Thiết bị nâng hạ Ô Tô là gì? Phân loại, Cách chọn mua
Nội dung chính [ Hiện ]
Thiết bị nâng hạ ô tô chính là cánh tay phải đắc lực trong việc sửa chữa ở các garage. Dòng thiết bị này rất đa dạng, mặc dù có chung tính năng nâng hạ nhưng mỗi loại lại tương thích với nhu cầu riêng. Cùng Tổng kho Yên Phát tìm hiểu chi tiết về từng dòng nhé.
1. Thiết bị nâng hạ ô tô là gì?
Nghi vấn thiết bị nâng hạ là gì được nhiều người quan tâm. Đây chính là chỉ những dụng cụ chuyên dụng trong các garage, trung tâm sửa chữa ô tô.
Thiết bị cho khả năng nâng, hạ hoặc thay đổi vị trí của xe. Tạo khoảng thoáng gầm để thuận tiện khi sửa chữa, thay lốp, bảo dưỡng,...
Nhóm công cụ này giúp gia tăng sự thuận tiện cho công việc sửa chữa. KTV có tư thế thoải mái nhất khi làm việc dưới gầm xe. Độ chính xác của công việc vì thế cũng nhanh hơn.
Sản phẩm còn tiết kiệm công sức, thời gian, giảm nhân công,... Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân công cũng như xe.
2. Có những loại thiết bị nâng hạ ô tô nào?
Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các garage, hệ thống nâng hạ xe ô tô được phân chia thành nhiều loại như sau:
2.1 Thiết bị nâng hạ xe ô tô bằng điện
Nhóm thiết bị nâng xe ô tô này sử dụng điện làm năng lượng vận hành. Thường gồm các loại cần trục, cẩu móc,...
Loại này thường có động cơ với hệ thống khung đỡ chắc chắn, tải trọng lớn. Phù hợp nhất dùng trong các kho xưởng, gara lớn để nâng hạ, di chuyển hàng hóa.
2.2 Thiết bị nâng hạ xe hơi bằng tay
Đây là dòng thiết bị nâng hạ xe ô tô truyền thống, được sử dụng từ rất lâu.
Những thiết bị này có cơ chế làm việc đơn giản, cho khả năng nâng hạ xe dưới tác dụng lực tay/chân.
Đặc trưng bởi kết cấu nhỏ gọn, tính cơ động cao, phù hợp để sửa chữa lưu động. Tuy nhiên, độ nâng xe không quá cao.
Phân loại này thường gồm:
- Kích cá sấu: Có thiết kế dáng nằm dễ dàng luồn vào gầm xe. Thiết bị nâng hạ xe nhờ cơ chế thủy lực dưới tác động của chân/tay. Chiều cao nâng không cao, phù hợp nhất để làm lốp.
- Con đội: Có thiết kế dáng đứng, giúp “đội” xe lên cao. Ưu điểm là khả năng nâng cao hơn kích nằm, trọng lượng nâng lớn. Nhưng hạn chế là chỉ phù hợp cho các dòng xe gầm cao như: SUV, pickup,...
- Mễ kê: Còn được biết đến với tên gọi chân kê chữ A. Thiết bị nâng xe lên nhờ lực tay quay.
- ...
2.3 Thiết bị nâng hạ ô tô bằng thủy lực
Đây là nhóm các thiết bị nâng ô tô vận hành theo cơ chế dầu thủy lực. Đặc điểm của phân loại này là kết cấu lớn, đa phần là dòng cố định.
Khả năng nâng cả xe tải trọng lớn, chiều cao nâng cao nhất trong các dòng, có thể hơn 1m.
Nhóm thiết bị nâng hạ xe hơi này gồm 1 số dòng phổ biến như sau:
- Cầu nâng 1 trụ: Có thiết kế với 1 trụ lớn ở giữa, bàn nâng ở trên có dạng chữ H hoặc chữ X, dễ dàng nâng cả xe ô tô khỏi mặt đất. Loại này lại gồm cầu nâng 1 trụ âm nền hoặc bàn nổi.
- Cầu nâng 2 trụ: Gồm có 2 trụ đối xứng, mỗi trụ lại có cánh tay nâng - bộ phận tiếp xúc trực tiếp với tay nâng. Thiết bị này cũng được chia thành 2 loại là cầu nâng 2 trụ giằng trên và giằng dưới.
- Cầu nâng 4 trụ: Độ chắc chắn cao nhờ có đến 4 trụ, bàn nâng hình chữ H lớn. Ưu điểm là tải trọng nâng lớn.
- Bàn nâng cắt kéo: Còn gọi là cầu nâng xếp, bàn nâng chữ X. Phần trụ nâng được kết cấu dạng chữ X. Nếu không nâng sẽ được xếp gọn tiện dụng.
3. Cách chọn thiết bị nâng hạ ô tô đúng theo nhu cầu
Do đặc trưng bởi kết cấu, tải trọng, chiều cao nâng, mỗi loại thiết bị nâng hạ xe ô tô lại tối ưu nhất cho 1 công việc trong gara. Để chọn mua đúng nhu cầu, bạn có thể tham khảo:
- Dùng để rửa xe: Cầu nâng 1 trụ là lý tưởng nhất nhờ khoảng gầm thoáng rộng, ít bị cản trở. Tính năng xoay tròn của thiết bị này còn gia tăng hiệu suất phun rửa.
- Nhu cầu sửa chữa: Tối ưu nhất là cầu nâng 2 trụ, 4 trụ, cắt kéo vì tạo khoảng gầm lớn, phù hợp để sửa chữa. Sản phẩm còn giúp căn thước lái cực tốt.
- Dùng để đỗ xe: Cầu nâng 4 trụ có độ chắc chắn cao, an toàn 100% khi đỗ xe lâu dài. Có thể tận dụng để đỗ 2 xe, 1 trên 1 dưới.
4. Lưu ý khi sử dụng các loại thiết bị nâng hạ xe ô tô
Để đảm bảo an toàn cho cả người dùng lẫn xe ô tô, cần tuân thủ 1 số điều sau:
- Check tính an toàn của thiết bị nâng hạ trước khi dùng.
- Chỉ dùng thiết bị nâng hạ khi ở trong tình trạng tốt nhất, đã qua kiểm định.
- Tuyệt đối không dùng thiết bị nâng hạ chưa qua kiểm định chất lượng.
- Người sử dụng phải nắm rõ các thông số kỹ thuật, đọc kỹ HDSD thiết bị để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Dùng đúng mục đích, đúng tải trọng cho phép của sản phẩm do NSX quy định.
- Người không có chuyên môn, nhiệm vụ không đứng gần các thiết bị khi đang hoạt động.
- Định kỳ tiến hành kiểm định chất lượng thiết bị nâng hạ.
Thiết bị nâng hạ ô tô thực sự cần thiết cho các garage. Nó không chỉ hỗ trợ sửa chữa mà còn cho thấy sự chuyên nghiệp của đơn vị, hỗ trợ hút khách.
Hỏi Đáp