Bạn có thể tác động vào van chỉnh áp suất khí nén để thay đổi áp lực của luồng hơi di chuyển trong lòng ống dẫn. Ngoài ra, đây cũng là bộ phận giúp người dùng phản ứng nhanh khi có hiện tượng tăng áp bất thường.
1. Lợi ích khi sử dụng van chỉnh áp suất khí nén
- Điều tiết áp suất khí, đảm bảo an toàn
Khi có mặt linh kiện này, bạn có thể linh động tăng giảm áp suất khí nén đầu ra tùy theo từng mục đích sử dụng cụ thể.
Nếu thấy máy sinh áp lực quá cao, người dùng có thể can thiệp bằng cách vặn xuống mức thấp hơn để đảm bảo an toàn.
- Kiểm soát, theo dõi được mức áp suất khí
Vì đính kèm đồng hồ đo áp nên người dùng không cần thăm dò sâu vẫn biết khí nén đầu ra có áp lực làm việc bao nhiêu.
Điều này rất có lợi cho việc kiểm soát, theo dõi mức áp suất khí. Giúp đánh giá được hiệu quả làm việc, độ an toàn của hệ thống nén khí ở mỗi thời điểm.
- Tạo hình nhỏ gọn, dễ tháo lắp, sử dụng
Van chỉnh áp có hình thái cực nhỏ gọn, bề ngang khoảng 3cm, chiều cao chưa tới 10cm.
Phần chuôi van có ren vặn để đấu nối với thân máy nén khí. Việc tháo van ra, lắp van vào chỉ mất vài giây..
Cách dùng van cũng cực đơn giản, chỉ cần nhìn vào đồng hồ đo áp để xác định áp lực khí nén ở hiện tại. Sau đó, xoay núm theo 2 chiều ngược nhau để tăng - giảm thông số này.
- Giá thành vừa phải, tuổi thọ bền bỉ
Giá gốc của van chỉnh áp là 200K (áp dụng với hàng chính hãng).
Nếu mua sản phẩm tại Yên Phát trong đợt khuyến mãi này, bạn sẽ được chiết khấu 25% . Chỉ phải chi 150K để sở hữu linh kiện.
2. Các bộ phận chính của van chỉnh áp suất khí nén
- Núm vặn
Núm vặn của van nằm ở vị trí trên cùng, phía ngoài có các gờ chạy song song theo chiều dọc để tăng ma sát.
Mặt ngoài của núm bọc nhựa, phía trong là hợp kim nên vừa thân thiện, vừa chắc chắn.
Khi xoay núm, áp lực khí nén sẽ thay đổi theo chiều tăng lên hoặc hạ xuống, cho tác dụng ngay.
- Đồng hồ đo áp
Chi tiết này nằm ở bên hông, vuông góc với núm vặn, gắn trực tiếp vào thân van.
Trên đồng hồ có kim chỉ, vạch chia và các con số minh họa áp suất khí nén. Kim chỉ vào con số nào thì khí nén có áp suất tương ứng với con số đó.
- Thân van
Đây là chi tiết nằm ở trung tâm van chỉnh áp, được làm từ hợp kim, nhựa cao cấp.
Thân van kết nối với hệ thống khí nén, đồng hồ và núm vặn. Vậy nên, bộ phận trung gian này vừa tham gia vào hoạt động đo áp, vừa hỗ trợ tích quá trình chỉnh áp.
3. Hướng dẫn lắp đặt & lưu ý khi dùng van chỉnh áp khí nén
3.1 Cách lắp van
- Bước 1: Sắm sửa/chuẩn bị đủ các đồ dùng và linh kiện máy khí nén: keo dán vít, van điều áp, khớp nối, ống nối,...
- Bước 2: Ngắt nguồn máy nén khí, xả khạch khí áp lực cao và xác định vị trí lắp đặt trước khi vào việc.
- Bước 3: Tra thân van vào thân máy nén khí theo chiều từ trên xuống dưới, vặn thuận chiều kim đồng hồ, siết chặt.
- Bước 4: Liên kết van chỉnh áp với hệ thống khí nén thông qua khớp nối, ống nối đi kèm.
- Bước 5: Kiểm tra lại bằng mắt thường, khởi động lại máy để đánh giá chức năng van, thăm dò nguy cơ rò rỉ khí. Nếu linh kiện hoạt động bình thường, khí nén không thoát ra ở các mối nối chứng tỏ bạn đã lắp thành công.
3.2 Chú ý khi sử dụng
- Chọn loại van có kích cỡ, kiểu dáng, công năng phù hợp với máy nén không khí đang sở hữu.
- Nắm vững các thông số áp tiêu chuẩn để điều chỉnh cho phù hợp (nếu cần). Không vặn núm chỉnh áp thường xuyên nếu không cần thiết.
- Nếu thấy van bị hỏng núm vặn hoặc đo áp không chuẩn cần đem sửa ngay.
- Kiểm tra van định kỳ, đặc biệt là sau thời gian làm việc với cường độ cao.
- Tuân thủ đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng van điều áp. Không chỉnh áp quá cao (gây mất an toàn) hoặc quá thấp (gây ảnh hưởng đến chất lượng khí nén).
Những điều cần biết về van chỉnh áp suất khí nén đều đã được Điện máy Yên Phát thông tin tới bạn đọc. Nếu muốn mua hàng chính hãng có trợ giá hãy liên hệ với hệ thống nhé!
Đánh giá Van chỉnh áp suất khí nén