Sổ đỏ ép plastic có sao không? 9 Sự thật lần đầu tiết lộ

CEO Robert Chinh 2024-10-07 05:56:59 74

Sổ đỏ ép plastic có sao không hay bạn có thể thoải mái sử dụng cách này để bảo quản? Nếu vẫn còn phân vân về chủ đề trên, bạn đã dừng chân đúng chỗ rồi đấy!

1. Giải đáp nhanh sổ đỏ ép plastic có sao không? 

Đối với các loại giấy tờ quan trọng, ép plastic được xem là cách bảo quản an toàn, hiệu quả. 

Tuy nhiên, phương pháp này lại “chống chỉ định” đối với sổ đỏ.

1.1 Làm mất giá trị pháp lý

Sổ đỏ sẽ mất hoàn toàn giá trị pháp lý khi bảo quản theo cách này. Đây không phải là lời khẳng định cảm tính mà đã được pháp luật quy định rõ ràng.

 Làm mất giá trị pháp lý

Cụ thể: Theo điểm b của khoản 1, điều 46 Nghị định số 43/2014 NĐ-CP của chính phủ thì ép plastic trên sổ đỏ là hành vi bị cấm.

 Cùng với đó, những sổ đỏ đã ép plastic cũng bị coi là vô giá trị.

Không phải ngẫu nhiên mà Pháp luật Việt Nam lại đưa ra quy định đặc biệt này. 

Khi dùng sổ đỏ đã ép plastic ngoài thực tế, bạn sẽ thấy phát sinh khá nhiều vấn đề bất cập. Những vấn đề này sẽ được làm rõ ngay sau đây.

1.2 Không thay đổi được thông tin 

Khi ép plastic, giấy tờ cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Khi cần thay đổi thông tin hoặc làm các thủ tục sang nhượng, tặng, bỏ thế chấp, chung vốn..., bạn sẽ hoàn toàn bất lực.

Nếu tách lớp nhựa ra, toàn bộ dấu giáp lai in nổi và giấy có thể bị bong theo. 

Không thay đổi được thông tin 

1.3 Thẩm tra khó khăn 

Khi cần thẩm tra tính thật giả của sổ đỏ thì lớp nhựa plastic chính là nhân tố “cản đường”. 

Cụ thể, mã số hiệu và dấu nổi trên quốc huy là 2 nhân tố xác định nguồn gốc, độ thật giả của giấy tờ này.

Thế nhưng, khi đã bọc qua 1 lớp nhựa sẽ không thể xác định chính xác dấu dập là nổi hay chìm. 

Mã số hiệu có thể khó nhận diện hơn qua lớp màng bảo vệ này. Vậy nên, việc thẩm tra gặp rất nhiều khó khăn.

1.4  Phải cấp mới lại, mất thời gian

Kể cả khi sổ đỏ ép plastic hiển thị thông tin rõ nét, có thể xác thực được nguồn gốc thì đây vẫn là giấy tờ vô giá trị. 

phải cấp mới sổ đỏ

Chính vì thế, việc làm thủ tục để cấp lại sổ đỏ là nguyên tắc bắt buộc, không có trường hợp ngoại lệ.

Hiện nay, các thủ tục hành chính đã tinh gọn hơn nhưng bạn cũng sẽ mất nhiều công sức , thời gian chờ đợi.

2. Loại giấy tờ nào không nên ép plastic? 

Ngoài sổ đỏ, các giấy tờ dưới đây cũng được khuyến nghị không nên bảo quản bằng cách ép nhựa plastic:

2.1 Giấy khai sinh

Giấy khai sinh

Hiện việc ép plastic giấy khai sinh không phải là hành vi bị cấm. Tuy nhiên, bạn không nên ép vì 3 lý do sau:

  • 1  số thủ tục hành chính có những quy định riêng về loại giấy tờ này. Vậy nên, giấy khai sinh đã ép qua plastic bảo vệ có thể không được chấp thuận.
  • Bạn không thể cải chính các thông tin trên giấy nếu đã ép kín 2 mặt bằng nhựa Plastic. 
  • Bạn có thể photo giấy khai sinh đã ép nhựa nhưng thông tin trên bản sao có thể bị mờ. Vậy nên, bản copy có thể không được chứng thực.

2.2 Sổ hộ khẩu, sổ đỏ

Tương tự như sổ đỏ, việc ép plastic trên sổ hộ khẩu cũng được xem là điều “tối kỵ”.

Sổ hộ khẩu

Loại giấy tờ này được đóng thành quyển nên ép plastic thường không mấy khả thị.

Không chỉ vậy, trong quá trình dùng sẽ cần chỉnh sửa thông tin trên mặt giấy nhiều lần. Ví dụ thêm khẩu, cắt khẩu, thay đổi địa chỉ,...

2.3 Giấy tờ có dấu dập nổi 

Dấu dập nổi không chỉ có ở sổ đỏ mà còn xuất hiện trong nhiều tài liệu quan trọng khác. Đây là chi tiết giúp chứng thực nguồn gốc, giá trị pháp lý của giấy tờ.

Khi phủ bên ngoài bằng 1 lớp nhựa thì dù sờ bằng tay hay dùng máy, việc thăm dò, khảo sát chi tiết này sẽ gặp nhiều khó khăn.

sổ đỏ

Trong trường hợp cơ quan chức năng không thể xác định được dấu dập nổi thì giấy tờ sẽ không ý nghĩa trước pháp luật.

 Vậy nên, với những tài liệu “đính kèm” dấu dập nổi thì nhất định không được ép plastic.

3. Loại giấy tờ nào có thể ép plastic? 

3.1 Thẻ bảo hiểm y tế

Thẻ bảo hiểm y tế có thiết kế đơn giản, trên bề mặt không in dấu dập nổi. Đặc biệt là thông tin đã được in cố định. Cũng không cần phải thay đổi, chỉnh sửa trong quá trình dùng.

Thẻ bảo hiểm y tế

Ngoài ra, thẻ còn được làm từ giấy dễ quăn mép, hư hỏng. Nếu va chạm, cọ xát thường xuyên có thể làm mờ số hiệu. 

Do đó, việc ép plastic là lựa chọn hàng đầu vì hoàn toàn hợp pháp, được cơ quan chức năng chấp nhận; bảo quản tốt giấy tờ.

3.2 Bằng lái xe, đăng ký xe,...

Tương tự như bảo hiểm y tế, ép plastic cũng là phương pháp bảo quản cực “thân thiện” đối với đăng ký xe, bằng lái xe,...

Những giấy tờ này hầu như chỉ xuất 1 lần, không phải chỉnh sửa thông tin, cũng không có dấu dập nổi. 

Bằng lái xe

Vậy nên, bạn có thể ép plastic để bảo quản được lâu.

Sổ đỏ ép plastic có sao không đã được Yenphat.vn phân tích chi tiết và làm rõ trong bài viết. Bạn đã biết những tài liệu, giấy tờ nào nên và không nên bảo quản theo cách này rồi chứ?

Hỏi Đáp

Ép lụa là gì? Nên ép lụa hay ép plastic sẽ Tốt, Bền hơn?

Ép lụa là gì? Nên ép lụa hay ép plastic sẽ Tốt, Bền hơn?

Review máy ép Plastic DSB SO-GOOD 330 SUPER

Review máy ép Plastic DSB SO-GOOD 330 SUPER

Hướng dẫn cách sử dụng máy ép Plastic A- z: Chỉ với 8 bước

Hướng dẫn cách sử dụng máy ép Plastic A- z: Chỉ với 8 bước