Bình tích áp máy nén khí là nơi tập kết khí nén sau giai đoạn tạo áp. Bộ phận này có thể giữ ổn định trạng thái, loại bỏ tạp chất để chuẩn hóa chất lượng thành phẩm đầu ra.
1. Tìm hiểu bình tích áp máy nén khí là gì?
Bình tích áp máy nén khí được hiểu là những thiết bị dùng để bảo quản, tích trữ và điều hòa áp suất khí nén trong hệ thống máy nén khí.
Thiết bị còn được biết đến với tên gọi khác là bình chứa khí nén, bình giãn nở, bình điều áp,...
2. Chức năng và ứng dụng của bình tích áp máy nén khí
- Cung cấp nguồn khí nén dự phòng trong trường hợp phát sinh nhu cầu đột xuất. Từ đó, giúp duy trì hoạt động liên tục của hệ thống.
- Duy trì, giữ ổn định thông số áp suất của khí nén đầu ra. Ngăn chặn tình trạng tụt áp đột ngột trong hệ thống.
- Phân tách và loại bỏ nước ra khỏi khí nén, góp phần nâng cao chất lượng thành phẩm
- Hạ nhiệt cho khí nén trước khi cấp cho nơi tiêu thụ. Nhờ vậy, giúp ngăn chặn rủi ro do tăng nhiệt quá mức, nâng cao hiệu suất làm việc.
- Bù áp lực trong trường hợp hệ thống bị rò rỉ khí (nguyên nhân gây tụt áp).
- Giảm tần suất khởi động máy nén khí (nhờ khả năng tích trữ khí nén), từ đó giúp kéo dài tuổi thọ của toàn hệ thống.
Trong thực tế, bình tích áp thường không hoạt động riêng lẻ mà kết hợp cùng: máy khí nén, máy sấy khí, bộ lọc (tách nước, tách bụi),...
Thiết bị cung cấp khí nén chất lượng cao cho hoạt động hô hấp, nghiên cứu, sửa chữa, vệ sinh,...
Bình chứa khí nén thường được dùng trong: các khu công nghiệp, bệnh viện, công trường xây dựng, trung tâm nghiên cứu, đầm nuôi thủy sản,...
3. Khám phá cấu tạo hoàn chỉnh của bình tích áp máy khí nén
- Vỏ bình
Vỏ ngoài là bộ phận quyết định phom dáng, kích thước bình tích áp. Chi tiết này thường có hình trụ tròn, 2 đầu có đường viền uốn cong làm thành 2 chỏm cầu.
Linh kiện được làm từ thép nguyên khối, sơn 1-2 lớp chống tĩnh điện bên ngoài.
- Ruột bình
Ruột bình được làm từ hợp kim cao cấp, thiết kế mỏng hơn, ngăn cách với vỏ bằng 1 lớp khí nitơ có áp suất ổn định.
Đây chính là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khí nén cao áp.
- Phụ kiện đi kèm
Ngoài 2 thành phần chính nói trên, bình tích áp còn có van xả đáy, van an toàn, đồng hồ đo áp, đầu nối khí và chân đế.
Van xả đáy làm nhiệm vụ loại bỏ nước ngưng tụ trong bình tích áp. Van an toàn được dùng để xả bớt khí nén khi áp suất trong bình tăng cao quá mức.
Đồng hồ có chức năng đo áp suất khí nén, update liên tục thông số này theo thời gian. Đầu nối khí liên kết bình chứa với các thiết bị tiêu thụ.
Chân đế có vai trò cố định vị trí của bình, ngăn ngừa rung lắc khi thiết bị vận hành.
4. Các loại bình tích áp khí nén phổ biến
- Bình dạng đứng
Bình được dựng thẳng đứng theo chiều dọc, trục bình nằm vuông góc với mặt đất. Kiểu thiết kế này giúp tiết kiệm tối đa diện tích. Phù hợp với những nhà máy, kho xưởng có mặt bằng hạn chế.
Đầu dưới của bình thường gắn thêm 1 trụ đế vững chắc. Chi tiết này phát triển mạnh lên phía trên, ôm lấy thân bình để giữ cố định vị trí của thiết bị.
Bình dạng đứng có nhiều mức dung tích, dao động từ vài chục, vài trăm đến hàng nghìn lít.
Vậy nên, thiết bị có thể góp mặt trong mọi hệ thống sản xuất khí nén chuyên nghiệp.
- Bình nằm ngang
Hình thái của bình nằm ngang không có gì khác biệt so với bình đứng, chỉ khác nhau ở tư thế lắp đặt.
Kiểu bình này thường được có dung tích nhỏ hơn, đi liền với các chi tiết khác của máy nén khí.
Khu vực tiếp đất có gắn thêm giá đỡ, setup cân bằng ở 2 đầu để giữ ổn định trạng thái bình.
Bình điều áp được dùng phổ biến trong: các khu chế xuất thực phẩm, xưởng sản xuất cơ khí/đồ nhựa/đồ may mặc/đồ thủ công mỹ nghệ,...
5. Công thức tính dung tích bình tích áp khí nén phù hợp với hệ thống
Để ước lượng chính xác dung tích bình tích áp cần dùng cho hệ thống, hãy áp dụng ngay công thức dưới đây:
- Dung tích bình chứa khí nén = Công suất máy nén khí (đơn vị Kwh) x 40
Ví dụ: Nếu hệ thống đang có máy nén khí trục vít vận hành với công suất 25kWh, bình tích áp cần có dung tích: 25 x 40 = 1000 lít.
6. Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng bình tích áp máy nén khí
- Tìm hiểu kỹ cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách dùng bình tích áp trước khi sử dụng.
- Lắp bình đúng kỹ thuật và ở vị trí phù hợp để tránh rò rỉ, bảo vệ an toàn trong suốt quá trình vận hành
- Kiểm tra bình và các chi tiết khác trong hệ thống máy nén khí trước thời điểm vận hành.
- Thăm dò và bảo trì định kỳ hệ thống van, đồng hồ đo áp, vỏ bình,...để thiết bị hoạt động bình ổn, gia tăng sức bền qua thời gian.
Điện máy Yên Phát vừa chia sẻ 1 số kinh nghiệm hay khi chọn mua, sử dụng bình tích áp máy nén khí. Hãy làm theo hướng dẫn để lựa được sản phẩm tốt, dùng bền nhé!
Đánh giá Bình tích áp máy nén khí