Bản vẽ & cách lắp đặt cầu nâng 1 trụ Ấn Độ và Việt Nam

CEO Robert Chinh 2024-09-17 06:21:46 175

Để có thể lắp đặt cầu nâng 1 trụ đảm bảo kỹ thuật một cách chính xác, chúng ta không thể bỏ qua vai trò của bản vẽ cầu nâng 1 trụ. Bản vẽ chiếm vị trí quan trọng như thế nào? Cách lắp đặt ra sao? Người dùng cần lưu ý những gì khi thực hiện lắp đặt cầu nâng?... Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Vai trò của bản vẽ trong việc thi công cầu nâng 1 trụ

Cầu nâng rửa xe 1 trụ hiện nay đang có 2 loại, bao gồm: cầu nâng rửa xe ô tô được sản xuất trong nước và thiết bị được nhập khẩu từ Ấn Độ.

Đối với cầu nâng 1 trụ Việt Nam có chiều dài ty ben là 2.1m, cầu nâng 1 trụ Ấn Độ là 2.2m (chênh nhau 0,1m). Chính vì thế khi thực hiện lắp đặt cầu nâng, cần đặc biệt lưu ý đến nền móng của cầu nâng. Để phù hợp hơn với diện tích mặt bằng nhà xưởng, có 2 cách lắp được ứng dụng, đó là: lắp âm nền và lắp kiểu nổi.

Sự cần thiết của bản vẽ lắp đặt cầu nâng rửa xe 1 trụ

Sự cần thiết của bản vẽ lắp đặt cầu nâng rửa xe 1 trụ

Để có thể thực hiện được việc thi công lắp đặt cho cầu nâng trở nên dễ dàng và hiệu quả, người dùng cần phải có bản vẽ lắp đặt cầu nâng 1 trụ. Trước khi tiến hành làm móng cho cầu nâng 1 trụ, khách hàng sẽ được các đơn vị cung cấp sản phẩm gửi cho bản vẽ móng, cũng như hướng dẫn chi tiết để thực hiện công việc lắp đặt cầu.

2 loại bản vẽ lắp đặt cầu nâng 1 trụ

Cầu nâng 1 trụ chuyên rửa xe hiện có 2 kiểu lắp là lắp nổi và lắp âm nền, cho nên sẽ có bản vẽ khác nhau như sau:

Bản vẽ thiết kế đối với kiểu lắp nổi

Với kiểu bàn nâng này, người dùng cần chú ý đáy móng phải được gia cố để không bị lún khi sử dụng, đặc biệt cần phải làm đúng cao độ. Theo đó, người dùng cần dựa vào độ dài ty cầu nâng 1 trụ Ấn Độ hoặc Việt Nam để có thể lắp đặt một cách chính xác nhất.

Đối với cầu nâng 1 trụ Ấn Độ

Với bản vẽ lắp đặt cầu nâng 1 trụ Ấn Độ chúng ta cần chú ý 2 thông số đó là:

  • Yêu cầu chiều sâu trụ cầu nâng 1 trụ Ấn Độ là 2,5m

  • Yêu cầu ciều cao từ bê tông đáy lên mặt nền sau khi hoàn thiện là 2,2m

Để hiểu rõ hơn các bạn có thể quan sát bản vẽ dưới đây:

lắp đặt cầu nâng 1 trụ

Bản vẽ lắp đặt cầu nâng 1 trụ Ấn Độ kiểu lắp nổi

Đối với kiểu lắp nổi cầu nâng Việt Nam

Bản vẽ thiết kế, lắp đặt cầu nâng 1 trụ của Việt Nam cũng tương tự như bản thiết kế của cầu nâng ô tô 1 trụ Ấn Độ, khác ở một số điểm như sau:

  • Cầu nâng ô tô 1 trụ Việt Nam có chiều sâu của trụ là 2,4m. Phía bên dưới được đổ thêm một lớp bê tông dày 30cm.

  • Chiều cao từ bê tông đáy lên mặt nền được hoàn thiện còn lại 2,1m. Độ dài này vừa bằng với độ dài của ty nâng nội địa trong nước.

Bản vẽ thiết kế kiểu lắp âm nền

Việc lắp đặt cầu nâng âm nền có phần khó khăn hơn so với lắp đặt cầu nâng nền nổi. Do đó khi thực hiện lắp đặt, chúng ta cần chú ý đến kích thước, sao cho khi hạ bàn nâng xuống sẽ vừa khít với mặt sàn.

Kiểu lắp âm nền này cũng được chia làm hai loại như kiểu lắp nổi đó là cầu nâng 1 trụ lắp âm nền Ấn độ và Việt Nam.

Bản vẽ âm nền cầu nâng 1 trụ Ấn Độ

Theo bản vẽ chúng ta có thể thấy cần đào một hố với độ sâu là 2,65m và có rộng 1,2m. Tiếp đến là thực hiện đổ 1 lớp bê tông dày khoảng 30cm (sao cho từ mặt bê tông đáy lên đế mặt nền hoàn thiện cốt 0.00 là 2,35m). Từ đó có thể thấy độ sâu của hố móng âm nền lớn hơn so với bàn nổi là 15cm.

Bản vẽ cầu nâng 1 trụ Ấn Độ kiểu âm nền

Bản vẽ cầu nâng 1 trụ Ấn Độ kiểu âm nền

Đồng thời, tại vị trí hạ bàn nâng cần thiết kế sao cho phù hợp với kích thước của bàn nâng khi hạ xuống. Khoảng trống để đặt bàn nâng thường rơi vào khoảng RxD=2,1×4,4m.

Bản vẽ cầu nâng Việt Nam âm nền

Đối với bản vẽ thiết kế cầu nâng ô tô Việt Nam lắp đặt kiểu âm nền, các bạn cần lưu ý:

  • Ty nâng của giàn nâng 1 trụ rửa xe được sản xuất tại Việt Nam có chiều dài 2,1m.

  • Độ cao từ mặt bê tông đáy lên đến mặt nền khi hoàn thiện là 2,25m (độ cao này gồm 2,1m chiều dài của ty nâng và 15cm độ cao của phần âm nền bàn nâng).

Hướng dẫn thi công cầu nâng 1 trụ

  • Đưa ty nâng xuống móng cầu. Sau đó dùng thước thủy lực để cân bằng ty, đây là một trong công đoạn quan trọng nhất khi lắp đặt cầu nâng 1 trụ.

  • Tiến hành lấp cát vào hố móng, thật cẩn trọng để không làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của ty.

  • Tiếp đến, tiến hành đổ cát vào hố cầu để tạo thành 1 khối vững chắc, giữ ty nâng luôn định vị tại một chỗ (đổ cát vào hố cầu cách mặt sàn 300 mm).

  • Sau đó lắp đặt đường dẫn dầu để nối ty cầu với bình chứa dầu thủy lực. Công đoạn này cần được chú ý, đảm bảo khi lắp đặt xong, đường dầu không bị rò rỉ dầu, làm ảnh hưởng tới quá trình vận hành cầu.

  • Tiến hành lắp thanh đỡ vào bàn nâng, thanh dẫn cầu ô tô. Sau khi lắp đặt các bộ phận cầu vào với nhau, tiến hành gia cố thêm một lớp bê tông ở trên cổ của ben nâng rửa xe ô tô. Điều này giúp cố định lại để cầu không bị nghiêng đổ.

Lưu ý: Sau khi thi công hố móng phải đảm bảo thời gian từ 7-10 ngày trước khi lắp đặt cầu nâng. Hệ thống khí nén tốt nhất nên sử dụng máy nén khí có công suất từ 5.5HP trở lên, bình chứa khí từ 500L để đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất. 

Một số lưu ý khi thi công móng để lắp đặt cầu nâng rửa xe ô tô

Mặc dù kích thước của hố móng giàn nâng rửa xe ô tô Ấn Độ lắp âm hay nổi đều thể hiện rõ ràng trên bản vẽ. Tuy nhiên, địa chất tại mỗi vùng miền nơi thi công móng cho cầu nâng không giống nhau. Ở những nơi tầng đất phía dưới ổn định, không bị sụt lún, không phải là “đất bồi”… thì chúng ta chỉ cần đổ 1 lớp bê tông mác 300 dày khoảng 30cm là được.

Tuy nhiên, ở những khu vực gần sông, suối, biển… nền đất sẽ dễ sụt lún thay vì đổ lớp bê tông dày 30cm, ta có thể đổ dày hơn khoảng 50-60cm, hoặc gia cố phía dưới bằng cừ tràm để tạo độ chắc chắn cho móng. Đối với những nơi đất nền xung quanh hố bị sạt lở, dẫn đến việc đào hố móng trở nên khó khăn.

Với trường hợp này, bạn có thể bỏ ống cống xuống, đào đến đâu ta bỏ ống xuống đến đó; như vậy sẽ tránh được trường hợp đất bị sạt lở xuống hố đã đào. Còn những nơi đất nền không sạt lở đào xong đổ bê tông đáy rồi cần thả ống cống đường kính trong 1m xuống ngay hoặc có thể xây tường gạch xung quanh để tránh sạt lở về sau. 

Hầu hết các đơn vị khi bán cầu nâng 1 trụ cho khách hàng đều phải cung cấp bản vẽ và hướng dẫn kỹ lưỡng. Tuy nhiên, biện pháp thi công hố móng và mặt nền để lắp đặt mỗi nơi mỗi khác, không phải ai cũng có kinh nghiệm để tư vấn. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp phải làm lại cả hố móng và mặt nền, vì không có kiến thức, chưa đủ kinh nghiệm và các phương pháp thi công phù hợp. 

Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn những đơn vị có kinh nghiệm lâu năm và uy tín trên thị trường về lắp đặt cầu nâng 1 trụ rửa chuyên rửa xe ô tô. Chỗ nào không biết, không rõ phải hỏi ngay, hay khi cần thiết, bạn có thể liên hệ số hotline bên dưới để được kỹ thuật viên điện máy Yên Phát hỗ trợ giải đáp nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí. 

Với những thông tin trên đây người dùng đã có thể nhận thấy được vai trò quan trọng của bản vẽ lắp đặt cầu nâng 1 trụ trong việc lắp đặt cầu nâng 1 trụ Ấn Độ và cầu nâng 1 trụ Việt Nam.

Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ ở bài viết này sẽ thực sự có ích đối với người dùng trong quá trình sử dụng cầu nâng được tốt và an toàn nhất. Nếu có nhu cầu sử dụng, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với điện máy Yên Phát qua số máy 0965 327 282 để được nhân viên của chúng tôi tư vấn lắp đặt cầu nâng nhanh nhất.

Hỏi Đáp

Bàn nâng xe máy là gì? Cấu tạo, cách sử dụng

Bàn nâng xe máy là gì? Cấu tạo, cách sử dụng

Các dụng cụ & thiết bị sửa chữa ô tô gồm những loại nào?

Các dụng cụ & thiết bị sửa chữa ô tô gồm những loại nào?

Cầu nâng 2 trụ Guangli: Ưu điểm, nhược điểm, giá bán, cách sử dụng

Cầu nâng 2 trụ Guangli: Ưu điểm, nhược điểm, giá bán, cách sử dụng