Cách sử dụng bơm mỡ bằng tay: Chuẩn xác, Đúng kỹ thuật

CEO Robert Chinh 2024-11-24 14:54:29 236

Cách sử dụng bơm mỡ bằng tay tuy không phức tạp nhưng cũng khiến nhiều người “rối não”. Chỉ cần sơ suất ở công đoạn nào là nổi bọt khí, nghẽn súng bơm ngay. Việc thao tác đúng cách sẽ giúp công cụ phát huy hiệu suất, tránh được các sự cố trục trặc không đáng có. 

1. Cách sử dụng bơm mỡ bằng tay chuẩn kỹ thuật

Bôi mỡ cho các linh kiện, chi tiết cần làm tầm 1 - 3 tháng/ lần để giữ hiệu suất, đảm bảo công cụ chạy trơn tru. 

Để tiến hành bơm nạp mỡ, bạn chỉ cần thao tác theo đúng 4 bước bên dưới:

1.1 Vặn mở nắp đầu bơm để đưa mỡ vào

 Vặn mở nắp đầu bơm

Tháo mở 2 khóa chốt liên kết nắp đầu bơm và bình chứa để có thể đưa mỡ vào. Lưu ý nên mở rộng hết nắp để không làm tràn đổ ra ngoài.

1.2 Dùng vật phẳng lấy mỡ cho vào ống

Kéo pít tông máy muốn 1 đoạn ngắn tầm 7cm để tiến hành hút mỡ. Với thiết kế như kim tiêm thì cách này sẽ tạo bọt khí khá nhiều, không nên hút trực tiếp.

Lấy 1 cái xẻng hoặc tấm nhựa cứng phẳng múc mỡ rồi cho từ từ vào ống chứa. Thao tác tay nhẹ nhàng tới khi gần đầy thì kép pít tông xuống thêm 1 đoạn 5 - 7cm cho tiếp vào. 

cho mỡ vào thùng chứa

Thực hiện lặp đi lặp lại thao tác này tới khi mỡ gần đầy khoảng 90% ống, chừa 1 đoạn để đóng nắp.

1.3 Đóng nắp đầu bơm, xử lý bọt khí

Sau khi xong bước thứ 2 thì lấy nắp lại, mở lỗ thoát để xả hết hơi khí còn tồn đọng ra ngoài hết. 

Check xem lượng mỡ nạp vào có dư bọt khí không. Nếu có thì phải gạt sạch để hiệu suất bôi trơn tối ưu nhất.

1.4 Tiến hành bóp tay gạt để đưa mỡ ra

Tiếp theo gạt bót tay để đẩy mỡ lên cao hơn. Đẩy hết phần không khí dư ra ngoài thì vặn ống và nắp cố định lại chỗ cũ.

Tiến hành bóp tay gạt để đưa mỡ

Lấy 1 cái khăn khô sạch để lau đi mỡ không máy dinh ra bên ngoài thân thùng chứa. Phòng ngừa được tình trạng dính vào quần hoặc tay khi vận hành.

2. Lưu ý khi dùng máy bơm mỡ bò bằng tay

Vận hành các model bơm nạp mỡ bằng tay không hề khó khăn. Tuy nhiên, để tránh sự cố đáng tiếc thì nhất định phải “dắt túi” loạt mẹo bên dưới:

2.1 Không bơm quá đầy mỡ 

Không bơm quá đầy mỡ

Khi bơm nạp nên dừng lại khi đầy 80 - 90%, tránh việc đậy nắp, di chuyển máy làm tràn đổ ra ngoài bình chứa hoặc quần áo.

Bên trong ống pít tông khá tối, khó check được mực mỡ bơm. Phải liên tục kiểm tra, gạt mỡ vào từ từ.

2.2 Lau sạch mỡ dính ra ngoài sau khi bơm

Sau khi bơm nạp xong, đóng chốt khóa 2 bên nắp. Với thân máy nên lau sạch phần mỡ dính ở miệng và xung quanh công cụ.

Thao tác này tuy đơn giản nhưng giúp vận hành thiết bị tốt hơn, không bị tuột tay hoặc dính vào người.

2.3 Không để mỡ lâu quá trong thân ống

 Không để mỡ lâu quá trong thân ống

Mỡ trong ống dẫn chỉ nên để trong thời gian ngắn, tránh nhiệt sinh ra có thể làm hao mòn pít tông do quá tải trọng.

Đặc biệt, các model máy cũ, ống dẫn hao mòn thì việc để mỡ tồn đọng có thể khiến vi khuẩn, bụi bặm có cơ hội xâm nhập vào.

2.4 Lắp vú bơm mỡ phù hợp vị trí bôi mỡ

Vú bơm mặc dù chỉ là phụ tùng nhỏ nhưng đóng vai trò “cốt lõi” trong tiến trình bôi trơn. Cần bố trí ở đúng nơi để bôi trơn cho chuẩn xác.

Sau khi bơm nạp xong, lấy khăn lau hết lượng mỡ thừa ở vú bơm để tránh bị đông cứng. Thao tác bóp cò súng trơn tru hơn hẳn.

 Lắp vú bơm mỡ phù hợp

2.5 Vệ sinh, bảo quản máy đúng khuyến cáo 

Từng dòng máy bơm mỡ giá rẻ đều có khuyến cáo riêng của NSX về thời gian bơm nạp, loại mỡ chuyên dụng… Người mua nên lưu ý để vận hành tốt nhất.

Sau mỗi lần bơm nạp nên vệ sinh kỹ càng, để máy nơi khô thoáng, tránh mỡ bị đông cứng hay hư hỏng linh kiện.

Trên đây là cách sử dụng bơm mỡ bằng tay được Yên Phát tổng hợp, bạn có thể tự tin thao tác và thành công từ lượt đầu tiên. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào nên liên hệ trực tiếp tới tổng đài Yên Phát để được tư vấn, giải đáp các vấn đề về kỹ thuật chi tiết nhất.

Hỏi Đáp

Mỡ đa dụng là gì? Chức năng, thành phần và tác dụng của mỡ đa dụng

Mỡ đa dụng là gì? Chức năng, thành phần và tác dụng của mỡ đa dụng

Bơm mỡ xe tải và các cách bơm mỡ cho xe tải hiệu quả nhất

Bơm mỡ xe tải và các cách bơm mỡ cho xe tải hiệu quả nhất

Cách bơm mỡ cho xe tải: Chuẩn xác, Hiệu quả, Tiết kiệm

Cách bơm mỡ cho xe tải: Chuẩn xác, Hiệu quả, Tiết kiệm