Mỏ khoáng sản là gì? 12 Mỏ khoáng sản lớn ở Việt Nam
Nội dung chính [ Hiện ]
Mỏ khoáng sản là “bàn đạp”, là điểm tựa về kinh tế của Việt Nam từ hàng trăm năm nay. Vậy bạn có biết Việt Nam hội tụ những mỏ khoáng sản nào không?
1. Tìm hiểu mỏ khoáng sản là gì?
Khoáng sản là những thành phần có trong lớp vỏ Trái Đất, có giá trị kinh tế cao. Vậy nên, được con người tập trung khai thác, sử dụng.
Mỏ khoáng sản là nơi tập trung SLL khoáng sản. Có thể khai thác với trữ lượng khủng và trong thời gian dài.
2. Điểm danh #12 mỏ khoáng sản ở Việt Nam
2.1 Dầu mỏ
Dầu mỏ có bản chất là alkane - nguồn năng lượng thô dùng để sản xuất ra hàng chục nguyên liệu, nhiên liệu khác nhau. Điển hình là dầu gasoil, dầu hỏa, phân bón, nhựa đường, thuốc trừ sâu,...
Tại VN, loại khoáng sản này phân bố đều ở cả Bắc, Trung, Nam. Trong đó, phía Nam có trữ lượng cao hơn cả. Đặc biệt, tại các mỏ lớn như Rạng Đông, Bạch Hổ, Tê Giác Trắng - Cá Ngư Vàng,...
2.2 Than đá
Than đá được “khai sinh” từ quá trình chôn vùi biến đổi về chất của Quyết cổ đại qua hàng triệu năm.
Hiện nay, than đá được khai thác, sử dụng để cung cấp năng lượng cho rất nhiều hoạt động.
Trên quy mô công nghiệp và cả trong phạm vi gia đình.
Tại Việt Nam, than đá tập trung trữ lượng cực lớn tại Quảng Ninh. Ngoài ra, bạn có thể bắt gặp ở Thái Nguyên, đồng bằng sông Cả, sông Hồng,...
2.3 Đá vôi
Đá vôi (canxi cacbonat)tuy không chứa kim loại nhưng có tính ứng dụng cực cao, xếp vào nhóm sản vật quý.
Thành phần này được xem là 1 trong những vật liệu quan trọng trong ngành xây dựng, hóa chất,...
Tại VN, canxi cacbonat được khai thác ở nhiều khu vực như: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng,...
2.4 Cát đen
Loại khoáng sản này nằm lẩn khuất trong lớp bồi tích phù sa. Chúng có kết cấu bóng mịn, tích hợp từ tính nhẹ và có màu đen đặc trưng.
Trong cát chứa rất nhiều kim loại có giá trị. Trong đó đáng chú ý nhất là titan.
Về phân bố, loại cát trên được tìm thấy dọc ven biển miền Trung, kéo dài từ Thanh Hóa đến khu vực Bình Thuận.
2.5 Quặng sắt
Có thể nói đây là loại quặng có tính ứng dụng cực cao. Chi phối đến mọi phương diện của đời sống con người. Từ xây dựng, sản xuất cho tới sinh hoạt hằng ngày.
Hiện nay, có đến 98% các loại quặng sắt được dùng để chế thép. Tại Việt Nam, các nghiên cứu thăm dò cho thấy tổng trữ lượng của khoáng sản này lên tới 1m3 tỷ tấn.
Trong đó, nổi bật nhất là 2 mỏ Quý Xa (Lào Cai) và Thạch Khê (Hà Tĩnh).
2.6 Quặng titan
Quặng titan được phân làm 2 nhóm là: quặng gốc (trữ lượng VIP, tập trung thành khối lớn) và quặng sa khoáng (dạng vụn, mạt, trữ lượng thấp).
Quặng gốc chủ yếu đến từ các mỏ trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Sa khoáng titan nằm dọc theo vùng ven biển, trải dài từ Thanh Hóa tới khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu.
2.7 Vàng
Quặng vàng cũng có kiểu phân hóa tương tự như quặng titan. Trong đó, quặng gốc được tập trung khai thác vì có giá trị kinh tế cực cao.
Dạng trầm tích này có tỷ lệ vàng chiếm tới 95%.
Theo thăm dò, loại khoáng sản này tại Việt Nam có trữ lượng khoảng 300 tấn.
Từ 2015 đến 2023, cả nước chỉ tận thu được trên 25kg vàng gốc.
Những mỏ vàng lớn của Việt Nam hầu hết đều tập trung tại miền núi phía Bắc. Nổi bật là Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hòa Bình.
2.8 Quặng urani
Urani có tính phóng xạ nên thường được dùng để tạo màu, đánh bóng, “góp mặt” trong các nhà máy điện hạt nhân.
Tại Việt Nam, loại quặng chứa kim loại này được tìm thấy nhiều nhất ở Nông Sơn - Quảng Nam. Ngoài ra, còn phân bố lác đác ở Tây Nguyên, miền núi phía Bắc.
Theo kết quả thăm dò địa chất, có 6 mỏ urani với trữ lượng trên 200.000 tấn. Trong đó Nông Sơn chiếm phân nửa về trữ lượng.
2.9 Quặng đồng
Đồng cũng là kim loại “quen mặt”, được sử dụng nhiều trong các thiết bị điện, thiết bị viễn thông,...
Việt Nam có khoảng gần 1,9 triệu tấn đồng. Các mỏ lớn hầu hết đều nằm ở Lào Cai. Ngoài ra, còn có ở Sơn La, Yên Bái,...
2.10 Quặng apatit
Trong apatit là nguyên liệu #1 trong sản xuất phân lân. Ngoài ra, loại quặng phosphat này còn được dùng để chế phốt pho vàng (P4).
P4 có thể “gia nhập” ngành công nghiệp thực phẩm, chế chất tẩy rửa. Hoặc hỗ trợ việc làm sạch kim loại khi mạ, sơn phủ,...
Lào Cai là nơi tập trung phần lớn các mỏ quặng phốt phát, quy mô từ vừa đến lớn. Khi tính đến độ sâu 0,9km, trữ lượng tính toán được xấp xỉ 2,4 triệu tấn.
2.11 Đất hiếm
Khoáng vật này là tập hợp những nguyên tố siêu hiếm, không thể phân tách thành trạng thái độc lập.
Đất hiếm được dùng để chế phân bón vi lượng, phát quang. Làm chất xúc tác trong lọc hóa dầu, sản xuất nam châm vĩnh cửu,...
VN có khoảng 10 triệu tấn khoáng sản này. Tập trung ở 2 khu vực, vùng Tây Bắc và miền Trung.
2.12 Quặng bôxit
Đây là loại quặng nhôm được khai thác nhiều nhất ở VN. Trữ lượng vô cùng dồi dào với khoảng 3,5 tỷ tấn quặng tinh.
Các mỏ quặng lớn nhất đều nằm ở Tây Nguyên, miền núi phía Bắc. Trong đó, Đăk Nông là nơi “nắm giữ” trữ lượng bôxit khủng nhất khu vực Đông Nam Á.
3. Các phương pháp khai khoáng sản phổ biến
- Khai thác lộ thiên
Phương pháp này được áp dụng khi khoáng vật nằm dưới lớp đất đá mỏng.
Khi khai thác, các chủ thầu cần dùng các thiết bị máy móc hạng nặng để tận thu khoáng sản.
Tốc độ khai thác nhanh, thu trữ lượng lớn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro về môi trường.
- Khai thác hầm lò
Để thực hiện, nhân công sẽ mở đường hầm để dẫn xuống vị trí có khoáng vật. Sau đó, dùng máy để tách khối, dẫn thành phẩm lên trên.
Cách làm này kỳ công hơn, có rủi ro về người khi hoạt động trong môi trường thiếu khí, tiềm ẩn nguy cơ sập lò.
Điểm cộng là khai thác bền vững, thân thiện với môi trường.
- Khai thác sa khoáng
Sa khoáng ở dạng bụi, vụn, được lắng đọng do khác biệt về tỷ trọng so với nước, đất đá vây quanh.
Khi khai thác, cần dùng thêm dụng cụ để đãi, sàng lọc. Đặc biệt, không thể không nhờ đến sự giúp sức của máy dò tìm kim loại.
- Khai thác tại chỗ
Đây là kiểu khai thác mà khoảng vật được xử lý “liền tay”. Phương pháp này chỉ áp dụng với 1 vài loại khoáng, điển hình là urani.
Có thể thấy Việt Nam được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi. Vì “nắm trong tay” hàng loạt những mỏ khoáng sản giá trị cao. Khi biết cách khai thác bền vững, đây chính là điểm tựa để Việt Nam ngày càng phát triển hùng mạnh hơn.
Nguồn: https://yenphat.vn/
Hỏi Đáp