Cầu xe nâng vào container: Cấu tạo, ưu điểm, giá bán, cách lựa chọn
Nội dung chính [ Hiện ]
Cầu xe nâng vào container được đánh giá là giải pháp tuyệt vời nhất giúp cho quá trình lấy hàng từ container đang còn trên rơ moóc một cách dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo an toàn. Để tìm hiểu chi tiết hơn về thiết bị chuyên dụng này, mời các bạn cùng tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây!
Cầu nâng container hỗ trợ việc lấy hàng trên rơ moóc một cách tiện lợi
Cầu nâng Container là gì?
Hiểu đơn giản, cầu nâng container là thiết bị trung gian, giúp kết nối giữa xe nâng và thùng container, giúp xe nâng hàng có thể dễ dàng đi vào công bốc và đóng hàng hóa thuận tiện và nhanh chóng. Cầu nâng container có tên tiếng anh là “forklift dock ramp” và được biết đến với nhiều tên gọi khác như: cầu dẫn hàng, cầu xe nâng, cầu công…
Cầu nâng container hay cầu dẫn xe lên có tên tiếng anh là “forklift dock ramp”
Cấu tạo của cầu nâng container
Cầu dẫn xe container có thiết kế đơn giản, vật liệu chế tạo đến 90% là thép cao cấp, có khả năng chịu lực, chống ăn mòn tốt. Thiết bị được cấu tạo bao gồm các bộ phận chính sau:
-
Thân cầu nâng: gồm 2 ống sắt lớn được đặt chạy dọc từ đầu đến cuối, đây là phần chịu lực chính của thiết bị. Thân cầu còn có các thanh sắt nhỏ hơn, đan xen kết nối nhằm tăng khả năng chịu lực mỗi khi xe nâng đi qua.
-
Phần mặt: là những bản sắt rộng có hình lưỡi cưa, được hàn cố định vào phần thân. Sở dĩ phần mặt được thiết kế như vậy để tăng khả năng chịu lực, tăng ma sát, tránh bị trượt trong quá trình làm việc.
-
Phần chân đế: gồm 2 cột thủy lực lớn đặt 2 bên, có thể nâng lên hạ xuống để phù hợp với các loại xe đầu kéo, xe rơ moóc khác nhau. Chiều cao nâng phần chân đế có thể điều chỉnh tư 1100mm tới 1600mm.
-
Phần bánh xe: giúp việc di chuyển, thay đổi vị trí khác nhau được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Điều này mang lại sự thuận tiện cho người dùng trong vấn đề bốc xếp hàng hóa lên công.
Cầu dẫn xe nâng lên container
Ưu - nhược điểm của cầu nâng container
Ưu điểm
-
Cầu lên container là giải pháp tuyệt vời nhất giúp cho quá trình lấy hàng từ container đang còn trên rơ moóc một cách nhanh chóng và thuận lợi. Vừa đảm bảo an toàn, vừa giúp tiết kiệm công sức tối ưu.
-
Với thiết kế thép chịu lực tốt, đảm bảo quá trình sử dụng được lâu dài, độ dốc của cầu thấp, người dùng có thể thay đổi theo ý muốn để phù hợp với mục đích sử dụng.
-
Thời gian thực hiện bốc dỡ hàng hóa nhanh hơn rất nhiều, giúp tăng hiệu suất lao động. Thiết bị này có thể dùng cho xe nâng điện đứng lái, xe nâng điện ngồi lái… với điều kiện phải chui được vào container.
-
Máy móc giúp thay thế sức lao động của con người nên đảm bảo an toàn. Thay vì dùng sức người bốc vác lên công thì việc dùng cầu nâng lên có thể đi thẳng vào trong container để xếp hàng.
-
Việc đầu tư mua cầu dẫn xe nâng lên container tưởng chừng tốn kém, nhưng lại là phương án tiết kiệm về sau. Khi trang bị cầu nâng lên, số công nhân làm việc ít đi, giảm thời gian làm việc và nâng cao hiệu quả công việc. Từ đó tiết kiệm nhiều chi phí cho các đơn vị doanh nghiệp.
Cầu nâng lên xe container sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật
Nhược điểm
-
Giá bán cầu lên công không hề rẻ, các đơn vị sẽ phải chi trả một khoản phí đầu tư ban đầu lớn.
-
Kết cấu của cầu nâng container khá “cồng kềnh” nên cần có không gian làm việc đủ rộng để lắp đặt.
Cầu xe nâng vào container giá bao nhiêu?
Giá của cầu nâng lên container trên thị trường hiện nay chênh lệch nhau khá nhiều. Tùy vào từng model, trọng tải nâng, hàng nhập hay hàng trong nước mà mức giá dao động khoảng trên 100.000.000 đồng.
Theo đó, khi có nhu cầu đầu tư thiết bị này, các đơn vị doanh nghiệp cần tìm hiểu, cân nhắc thật kỹ để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu công việc của đơn vị mình. Tránh gây lãng phí, tốn kém vốn đầu tư.
Việc đầu tư cầu container giúp đơn vị doanh nghiệp tiết kiệm nhiều khoản chi phí
👉 Xem thêm:
- Xi lanh thủy lực: Cấu tạo, nguyên lý, phân loại, cách sử dụng
- Kích thủy lực: Cấu tạo, nguyên lý, phân loại, cách sử dụng
Kinh nghiệm lựa chọn cầu nâng contaner phù hợp
Dựa vào tải trọng cần sử dụng
Đầu tiên, chúng ta cần khảo sát về nhu cầu sử dụng thực tế hàng hóa của mình. Bởi mỗi loại cầu nâng sẽ thiết kế riêng biệt để chịu được tải trọng cố định như 6 tấn 8 tấn hay 10 tấn. Theo đó, bạn nên cộng tổng trọng lượng hàng hóa và tự trọng của xe nâng để đưa ra phương án hợp lý nhất, vừa tiết kiệm lại vừa đạt hiệu quả.
Mua hàng nội địa hay nhập khẩu
Việc nên chọn mua cầu nâng trong nước hay nhập khẩu cũng là vấn đề bạn cần cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ. Bạn có thể lên Google tìm kiếm và tham khảo thêm thông tin. Dưới đây là một vài thông tin chúng tôi đưa ra để bạn tham khảo thêm.
-
Cầu lên container sản xuất trong nước: Giá thành rẻ hơn, do ít phải chịu chi phí vận chuyển, không mất các loại thuế phí hải quan. Hơn nữa, thời gian lắp đặt vận hành nhanh hơn rất nhiều.
-
Cầu lên container hàng nhập khẩu: Mức giá đầu tư cao hơn, đa số đều là hàng đặt trước, không có sẵn. Thời gian chờ nhập sau khi đặt hàng khoảng 30 ngày.
Về chất lượng thì hàng trong nước so với hàng nhập khẩu theo đánh giá của khách hàng là một 9 một 10. Trong vòng 5 năm đầu dường như chất lượng như nhau, cầu đưa hàng lên container có kết cấu đơn giản, nên các đơn vị hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn hàng trong nước để tiết kiệm chi phí đầu tư.
Tùy vào yêu cầu công việc mà đơn vị lựa chọn thiết bị có tải trọng phù hợp
Trên đây là những thông tin về cầu nâng container, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm hiểu biết về thiết bị chuyên dụng này. Nếu còn bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào về vấn đề này, quý vị và các bạn có thể liên hệ tới số hotline 0966 631 546 để nhận được sự hỗ trợ từ phía nhân viên điện máy Yên Phát.
Hỏi Đáp