếu bộ lưu điện xuất hiện các dấu hiệu sau có thể nó đang “kêu cứu” với bạn rồi đấy.
- Bộ lưu điện bị phồng lên, biến dạng. Đây là dấu hiệu cho thấy bình lưu trữ điện đã bị phồng, gặp sự cố khi nạp - xả điện.
- Nạp điện cho UPS nhưng không vào, không lưu được điện.
- Bộ lưu trữ có âm báo tít tít thời gian dài.
- Bộ lưu điện không ngắt ngay cả khi đã có điện trở lại.
- Khi khởi động bộ lưu điện bật không lên.
- …
2. Sửa chữa bộ lưu điện UPS với 7 lỗi thường gặp
2.1 Bộ lưu điện không lưu điện
Bộ lưu điện dùng để dự trữ điện, nếu không thể lưu điện nữa có nghĩa là đang gặp vấn đề.
Khiến cho thời gian lưu bị rút ngắn, bình nhanh hết, điện năng yếu.
- Nguyên nhân: Có thể do bình ắc quy bị chai hoặc hỏng.
- Khắc phục: Cần thay bình ắc quy bộ lưu điện mới là có thể dự trữ điện bình thường.
2.2 Bộ lưu điện không lên nguồn
Tình trạng UPS bật nhưng không chạy, không lên nguồn, quạt gió không chạy, đèn báo điện không sáng cũng phổ biến.
- Nguyên nhân: Có thể do bình hoặc bộ bo nguồn gặp sự cố.
- Khắc phục: Check bình ắc quy của bộ lưu điện, nếu bị hỏng cần thay mới. Nếu lỗi không đến từ ắc quy hãy check Transistor, IC, khối nguồn, main board. Đừng quên xem công tắc bật về đúng chế độ hay chưa.
2.3 Bộ lưu điện không nhận điện lưới
Tình trạng này thường gặp khi đang chạy ở chế độ acquy. Nhưng khi kết nối với điện lưới thì máy không nhận.
Bộ lưu điện không chuyển qua chế độ online như thông thường mà có thể xảy ra lỗi.
- Nguyên nhân: Có thể đầu vào điện bị chập, không nhận điện. Hoặc do cầu chì bị đứt, nổ tụ chống sét.
- Biện pháp: Đối với dòng UPS offline có thể đổi cầu đầu chì/tụ chống sét nếu lỗi từ những bộ phận này. Các máy thuộc dòng lưu điện Online hãy check bộ lọc đầu vào, dây cấp nguồn vào, khối PFC,...
2.4 Lỗi UPS báo Fault
Khi đèn báo bộ lưu điện sáng đỏ, kết hợp cùng tiếng còi kêu liên hồi, có thể máy đang gặp sự cố Fault.
- Nguyên nhân: Thường bắt nguồn từ Fet, diode bị chết do quá tải nhiều lần hay bị kiến, gián làm tổ trong đó.
- Khắc phục: Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo diot, chân diot nào kêu to thì bỏ ra, thay diot mới vào.
2.5 Bộ lưu điện có tiếng kêu lạ
Bộ lưu điện kêu tít tít liên tục, kèm đèn báo đỏ có thể các khối converter hay inverter trong máy đang bị lỗi.
Sự cố này cũng có thể bắt nguồn từ các đường mạch bị han gỉ, đứt gãy. Ngoài ra, main chính hay main điều khiển bị lỗi cũng sinh tiếng động lạ.
Hãy check xem liệu có linh kiện, tụ điện trở hay bộ phận nào bị cháy không. Nếu có hãy nhanh chóng thay mới.
2.6 Lỗi UPS đá relay có tiếng kêu tạch tạch
Bộ lưu điện dùng lâu ngày có thể xảy ra tình trạng tiếp điểm relay đá không dính. Cũng có thể do Fet hay Transistor chỉnh relay bị lỗi.
Lúc này, hãy check tình trạng relay đá dính, thay relay mới rồi đo fet điều khiển. Nếu check ổn rồi mà vẫn bị thì nên thay transistor điều khiển.
2.7 Lỗi chạy ắc quy đo điện áp thấp
1 vấn đề thường gặp ở bộ lưu điện là ắc quy chạy đo điện áp ra chỉ có 170 – 190VAC. Không phải dòng phổ biến 220, 230VAC.
Thực tế, Đây không phải lỗi UPS mà do đồng hồ điện lưới không hiển thị điện áp trung bình. 1 số đồng hồ đo giá rẻ sẽ chỉ hiện điện áp 170 – 190VAC.
Để biết chuẩn xác điện áp, người dùng cần lắp đặt đồng hồ xịn hơn nhé.
Nếu không am hiểu về thiết bị, việc lựa chọn các dịch vụ sửa chữa bộ lưu điện chuyên nghiệp là cần thiết.
3. Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng bộ lưu điện UPS
Bên cạnh những thông tin về cách sửa bộ lưu điện UPS, người dùng cũng cần nắm chắc 1 số lưu ý sau để chạy máy bền bỉ.
- Để bộ lưu trữ điện UPS ở nơi khô thoáng, cách các thiết bị khác ~40cm để tản nhiệt tốt. Không để vật cản trước khe thoát nhiệt.
- Tránh để UPS ở gần vị trí nguồn tỏa nhiệt cao.
- Lần đầu dùng nên sạc ~16h để điện full bình.
- Tắt nguồn khi không dùng, tránh hao điện năng, hao mòn máy.
- Định kỳ 3 - 6 tháng/lần nên chạy UPS ở chế độ ắc quy. Để UPS tự xả khoảng 50% dung lượng bình.
- Khi mất điện, không xả ắc quy UPS quá sâu có thể gây hư hỏng bình về lâu dài.
- Khi UPS bị xả cạn hết năng lượng phải sạc lại rồi mới tiếp tục sử dụng.
Thực tế, việc sửa bộ lưu điện UPS không đơn giản với những “tay mơ”. Nếu bạn không am hiểu về thiết bị này thì khi phát sinh sự cố, mang máy đến tiệm sửa chữa là giải pháp tối ưu nhất. "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", mua UPS chính hãng ở những địa chỉ uy tín như Yên Phát để đảm bảo chất lượng, hạn chế hư hỏng.
Hỏi Đáp