Công tắc áp suất máy nén khí giúp bảo toàn được công năng ngay cả khi có sự cố xảy ra. Và dưới đây là những thông tin cơ bản, quan trọng nhất về linh kiện nói trên.
1. Tìm hiểu công tắc áp suất máy nén khí là gì?
Đây là linh kiện được dùng với mục đích kiểm soát, chỉnh áp lực làm việc của máy khí nén. Đặc biệt là khi áp suất tăng giảm thất thường, có khả năng gây nguy hại đến máy.
Trong TH phát sinh lỗi sai hỏng, chi tiết này sẽ tự động ngắt kết nối điện. Đảm bảo các biến cố không diễn tiến theo chiều hướng xấu hơn.
2. Vai trò của công tắc áp suất đối với máy nén khí
2.1. Bảo vệ máy nén khí khi áp suất xuống thấp
Khi áp suất hạ thấp chứng tỏ nguồn điện đầu vào rất yếu, không đủ đáp ứng nhu cầu thiết bị. Vậy nên công tắc sẽ thay đổi trạng thái để bảo vệ linh kiện máy.
Cụ thể, khi ở trạng thái bình thường, 2 tiếp điểm của chúng sẽ nằm liền sát với nhau. Tuy nhiên khi áp suất hạ, màn xếp của máy nén co lại. Lực tác động của chúng lép vế hoàn toàn so với lực của lò xo.
Vậy nên, 2 tiếp điểm sẽ tách khỏi nhau, tiến về 2 phía trái ngược. Từ đó, máy ngắt kết nối và dừng hoạt động.
2.2. Bảo vệ máy nén hơi khi áp suất lên quá cao
Áp suất sinh ra cao sẽ gây áp lực mạnh lên động cơ, bình chứa, hệ thống van cũng như ống dẫn. Khi đó khả năng chập cháy và bục nổ cũng tăng theo. Vậy nên, công tắc sẽ được kích hoạt để đảm bảo an toàn cho cả người và vật.
Nguyên lý hoạt động của công tắc trong trường hợp này cũng giống như khi áp suất hạ. Theo đó, khi áp suất tăng, màn xếp sẽ có hiện tượng dãn mạnh.
Lực tác động của bộ phận này cũng cao hơn hẳn, tạo ra sự chênh lệch lớn với lực căng của lò xo. Điều này sẽ khiến các tiếp điểm đang nằm kề nhau phân tách về các phía, gây nên hiện tượng ngắt mạch.
2.3. Kiểm tra hiệu suất làm việc của dầu máy nén khí
Ngoài 2 vai trò nói trên thì công tắc áp suất máy nén khí còn có khả năng kiểm tra hiệu suất làm việc của dầu bôi trơn.
Khi vận hành máy, nếu dầu được cung cấp đủ, máy chạy êm thì công tắc sẽ hoàn toàn bất động.
Tuy nhiên, nếu dung môi này suy giảm xuống mức báo động, dây điện trở sẽ hun nóng thanh lưỡng kim loại của công tắc. Từ đó, tạo hiệu ứng đòn bẩy và ngắt nguồn thiết bị trong tích tắc.
3. #4 loại công tắc áp suất máy nén khí phổ biến
3.1. Công tắc áp suất ON/ OFF/ AUTO
Đây là loại linh kiện được điều khiển thông qua các nút ON/AUTO hoặc OFF. Cụ thể, nếu bấm vào ON hoặc AUTO, công năng máy sẽ được kích hoạt.
Bạn sẽ điều chỉnh các thông số hiển thị trên máy theo mong muốn. Ngược lại, khi bấm nút OFF, máy sẽ đứng khựng hoàn toàn do ngắt kết nối với nguồn cấp.
Loại công tắc này có thiết kế rất cơ bản, hoạt động ăn khớp với nhiều loại máy nén khí nhỏ. Ở 1 vài phiên bản có thể không hiển thị rõ các nút bấm vừa nêu.
Chỉ cần bạn cắm phích điện là chế độ AUTO sẽ được bật mở.
3.2. Công tắc áp suất dùng điện/ kết nối điện
Bên trong loại này có thể tích hợp 1 hoặc cơ số kết nối điện khác nhau. Công tắc có thể điều khiển trực tiếp công năng chính của máy, hoặc chỉ đảm đương 1 phần nhỏ.
Phiên bản điều khiển trực tiếp được tìm thấy ở những con máy có công suất nhỏ, chỉ dưới 10Kw. Với những con máy có công suất khủng, các công tắc tích hợp phần đa đều hoạt động theo kiểu cộng hưởng.
Hiện nay, dựa vào nguồn điện tương thích, người ta phân chia phụ kiện máy nén khí này thành 2 nhóm. Đó là loại dùng điện 1 pha và loại dùng điện 3 pha.
Loại 3 pha sẽ hình thành 3 kết nối lần lượt với 3 pha của động cơ. Loại 1 pha chỉ hình thành 1 kết nối duy nhất.
3.3. Công tắc áp suất sử dụng cơ
Loại linh kiện này thường làm thành bộ đôi với bình chứa khí. 1 số TH có thiết kế phù hợp để bố trí trong cabin và bắt nối với hệ thống ống dẫn của thiết bị. Trong TH này, điểm “gặp nhau” của bộ công tắc áp suất và khí nén thường được gọi là điểm kết nối hoặc bích kết nối.
Cỡ của loại công tắc đang xét có độ biến thiên khá lớn, số lượng điểm kết nối cũng vậy. Do đó bạn cần căn cứ vào kết cấu, công năng máy để tìm ra lựa chọn phù hợp.
3.4. Công tắc áp suất tích hợp/ tùy chọn van xả
Loại công tắc này là lựa chọn #1 dành cho những loại máy nén khí piston công suất bé. Van xả thường được lồng ghép bên trong hoặc định vị ngay trên bộ công tắc.
Khi đặt bên trong, chúng ở dạng tùy chọn, thường nằm sát sườn với phần đáy hoặc áp sát mặt bên của bộ công tắc.
4. Cách chỉnh công tắc áp suất máy khí nén
- Bước 1: Xác định 3 thông số cơ bản của linh kiện là diff, max và min
- Bước 2: Dùng tua vít để nới các vít tương ứng định vị ngay trên đầu cột Range.
- Bước 3: Tăng dần mức áp suất của thiết bị, theo dõi phản ứng của rơ le cũng như đồng hồ đo áp. Nếu rơ le “nhảy” sang vị trí Max thì dừng thao tác.
Thao tác tương tự trong trường hợp chỉnh min hoặc diff. Sau khi điều chỉnh, hãy rà soát lại xem công năng máy đã thay đổi theo hướng điều chỉnh hay chưa.
5. Mua công tắc áp suất máy bơm khí nén - Đến ngay Yên Phát
Công tắc là linh kiện đứng đằng sau sự bền bỉ của máy nén khí. Vậy nên, nếu có chất lượng kém, độ nhạy thấp, nhanh hư hỏng thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của thiết bị.
Khi cần thay thế hãy tìm đến Yên Phát để đảm bảo sau khi lắp ráp, công năng máy sẽ phục hồi hoàn toàn.
Yên Phát là thương hiệu đầu tàu trong lĩnh vực cung ứng máy nén khí chất lượng cao và các linh kiện đi kèm chính hãng.
Công tắc áp suất do đơn vị cung ứng không những là hàng chuẩn mà còn bao gồm nhiều chủng loại, đủ mọi kích cỡ.
Đặc biệt, giá thành sản phẩm cũng rất hợp lý, đi kèm CSBH cực chu đáo.
Công tắc áp suất máy nén khí muốn phát huy tốt công năng thì trước tiên đó phải là hàng thực, chất lượng thực. Do đó, hãy ghé qua Yên Phát để khỏi phải lăn tăn về điều này bạn nhé!
Đánh giá Công Tắc Áp Suất Máy Nén Khí