12+ Kim loại đắt nhất thế giới: Nhìn là mê, Mới Update

CEO Robert Chinh 2024-10-31 16:33:11 408

Không ít người cho rằng vàng là kim loại đắt nhất thế giới. Nhưng điều này không đúng, còn rất nhiều các kim loại khác giá trị hơn vàng. Cùng tham khảo tolist sau đây để có cái nhìn rõ nhất về những kim loại giá trị nhất hiện nay nhé.

1. Top 12+ kim loại đắt nhất thế giới hiện nay

Những kim loại đắt đều thuộc dòng kim loại quý. Giá của hầu hết các kim loại quý được quyết định bởi ba yếu tố: sự khan hiếm, ứng dụng và nhu cầu thị trường. Vậy kim loại nào đắt nhất?

1.1 Californium(Cf)

Kim loại đắt nhất thuộc về Californium, đây là một kim loại nhân tạo, không dễ sản xuất. Mỗi năm chỉ có khoảng 30 - 40 microgam californium được sản xuất ở Nga và Hoa Kỳ. 

Kim loại đắt nhất thế giới Californium

Mặc dù có giá trị “cực khủng”, nhưng không được quan tâm nhiều vì có tính phóng xạ cao, cực kỳ nguy hiểm. 

Californium chủ yếu được dùng trong vật lý hạt nhân và phát điện, đôi khi trong y học để điều trị khối u. Thỉnh thoảng, nó thay thế tia X để phát hiện hư hỏng trong lò phản ứng hoặc kết cấu máy bay.

Giá tham khảo: ~25 - 27 triệu USD (~600 – 648 tỷ đồng).

1.2 Rhodium (Rh)

Kim loại đắt giá nhất thế giới được nhiều người biết tới nhất chính là Rhodium. Sự đắt đỏ của nó đến từ sự khan hiếm cũng như ứng dụng không thể thay thế. Sản lượng Rhodium trung bình ~30 tấn/năm.

Kim loại đắt nhất thế giới Rhodium

Với đặc tính chống ăn mòn và chịu nhiệt cao, kim loại này được dùng nhiều trong công nghiệp ô tô. 

Cụ thể là dùng trong đèn pha phản quang và bộ chuyển đổi xúc tác. Giúp giảm khí thải độc hại và chất gây ô nhiễm.

Giá tham khảo: ~262.233 USD/kg

1.3 Iridium (Ir)

Iridium là một trong những kim loại hiếm trong tự nhiên cho nên giá thành cao.

Kim loại này được đánh giá là kim loại có đặc tính chống ăn mòn, chịu nhiệt tốt.

Kim loại đắt nhất thế giới Iridium

Điểm nóng chảy cao của Ir giúp nó được ứng dụng chính vào trong sản xuất bugi. 

Ngoài ra, kim loại này đang từng bước được ứng dụng trong điện tử. Điều này có thể sẽ làm tăng thêm nhu cầu và giá thành của nó trong tương lai.

Giá tham khảo: ~133.240 USD/kg

1.4 Vàng (Au)

Vàng không phải giá trị nhất, nhưng đây là công cụ đầu tư phổ biến nhất, chủ yếu do lịch sử lâu dài và tính ổn định.

Theo dòng thời gian, kim loại này đã trở thành tiền tệ của nhiều quốc gia. Vì vậy, luôn có nhu cầu và thị trường cho vàng.

Kim loại đắt nhất thế giới vàng

Kim loại này được sử dụng cho thiết bị điện tử, thiết bị hàng không vũ trụ, cấy ghép y tế và nha khoa. Nhưng ứng dụng chính của nó vẫn là đồ trang sức và giao dịch.

Các mỏ vàng có trong tự nhiên, ẩn sâu dưới lòng đất, có thể phát hiện bằng máy dò vàng hiện đại nhất

Giá vàng không chỉ phụ thuộc vào độ hiếm, ứng dụng thực tế mà còn phụ thuộc vào điều kiện thị trường.

Giá tham khảo: ~79.333 USD/kg

1.5 Platinum (Pt)

Platinum - Bạch kim đã được sử dụng từ thời cổ đại, nhưng thường bị nhầm là bạc hoặc trộn lẫn với vàng. 

Kim loại đắt nhất thế giới Platinum

Mãi đến năm 1557, nó mới được công nhận ở châu Âu là 1 kim loại đặc biệt theo đúng nghĩa của nó.

Bạch kim khan hiếm hơn vàng và có những ứng dụng tương tự, nhưng hiện tại ít được sử dụng hơn vàng.

Kim loại dễ uốn này, chống ăn mòn đáng kinh ngạc. Nó được săn đón vì độ sáng bóng và vẻ ngoài bóng bẩy. 

Platinum chủ yếu được dùng làm đồ trang sức, chế tạo vũ khí, thiết bị nha khoa do có khả năng chống chịu cao. 

Giá tham khảo: ~31.993 USD/kg

1.6 Palladium (Pd)

Palladium có khả năng hấp thụ hydro độc đáo, chịu nhiệt tốt và rất dễ uốn. 

Kim loại đắt nhất thế giới Palladium

Ngoài ra nó cũng được đánh giá cao trong hàng không vũ trụ, hàng hải, vũ khí, y học, điện tử, năng lượng hạt nhân,...

Sản lượng Palladium khoảng 200 tấn/năm, trong đó gần 40% đến từ Nga. Các mỏ khác nằm rải rác khắp Canada và Nam Phi.

Giá thành của Palladium không ổn định, đôi khi nó cao hơn nhiều so với vàng, Ir,...

Giá tham khảo: ~30.966 USD/kg

1.7 Ruthenium (Re)

Ruthenium cũng thuộc những loại hiếm nhất, nhưng vì mức sử dụng không quá cao nên giá thấp hơn nhiều kim loại khác.

Kim loại đắt nhất thế giới Ruthenium

Nó chủ yếu được sử dụng trong điện tử để sản xuất các tiếp điểm điện, dây điện và điện cực. 

Sản lượng hàng năm vào khoảng 30 tấn, chủ yếu đến từ Nga, Bắc và Nam Mỹ, Canada, Nam Phi.

Giá tham khảo: ~13.181 USD/kg

1.8 Osmium (Os)

Osmium là 1 nguyên tố vi lượng của hợp kim và quặng bạch kim. Nó nổi bật với độ cứng, giòn, có điểm nóng chảy cao.

Kim loại đắt nhất thế giới Osmium

Kim loại này thường được sử dụng để làm các tiếp điểm điện và đầu bút máy. Vì là nguyên tố có mật độ tự nhiên cao nhất.

Osmium là 1 trong những nguyên tố hiếm nhất trên hành tinh, đó là lý do tại sao nó có giá cao như vậy. 

Kim loại này có trong iridosule và trong cát sông chứa bạch kim ở Ural, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Giá tham khảo: ~14.467USD/kg

1.9 Scandium (Sc)

Scandium có màu trắng bạc, kết cấu khá mềm. Nó có số lượng rất nhỏ trong tự nhiên. Được coi là nguyên tố phổ biến thứ 50 trên Trái đất.

Kim loại đắt nhất thế giới Scandium

Scandium được khai thác từ một trong những khoáng chất hiếm có ở Scandinavia. Nguyên tố này được dùng trong tivi màu, kính.

Sự phổ biến của Scandium đang tăng lên, do phù hợp để sản xuất chất xúc tác và đánh bóng kính. 

Giá tham khảo: ~3.643 USD/kg

1.10 Rhenium (Re)

Rhenium có điểm nóng chảy cao thứ 3 trong số các nguyên tố. Nó được dùng để chế tạo động cơ tua bin, thêm vào siêu hợp kim gốc niken để tăng khả năng chịu nhiệt. 

Kim loại đắt nhất thế giới Rhenium

Nguyên tố này được dùng trên dây tóc, vỏ điện tử, thường là sản phẩm phụ của khai thác đồng. 

Rhenium được lấy từ molypdenit trong các mỏ đồng porphyry. Được thu hồi như 1 sản phẩm phụ của quá trình chế biến molypden. 

Nó được khai thác chủ yếu ở Hoa Kỳ, Chile, Canada và Nga.

Giá tham khảo: ~2.251USD/kg

1.11 Bạc (Ag)

Bạc là kim loại phổ biến, nổi tiếng nhất trên thế giới. Đây là khoản đầu tư an toàn vì bạc giữ nguyên giá trị bất kể khủng hoảng.

Kim loại đắt nhất thế giới bạc

Nhưng trữ lượng bạc thường lớn hơn trữ lượng vàng, khiến bạc rẻ hơn nhiều.

Thường được dùng trong chế tạo tên lửa, tàu ngầm, thiết bị hạt nhân, máy tính, đồ trang sức, mạch điện, y học, pin mặt trời, lọc nước,... 

Đặc biệt, bạc còn có khả năng kiểm soát mùi và ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.

Các mỏ bạc ẩn sâu dưới đất, dễ được tìm thấy bởi máy dò kim loại. Quốc gia sản xuất bạc số một thế giới là Mexico. 

Giá tham khảo: ~969USD/kg

1.12 Indium (In)

Đây là kim loại mềm nhất hiện nay, được chế biến từ khai thác kẽm, đồng và quặng sắt.  

Kim loại đắt nhất thế giới Indium

Nguyên tố này có màu trắng bạc trông giống thiếc, cực kỳ sáng bóng và dễ uốn. Kim loại này sau quá trình chuyển đổi chiếm 0,21 phần triệu trong lớp vỏ Trái Đất.

Indium thường được sử dụng trong công nghiệp bán dẫn.

Trung Quốc là nước sản xuất Indium hàng đầu từ quặng và tinh quặng. Nhật Bản là nước sản xuất Indium hàng đầu từ vật liệu tái chế. 

Giá tham khảo: ~409 USD/kg

Trên đây là tổng hợp của Trung tâm máy công nghiệp Yên Phát những kim loại đắt nhất thế giới. Tùy thời điểm, nhu cầu, độ hiếm của kim loại mà giá thành có thể thay đổi. Khiến thứ hạng trong bảng của các nguyên tố có thể thay đổi.

Hỏi Đáp

Top 10 Máy dò kim loại sâu 1m: Giá rẻ, Bán chạy nhất

Top 10 Máy dò kim loại sâu 1m: Giá rẻ, Bán chạy nhất

Hé Lộ: Máy dò kim loại có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hé Lộ: Máy dò kim loại có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hướng dẫn sử dụng máy dò kim loại: Hiệu quả, Chi tiết A - Z

Hướng dẫn sử dụng máy dò kim loại: Hiệu quả, Chi tiết A - Z