Kích thước lắp đặt chi tiết cầu nâng 1 trụ, 2 trụ, 4 trụ

CEO Robert Chinh 2024-07-27 08:24:20 66

Việc lựa chọn kích thước các loại cầu nâng phù hợp với không gian và diện tích lắp đặt là yếu tố vô cùng quan trọng. Để biết được kích thước cầu nâng chuẩn, giúp việc đào hố móng, lắp đặt đảm bảo chính xác và thuận tiện hơn, mời các bạn cùng tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây!

Kích thước cầu nâng 1 trụ

Cầu nâng 1 trụ Ấn Độ

  • Chiều dài của ty nâng: 2.2 m (gồm lõi ty nâng và vỏ bọc ty nâng).

  • Đường kính ty ngoài: 325 mm

  • Đường kính ty trong: 270mm

  • Chiều cao nâng: 1500mm

Bản vẽ kích thước lắp đặt cầu nâng ô tô 1 trụ

Sơ đồ lắp đặt cầu nâng ô tô 1 trụ

Cầu nâng ô tô 1 trụ Việt Nam

  • Chiều dài ty nâng: 2.1m (lõi ty và vỏ bọc của ty).

  • Đường kính ty ngoài: 325 mm

  • Đường kính ty trong: 270 mm

  • Chiều cao nâng: 1500mm

Kích thước bàn nâng 

  • Bàn nâng nổi của cầu nâng 1 trụ có chiều dài là 4,4m cộng thêm với đường dẫn ở đầu và cuối mỗi bên là 0,3m; tổng chiều dài của bàn nâng là 5m.

  • Kích thước của bàn nâng âm là 4,4m và không có đường dẫn ở đầu và cuối.

Diện tích miệng móng

  • Miệng móng cầu nâng 1 trụ phải có diện tích tối thiểu là 1m², có thể đào to ra thêm 1 tí nhưng không được quá to sẽ gây khó khăn khi lắp đặt.

  • Với những đơn vị có diện tích hẹp, muốn tận dụng mặt bằng kinh doanh khác có thể thêm khoảng 2m từ tim hố móng vào tường là được. Diện tích đủ để mở cửa xe mà không bị vướng, trong quá trình vệ sinh xe người thợ có thể dễ dàng di chuyển.

Chiều sâu của móng

Kích thước chiều dài của ty nâng cầu nâng 1 trụ Việt Nam là 2.1m, của Ấn Độ là 2.2m. Chính vì thế khi đào hố móng phải sâu khoảng 2.4- 2.5m, đổ thêm một 1 lớp bê tông gia cố bên dưới khoảng 0.2-0.3m.

Chiều cao mái che cầu nâng

Mái che nhà xưởng phải có chiều cao từ 4m trở lên mới đảm bảo khi nâng cầu lên không chạm mái. Vì chiều cao của ty nâng là 1.5m, cộng thêm chiều cao của xe ô tô là 2.3 – 2.5m. Nếu tuân thủ yêu cầu như vậy có thể rửa được hầu hết các loại xe với tải trọng phù hợp.

Sơ đồ lắp đặt cầu nâng 1 trụ

Sơ đồ lắp đặt cầu nâng 1 trụ

Kích thước cầu nâng 2 trụ

Cầu nâng 2 trụ giằng trên

Cầu nâng 2 trụ kiểu cổng được các chuyên gia đánh giá có độ an toàn cao, chắc chắn, bền bỉ. Trong quá trình hoạt động và vận hành, cầu không hề bị rung lắc, chao đảo. Tuy nhiên, sản phẩm này còn tồn tại một số hạn chế nhất định như chỉ có thể được lắp đặt ở các nhà xưởng có mái che cao trên 4m.

  • Chiều cao cầu nâng 2 trụ: 372,2cm

  • Chiều rộng tổng thể: 339cm

  • Chiều rộng lòng trong: 283cm

  • Kích thước: sải tay ngắn từ 62,4cm tới 106,7cm; sải tay dài có kích thước từ 78,4cm đến 137,4cm.

  • Chiều cao: tối thiểu khi nâng - hạ nhỏ nhất là 10cm. 

  • Chiều cao của pad đỡ cho chiếc cầu hai trụ này từ 10cm - 18cm.

Kích thước cầu nâng ô tô 2 trụ

Kích thước cầu nâng ô tô 2 trụ

Cầu nâng 2 trụ giằng dưới

Cầu nâng ô tô 2 trụ không cổng phù hợp với nhà xưởng có mai che thấp, không bị giới hạn chiều cao nâng. Thêm vào đó, nó có giá thành khá rẻ, thích hợp với những gara mới mở hoặc gara công suất thấp.

  • Chiều cao: 282,2cm

  • Chiều rộng lòng trong: 280cm

  • Sải tay ngắn: 72cm - 110cm

  • Sải tay dài: 77cm - 124cm

  • Chiều cao pad đỡ: 10cm - 18cm.

Để lắp đặt được cầu nâng 2 trụ phù hợp nhất, trước tiên chúng ta cần đo đạc và tính toán các thông số.

Dựa vào kích thước trên của cầu nâng 2 trụ, chúng ta tính toán được việc lắp đặt như sau:

  • Khoảng cách giữa hai móng cầu là 2870mm (tính từ tâm cầu), cần đặt cầu cách tường tối thiểu là 1000mm đủ không gian để tiến ô tô vào vị trí cầu.

  • Hố móng cầu có kích thước (DxRxC) là 1m x 1m x 1m.  

  • Chiều cao của mái trần tối thiểu là 4m

Kích thước cầu nâng 2 trụ 4 tấn cổng dưới

Kích thước cầu nâng 2 trụ 4 tấn cổng dưới

Xem thêm:

Kích thước cầu nâng 4 trụ

Cầu nâng ô tô 4 trụ được ứng dụng phổ biến tại nhiều xưởng sửa chữa, gara bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp, quy mô lớn, có không gian và diện tích rộng. Tùy vào từng model, cấu tạo, thương hiệu sản xuất mà cầu nâng ô tô 4 trụ sẽ có kích thước khác nhau. 

Kích thước cầu nâng 4 trụ bàn nâng bụng

  • Chiều dài bàn nâng: 5205mm

  • Tổng chiều dài cả phần cầu dẫn: 6240mm

  • Chiều rộng bàn nâng: 665mm

  • Chiều rộng giữa 2 cột: 2950mm

  • Chiều dài tấm trượt bánh sau: 1950mm

  • Khoảng cách từ tấm trượt đến đĩa: 1540mm

  • Chiều dài của

  • bàn nâng bụng: 1385 – 2000mm

  • Chiều cao nâng bụng: 400mm

Kích thước cầu nâng 4 trụ nâng bụng

Kích thước cầu nâng 4 trụ nâng bụng

Cầu nâng 4 trụ thủy lực kiểm tra góc lái

  • Chiều cao nâng: 1900 mm

  • Chiều dài bàn nâng: 5100mm

  • Tổng chiều dài cả phần cầu dẫn: 6180mm

  • Chiều rộng bàn nâng: 630mm

  • Chiều rộng giữa 2 cột: 2950mm

  • Chiều dài tấm trượt bánh sau: 1950mm

  • Khoảng cách từ tấm trượt đến đĩa: 2050mm

Kích thước cầu nâng 4 trụ

Kích thước cầu nâng 4 trụ kiểm tra góc lái

Kích thước của cầu nâng cắt kéo

Cầu nâng cắt kéo hay còn cầu nâng kiểu xếp là 1 trong những thiết bị không thể thiếu trong 1 xưởng dịch vụ sửa chữa ô tô. Kích thước của cầu nâng ô tô cắt kéo cũng phụ thuộc vào từng model, cấu tạo và thương hiệu sản xuất. 

Theo đó cầu nâng cắt kéo nâng bụng và cầu nâng cắt kéo nâng bàn là 2 loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cầu nâng bàn được dùng để kiểm tra - cân chỉnh góc đặt bánh xe, kiểm tra sơ bộ hệ thống gầm,...

Kích thước cầu nâng cắt kéo

Kích thước cầu nâng cắt kéo

Cầu nâng kiểu xếp nâng bụng có công dụng phục vụ cho công tác bảo dưỡng nhanh, thay lốp,... trong gara sửa chữa xe ô tô chuyên nghiệp.

Cầu nâng ô tô cắt kéo nâng bụng

Cầu nâng cắt kéo nâng bụng

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc nắm được toàn bộ kích thước cầu nâng 1 trụ, 2 trụ, 4 trụ, cắt kéo để thuận tiện hơn cho việc thi công lắp đặt thiết bị nâng hạ này cho đơn vị kinh doanh của mình. Để được tư vấn lựa chọn cầu nâng ô tô phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình, quý khách có thể liên hệ số hotline 0987 661 782

Hỏi Đáp

Hướng dẫn sử dụng cầu nâng ô tô thuần thục như chuyên gia

Hướng dẫn sử dụng cầu nâng ô tô thuần thục như chuyên gia

Thiết bị nâng hạ ô tô là gì? Có những loại nào?

Thiết bị nâng hạ ô tô là gì? Có những loại nào?

Có nên sử dụng cầu nâng tự chế hay không?

Có nên sử dụng cầu nâng tự chế hay không?