2 Cách chế máy dò kim loại: Nhanh, Đơn giản, Hiệu quả bất ngờ

CEO Robert Chinh 2024-07-27 09:17:53 149

Chế máy dò kim loại sẽ giúp tiết kiệm chi phí - đó là lầm tưởng của nhiều người. Khi bắt tay vào việc, bạn sẽ nhận ra ý định này không hề khả thi chút nào.

1. Tại sao nhiều người tự chế máy dò kim loại để sử dụng? 

1.1 Không tốn quá nhiều ngân sách 

không tốn chi phí

  • Có thể nhặt những linh kiện, đồ dùng cũ để thiết kế máy. Không phải bỏ tiền ra để mua sắm nhiều thành phần.
  • Máy dò kim loại có giao diện đơn giản, không có nhiều chi tiết. Vậy nên, việc lượng vật liệu sử dụng vừa ít về số lượng, vừa ít về thành phần. Và điều này cũng giúp người thực hiện thắt chặt chi tiêu.
  • Tự hoàn thiện sản phẩm, lấy công làm lãi nên bớt được 1 khoản tiền lớn chi phí

1.2 Tận dụng các nguyên liệu cũ sẵn có

Như đã nhắc qua ở trên, việc tận dụng những vật liệu cũ sẽ giúp tối ưu vốn đầu tư. Thay vì phải bỏ xó lâu ngày, bạn có thể chắp ghép các nguyên liệu để “tái sinh” chúng 1 lần nữa. 

nguyên liệu sẵn có

Thêm nữa, cách làm này còn giúp bạn đỡ tốn công sức tìm kiếm vật liệu. Chỉ cần đi loanh quanh trong nhà, kho xưởng là có thể tìm đủ bộ vật liệu.

CÓ THỂ BẠN CẦN: Thuê máy dò kim loại 

2. #2 cách tự chế máy dò kim loại tại nhà siêu nhanh, an toàn

2.1 Chế máy dò kim loại bằng radio cũ 

Đây là cách chế máy dễ triển khai, những vật dụng chuẩn bị cũng ít chi tiết:

Chuẩn bị:

  • Đài cassette cũ: 1 chiếc
  • Máy tính cầm tay: 1 chiếc
  • Hộp đựng CD: 1 hộp

Chế máy dò kim loại bằng radio cũ

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ráp máy tính vào 1 mặt của hộp CD. Thao tác tương tự với radio và mặt đối diện.
  • Bước 2: Khởi động cùng lúc cả 2 thiết bị vừa đính kèm. Chỉnh đài ở mức lớn nhất.
  • Bước 3: Gấp gọn hộp sao cho bạn có thể nhận ra được sự thay đổi của âm thanh.
  • Bước 4: Giữ cố định phần góc gập, sau đó áp sát mặt hộp tích hợp máy tính vào vị trí cần dò tìm. Nếu có sự hiện diện của dị vật, tần số của đài sẽ lập tức thay đổi. 

2.2 Làm máy dò kim loại bằng bảng mạch PCB Breadboard

Cách này có quy trình phức tạp hơn, nhưng thành quả thì rất xứng đáng. Vậy nên nếu có chút hiểu biết về điện từ, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị:

  • Mạch Breadboard PCB: 1 chiếc
  • Công tắc cỡ nhỏ 3-Pin, 5A, SPDT: 1 cái
  • Dây dẫn điện từ loại 30 AWG: 1 dây dài cỡ 50cm
  • Loa cỡ nhỏ 8 ohm: 1 chiếc
  • Đèn led xanh: 1 chiếc
  • Chuỗi đèn led 5mm: 1 chuỗi
  • Mạch chuyển hóa logic với 8 kênh thông tin: 1 chiếc
  • Transistor loại 2N3904 (NPN): 3 chiếc
  • Transistor loại 2N3906 (PNP): 1 chiếc
  • Biến trở chia áp potentiometer 1k: 1 cái
  • Pin loại AA: 6 viên
  • Khay chứa pin: 1 chiếc
  • Bộ chuyển đổi DC/DC loại 5V 3A UBEC: 1 bộ
  • Mạch máy tính cỡ nhỏ intel edison
  • Thành phần khác: tụ điện, diode dòng 5V6, diode dòng 1N4148,...

chế máy dò kim loại bằng bảng mạch PCB Breadboard

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lên sơ đồ tổng quát cho hệ thống mạch điện. 

Trong đó, pin AA là nguồn cấp năng lượng đầu vào. Bộ phận giúp phát hiện kim loại là mạch màu xanh. Đại diện trên có thể thay đổi tần số bằng transistor.

 Nếu không dùng đèn thì bỏ qua mạch vàng trên sơ đồ. Tuy nhiên, phải giữ lại mạch đỏ vì chi phối đến hoạt động của loa và điện trở.

sơ đồ tổng quát cho hệ thống mạch điện

  • Bước 2: Chắp nối các phụ tùng, linh kiện lên phần mạch bo

Để thực hiện công đoạn này, bạn có thể dùng thêm máy hàn. UBEC gắn sau cùng vì kích cỡ khá lớn.

  • Bước 3: Cuộn dây

Bạn cần tạo hình cho 2 cuộn dây dẫn bằng đồng. Cuộn đầu tiên có bề ngang cỡ 7cm, bao gồm 30 vòng dây. 

cuộn dây

Cuộn thứ hai bề ngang tương tự nhưng nén chặt hơn với 50 vòng dây. Chú ý, để lại 2 đầu dây khoảng 12-15cm ở mỗi cuộn nói trên.

  • Bước 4: Lên phom phàn khung của thiết bị

Bạn có thể định hình chi tiết này bằng gỗ hoặc nhựa. Tuy nhiên, hãy đo đạc kích thước các linh kiện bên trong để đảm bảo khung có thể bao ngoài, che chắn cho phụ tùng.

Lên phom phàn khung của thiết bị

  • Bước 5: Thiết lập hệ thống kiểm soát vận hành của thiết bị

Chương trình điều khiến có dạng Arduino sketch. Hệ thống sẽ làm thay đổi trạng thái kỹ thuật khi có biến động xảy ra. 

Từ đó, hiển thị thông tin qua mặt chữ, hệ thống âm thanh, đèn cảnh báo.

  • Bước 6: Dùng thử

Sau khi hoàn thiện hệ thống, hãy đưa máy đến khu vực có kim loại. Nếu thấy máy phát dấu hiệu cảnh báo, quá trình chế máy đã thành công.

test thử

3. Rủi ro khi dùng máy rà kim loại  tự chế

3.1 Khả năng phát hiện không cao, độ nhạy thấp

Độ nhạy của thiết bị với dị vật là không cao. Do các linh kiện được chắp ghép thủ công, không được chuẩn hóa về các thông số.

dùng máy rà kim loại  tự chế

Máy vận hành kém hiệu quả, không ăn khớp, đưa ra thông tin sai lệch.

3.2 Độ bền thấp, không được kiểm định chất lượng

Máy được lắp nghiệp dư, các linh kiện kết hợp lỏng lẻo, hoạt động rời rạc, dễ hỏng. 

sử dụng máy dò kim loại

Đặc biệt, các thành phần sử dụng đều là vật liệu cũ, tính năng đã sụt giảm. Vậy nên, khi vận hành có thể dở chứng bất cứ lúc nào. 

3.3 Thiếu an toàn, tiềm ẩn nhiều rủi ro

Bạn không thể đánh giá được lượng sóng điện từ phát ra với tần số bao nhiêu, có nằm trong ngưỡng an toàn không. 

phóng điện

Đó là chưa kể đến nguy cơ chập cháy. Khi sử dụng, người điều khiển sẽ phải đối diện với hàng loạt những lo lắng.  

Chính vì những mối nguy hại trên, nhiều người không còn “mặn mà” với việc tự chế máy dò kim loại. Thay vào đó, họ tìm đến với lựa chọn an toàn hơn là sử dụng dòng sản phẩm chính hãng, giá siêu hời tại Yên Phát

Hỏi Đáp

TOP 3 máy dò kim loại Nhật Bản nhập khẩu chính hãng 2024

TOP 3 máy dò kim loại Nhật Bản nhập khẩu chính hãng 2024

Giới thiệu thương hiệu máy dò kim loại Ishida

Giới thiệu thương hiệu máy dò kim loại Ishida

[Review] Có nên mua máy dò kim loại Trung Quốc hay không?

[Review] Có nên mua máy dò kim loại Trung Quốc hay không?