Cơ cấu nâng hạ bằng thủy lực | vít me | khí nén | cầu trục đơn giản

CEO Robert Chinh 2022-09-10 11:34:41

Cầu nâng là thiết bị hỗ trợ nâng hạ ô tô, hàng hóa được rất nhiều garage ô tô, doanh nghiệp sử dụng. Chúng ta thường được nhìn thấy nó hoạt động nhưng lại không hiểu gì về cơ cấu nâng hạ của thiết bị đang đứng trước mặt mình. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về cơ cấu nâng hạ thủy lực, vít me, khí nén và cầu trục để các bạn hiểu rõ hơn.

Cơ cấu nâng hạ của cầu nâng

Những điều cần biết về các cơ cấu nâng hạ

Cơ cấu nâng hạ thủy lực

Hệ thống cầu nâng nâng hạ thủy lực là thiết bị áp dụng quy tắc truyền lực qua chất lỏng (dầu thủy lực) để vận hành việc nâng, hạ, di chuyển hàng hóa, nguyên liệu tự động mang lại hiệu quả cao trong sản xuất và an toàn cho những người lao động trong công xưởng.

Cấu tạo của cầu nâng thủy lực

Cầu nâng thủy lực có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính là: Hệ thống thủy lực, bánh xe, khung thủy lực, mặt bàn nâng. Mỗi bộ phận sẽ có những chức năng khác nhau và hỗ trợ cho nhau để làm việc hiệu quả nhất.

  • Hệ thống thủy lực: là bộ phận có chức năng quan trọng nhất của cầu nâng. Nó là bộ phận giúp thiết bị vận hành và thực hiện chức năng nâng hạ được hiệu quả, chính xác nhất. Với cơ chế hoạt động theo nguyên tắc áp suất truyền động cơ, xilanh và các bộ phận thủy lực khác nữa mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • Bánh xe: Bộ phận này thường được làm bằng vật liệu cao su, PU hoặc nilon có độ bền cao và không gây ra tiếng động khi di chuyển. Nó vừa chịu lực cho trọng lượng lớn ở phía trên vừa đảm bảo việc di chuyển ở các khoảng cách khác nhau trên nền nhà. Tuy nhiên bộ phận phận này chỉ có ở những cầu nâng di chuyển, còn cầu nâng cố định lại không có.

  • Khung thủy lực: Đây là bộ phận giúp đảm bảo an toàn khi cầu nâng thực hiện chức năng nâng, hạ và di chuyển hàng hóa. Các liên kết trong phần giá đỡ của hệ thống thủy lực cần phải được đảm bảo tính ổn định và thao tác nâng vững chắc mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Giữa khung và cuối khung được nối với nhau bằng ốc vặn, chắc chắn nên khi di chuyển các bộ phận sẽ phối hợp nhịp nhàng  và đồng bộ.

  • Mặt bàn nâng: Thông thường nó được làm bằng chất liệu thép gân hoặc những khung vật liệu có độ chắc chắn cao. Với việc nâng hạ một khối lượng lớn hàng hóa thì mặt bàn nâng phải có thiết kế chắc chắn để đảm bảo tính ổn định và hiệu quả năng suất khi làm việc liên tục trong thời gian dài. Thường thì mặt bàn nâng được thiết kế hình chữ nhật và có mặt phẳng rộng, được phủ một lớp sơn để chống hoen gỉ và chống ăn mòn bởi hóa chất.

cơ cấu nâng hạ thủy lực

Tìm hiểu về cơ cấu nâng hạ thủy lực

Cầu nâng thủy lực hoạt động như thế nào?

Thủy lực là sự vận chuyển lực của chất lỏng trong một môi trường bị giới hạn. Ở trong môi trường thủy lực, năng lượng được truyền tải bằng lực đẩy lên chất lỏng và đến các bộ phận khác.

Dầu thủy lực là dung môi - chất để truyền lực và bôi trơn lên các bề mặt tiếp xúc. Nó được luân chuyển trong một hệ tuần hoàn kín nhờ bơm dầu và các cơ cấu điều khiển.

Động cơ điện hoặc diezen sẽ làm quay bơm dầu và hút dầu thủy lực trong két dầu chuyển đến các cơ cấu khác trong hệ thủy lực. Áp suất dầu được khống chế bởi van an toàn hệ thống giúp cho nó hoạt động được an toàn và kéo dài tuổi thọ. 

Dầu thủy lực được đưa đến các cơ cấu điều khiển khác, sau đó tiếp tục được đưa đến các cơ cấu chấp hành nhờ lưu lượng và áp suất do bơm thủy lực sinh ra. Từ đó tạo ra chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh tiến cho cơ cấu chấp hành. Sau khi truyền năng lượng xong, dầu thủy lực sẽ được đưa quay trở về két dầu thủy lực.

Cơ cấu nâng hạ bằng vít me

Vít me là cơ cấu trục vít gắn liền với đai ốc dùng để chuyền chuyển động cho cơ cấu trượt dọc. Vít me thường dài hơn đường kính của nó rất nhiều, có thể lên tới hàng chục và hàng trăm lần. Có ren ở 2 đầu mối và có hình thang để giúp chịu lực tốt.

cơ cấu nâng hạ bằng vít me

Cơ cấu của hệ thống nâng hạ vít me

Hệ thống nâng hạ vít me là gì?

Hệ thống nâng hạ vít me là thiết bị chuyên dụng giúp nâng hạ cửa van của nhà máy nước, công trình thủy điện, bàn nâng, bàn kích, luyện kim,.... Nó được thiết kế nhỏ gọn với tốc độ nâng đủ chậm để mang lại hiệu quả chính xác cao nhất. Thường thì hệ thống vít me sẽ được sử dụng để nâng hạ cửa van, cửa phai của các nhà máy thủy điện, các công trình thủy lợi.

Có 2 loại vít me thường được sử dụng là vít me chuyển động dọc và chuyển động quay. Mỗi loại sẽ có cấu tạo khác nhau dẫn đến nguyên lý hoạt động cũng khác nhau. Dưới đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nâng hạ vít me.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu nâng bằng vít me

Hệ thống vít me chuyển động dọc: Loại này thì trục hành trình sẽ di chuyển dọc theo trục của hộp số để đi lên hoặc đi xuống. Khi hoạt động, trục vít me hành trình của hộp giảm tốc sẽ tịnh tiến lên xuống để đảm bảo tốc độ làm việc hiệu quả và an toàn nhất.

Vít me chuyển động quay: Thanh vít sẽ chuyển động quay và đai ốc sẽ di chuyển theo trục. Khi nó hoạt động thì trục hành trình sẽ chuyển động quay và làm cho đai ốc di chuyển lên phía trên hoặc phía dưới.

Trục vít me hoạt động theo nguyên lý: Nếu trục vít đứng yên thì đai ốc chuyển động tịnh tiến và ngược lại đai ốc đứng yên thì trục vít me chuyển động tịnh tiến. Do trục vít me có ren ở 2 đầu mối nên nếu có 1 bộ phận đứng yên thì bộ phận kia sẽ chuyển động.

>> Xem thêm: Nguyên nhân & cách khắc phục bơm thủy lực bị yếu

Cơ cấu nâng hạ bằng khí nén

Hệ thống nâng hạ bằng khí nén là thiết bị dùng để nâng, hạ hàng hóa và thiết bị bằng năng lượng sinh ra bởi lượng khí nén giúp tăng năng suất và giảm sức lao động. Hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu nâng bằng khí nén.

cơ cấu nâng hạ bằng khí nén đơn giản

Tìm hiểu về cơ cấu hệ thống nâng hạ đơn giản bằng khí nén

Cấu tạo của cầu nâng khí nén

Cầu nâng khí nén có 4 bộ phận chính gồm mặt bàn nâng, hệ thống khí nén, bánh xe, khung. Trong đó:

Bàn nâng: được làm từ các chất liệu có thể chịu lực lớn như thép, sắt. Nó được phủ bởi một lớp sơn để không bị gỉ sét, bị ăn mòn bởi hóa chất và các yếu tố từ môi trường.

Hệ thống khí nén: Là bộ phận quan trọng giúp cung cấp năng lượng để nâng hạ hàng hóa hiệu quả. năng lượng được sinh ra từ khí nén sẽ giúp cầu nâng hoạt động tốt mang lại năng suất làm việc tốt.

Bánh xe: Cầu nâng di chuyển mới có bộ phận này để giúp cho việc di chuyển từ nơi này đến nơi khác được dễ dàng hơn. Đối với các loại cầu nâng khí nén cố định thì sẽ không có bộ phận này.

Khung: đây là bộ phận được làm từ chất liệu thép cứng cáp, chắc chắn được nối với nhau bởi các ốc vít. Nên khi di chuyển sẽ đồng đều phối hợp với nhau một cách đồng bộ nhất.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống nâng hạ khí nén

Cơ cấu nâng hạ khí nén là quá trình chuyển đổi năng lượng từ khí để chuyển đến cho các động cơ khác thực hiện chức năng tốt giúp máy móc làm việc hiệu quả. Nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp và sản xuất hiện nay.

Với một chiếc xy lanh có chứa piston ở bên trong, khi piston di chuyển sẽ làm cho không khí ở bên ngoài bị hút vào đầu nén. Sau đó nó di chuyển lên trên và thu hẹp thể tích xilanh gây ra áp lực nén khí tăng lên làm cho áp suất ở bên trong xilanh lớn hơn cả áp suất của dòng chảy. Khi đó van xả được mở ra để không khí thoát ra ngoài đi đến hệ thống khí nén và tạo ra nguồn năng lượng giúp cầu trục, cầu nâng hoạt động tốt.

Cơ cấu nâng hạ cầu trục 

Cầu trục là thiết bị hỗ trợ không thể thiếu được trong các ngành công nghiệp sản xuất sắt, thép, bốc dỡ hàng hóa,...Nó giúp nâng, hạ, di chuyển hàng hóa, nguyên liệu được dễ dàng, hiệu quả và tiết kiệm sức lao động.

cơ cấu hệ thống nâng hạ cầu trục

Thông tin về cơ cấu hệ thống nâng hạ cầu trục

Cơ cấu nâng hạ cầu trục gồm bộ phận nào?

Cơ cấu nâng hạ cầu trục gồm xe cầu, xe con. Trong đó:

Xe cầu: là một khung sắt hình chữ nhật được thiết kế sao cho có kết cấu chịu lực tốt gồm dầm cầu, bánh xe. Có 1 dầm cầu chính được đặt ngang và 2 dầm cầu thẳng để đỡ dầm cầu ngang. các bánh xe được thiết kế bằng cao su bền bỉ giúp cho việc di chuyển cầu trục được dễ dàng hơn.

Xe con: là bộ phận chuyển động trên đường ray có cơ cấu nâng hạ và cơ cấu di chuyển. Tùy vào từng loại cầu trục mà  sẽ có 1 hoặc 2 hay 3 xe con. Nó được cấu tạo gồm cơ cấu nâng chính và cơ cấu nâng phụ. Xe con sẽ di chuyển và nâng hàng hóa đến vị trí cần sử dụng trong phân xưởng.

Nguyên lý hoạt động của cơ cấu nâng hạ cầu trục

Động cơ điện truyền chuyển động đến trục và khớp nối tới các hộp giảm tốc. Sau đó truyền chuyển động để bánh xe di chuyển cầu trục. Xe con có chứa có cầu nâng di chuyển trên ray gắn trên dầm chính. Có phanh để hãm khi đến điểm dừng hoặc tới chỗ cua. Các động cơ được điều khiển nhờ hệ thống bảng điều khiển ở trên cabin. Người dùng có thể dễ dàng quan sát và điều khiển được toàn bộ các động cơ giúp cầu trục đưa được hàng hóa về đúng vị trí được yêu cầu.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về các loại cơ cấu nâng hạ thủy lực, vít me, khí nén và cầu trục đơn giản để các bạn có thể hiểu hơn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho các bạn, giúp các bạn nắm rõ được cơ cấu hoạt động của các thiết bị nâng hạ.

Hỏi Đáp

Quang Huy
Nhận xét vào ngày 04 tháng 11 năm 2021
Mún thay một vít me bằng trục thủy lực khí nén có hành trình 400 cần những gì
Thảo luận
Phương KD
Nhận xét vào ngày 13 tháng 11 năm 2021
A/C vui lòng để lại số điện thoại, nhân viên tư vấn bán hàng bên em sẽ gọi điện lại tư vấn cụ thể hơn hoặc Anh/Chị vui lòng liên hệ 09666 31546 để được hỗ trợ nhanh nhất ạ
Cầu nâng ô tô 4 trụ - Cấu tạo, ưu điểm nổi bật

Cầu nâng ô tô 4 trụ - Cấu tạo, ưu điểm nổi bật

Đánh giá cầu nâng 2 trụ Bendpak: Top 3 model tốt nhất 2022

Đánh giá cầu nâng 2 trụ Bendpak: Top 3 model tốt nhất 2022

Có nên sử dụng cầu nâng tự chế hay không?

Có nên sử dụng cầu nâng tự chế hay không?

Nguyên nhân - Cách khắc phục cầu nâng 1 trụ rửa xe bị sụt ty

Nguyên nhân - Cách khắc phục cầu nâng 1 trụ rửa xe bị sụt ty

Cầu rửa xe công trường - Tìm hiểu vai trò và bản vẽ xây dựng

Cầu rửa xe công trường - Tìm hiểu vai trò và bản vẽ xây dựng

Thông số kích thước & bản vẽ lắp đặt xi lanh thủy lực

Thông số kích thước & bản vẽ lắp đặt xi lanh thủy lực

Kích thước lắp đặt chi tiết cầu nâng 1 trụ, 2 trụ, 4 trụ

Kích thước lắp đặt chi tiết cầu nâng 1 trụ, 2 trụ, 4 trụ

Bản vẽ & cách lắp đặt cầu nâng 1 trụ Ấn Độ và Việt Nam

Bản vẽ & cách lắp đặt cầu nâng 1 trụ Ấn Độ và Việt Nam

Cầu nâng 2 trụ Ritian: Ưu điểm, nhược điểm, giá bán, cách sử dụng

Cầu nâng 2 trụ Ritian: Ưu điểm, nhược điểm, giá bán, cách sử dụng