Có nên ép plastic giấy đăng ký kết hôn không? Đọc Ngay
Nội dung chính [ Hiện ]
"Có nên ép plastic giấy đăng ký kết hôn không" là topic nhận về nhiều lượt tìm kiếm. Ép plastic thực chất là phương pháp bảo quản giấy tờ, tài liệu phổ biến, nhiều lợi ích.
1. Làm rõ: Có nên ép plastic giấy đăng ký kết hôn không?
Giấy đăng ký kết hôn tốt nhất KHÔNG NÊN ép plastic bởi:
1.1 Rắc rối trong các thủ tục pháp lý
Giấy đăng ký kết hôn chính xác là loại giấy tờ quan trọng, đại diện cho mối quan hệ hợp pháp của các đôi vợ chồng.
Ngoài mặt ý nghĩa, còn đi kèm trách nhiệm & quyền hạn của mỗi bên khi cùng chung sống.
Được công nhận tính pháp lý, đây cũng là 1 trong những giấy tờ quan trọng của mỗi cá nhân.
Thế nhưng, khi ép thêm 1 lớp nhựa dẻo bảo quản bên trên, không ít trường hợp để lại dấu vết, hư hại.
Điều này vô tình gây khó khăn trong việc đọc, theo dõi thông tin trên giấy đăng ký.
Tình trạng nhăn, hư hỏng nghiêm trọng dễ gây rắc rối cho thủ tục giấy tờ sau này.
Hiển nhiên điều này sẽ gây rắc rối lớn, tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thành.
1.2 Khó chứng thực, công chứng
Vốn là loại giấy tờ quan trọng của người trưởng thành đã lập gia đình nên bị yêu cầu bắt buộc trong 1 số thủ tục.
Lúc này công dân cần nộp bản sao, công chứng bởi cơ quan thẩm quyền.
Nếu giấy chứng nhận được ép plastic, giám sát viên khó kiểm tra & xác thực thông tin.
Kết quả xấu nhất là bị từ chối công chứng do không xác thực thông tin đăng ký.
1.3 Bất tiện khi cần photo, scan
Photo, scan những loại giấy tờ đã ép nhựa tương đối khó.
Dù bảo quản tốt giấy đúng hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân gây mờ, nhòe bản scan, photo.
Thường bản phô tô không được công nhận do thông tin không rõ ràng.
2. Loại giấy tờ nào nên & không nên ép plastic?
2.1 Giấy tờ không nên ép dẻo
Ngoài giấy đăng ký kết hôn, không ép dẻo các loại giấy tờ sau đây để tránh phiền phức về pháp lý & thủ tục:
- Giấy khai sinh
Mỗi người chỉ có 1 bản chính giấy khai sinh nên để giữ gìn tốt nhất, nhiều người chọn ép dẻo.
Tương tự đăng ký kết hôn, cách này khiến việc quét, photo, chứng thực khó khăn hơn.
Thay vì ép dẻo, người dùng nên cất giữ trong bao nhựa, tủ chống ẩm cùng với nhiều loại giấy tờ quan trọng khác.
- Căn cước
Phiên bản căn cước mới nhất là thẻ nhựa có gắn chip, không cần cất giữ quá kỹ bằng cách ép plastic.
Cách làm này vừa không cần thiết lại bất tiện khi cần quét nhận diện, kiểm tra thông tin.
Hơn nữa, vì được làm bằng nhựa cao cấp, in công nghệ cao, căn cước tuyệt đối không bị mờ nhiễu thông tin.
- Chứng từ được phép sửa đổi trực tiếp
1 số loại chứng từ như sổ hộ khẩu, giấy tờ đất theo quy định sẽ được sửa đổi trực tiếp bởi đơn vị có thẩm quyền.
Vì vậy, chủ sở hữu không nên ép plastic, tránh phức tạp hóa trong hoàn tất thủ tục.
Hơn hết, nó còn dễ làm hỏng, khó chứng thực thông tin bên trên.
- Giấy tờ có dấu nổi
Ép dẻo dễ làm hư hỏng dấu nổi chứng nhận của chứng chỉ, tài liệu. Chỉ 1 dấu vết nhỏ đều sẽ hủy hoại giá trị pháp lý trên tài liệu, giấy tờ này.
Đi kèm đó là 1 chuỗi phiền phức để chứng thực, xác nhận thông tin bên trên với cơ quan, tổ chức.
2.2 Giấy tờ có thể ép dẻo
Dù vậy, không thể phủ nhận những lợi ích hoàn hảo trong bảo quản giấy tờ, tài liệu khi ép plastic.
Ngoài 4 loại được liệt kê trên, người dùng có thể ép dẻo bất kỳ loại tài liệu, giấy tờ nào.
Ví dụ như:
- Tài liệu học tập.
- Tranh ảnh.
- Giấy đăng ký xe.
- Bảo hiểm.
- Giấy khen, chứng chỉ.
- …
Với những phân tích trên đây của Yenphat.vn, hẳn mọi người đều đã có câu trả lời về vấn đề có nên ép plastic giấy đăng ký kết hôn không? Chú ý quy định & kinh nghiệm về loại giấy tờ nên/không nên ép dẻo để tránh được rủi ro, bất tiện khi cần dùng nhé!
Hỏi Đáp