Sàn nhà bị rộp, rỗ - Nguyên nhân, cách xử lý
Nội dung chính [ Hiện ]
Sàn nhà bị rộp là tình trạng thường xảy ra ở những công trình, nhà ở lâu năm. Không chỉ làm mất tính thẩm mỹ của không gian, vấn đề này còn gây khó khăn khi di chuyển, dễ dẫn đến tai nại vì nguy cơ vấp ngã hoặc bước hụt. Bài viết dưới đây Điện máy Yên Phát sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng này hiệu quả.
Hiện tượng sàn nhà bị rộp, phồng là gì?
Sàn nhà bị phồng rộp là hiện tượng nền gạch sàn nhà bị nhô lên, phồng rộp và nổ – vỡ. Hiện tượng này có thể xảy ra tại 1 khu vực trong nhà hoặc tạo thành 1 đường dài chạy trên sàn nhà.
Gần đây, tình trạng này khá phổ biến tại các tòa nhà cao tầng, khu chung cư khiến nhiều hộ gia đình lo lắng. Ngoài ra, ở các khu vực lát gạch có diện tích lớn như sảnh, sân thượng, sân công cộng,… cũng hay xảy ra tình trạng sàn bị phồng rộp.
Sàn nhà bị rộp – Hiện tượng nền gạch lát nhô lên cao hơn gây mất an toàn
Ngoài việc làm mất tính thẩm mỹ của không gian xây dựng, vấn đề này còn gây nguy hiểm và khó khăn khi di chuyển, có thể dẫn đến tai nạn vì nguy cơ vấp ngã hoặc bước hụt.
Nguyên nhân khiến sàn nhà bị rộp, phồng
Dưới đây là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng gạch lát nền bị phồng rộp mà bạn cần biết để có hướng xử lý phù hợp.
Nền nhà bị sụt lún sau 1 thời gian sử dụng
Quá trình sử dụng lâu dài, sàn nhà phải chịu ảnh hưởng của rất nhiều tác động bên ngoài dẫn đến tình trạng sụt lún, bong tróc và xô đẩy giữa những lớp gạch lát sàn. Thường thì nguyên nhân này xuất phát từ việc các khối nhà lân cận xây dựng sát sườn nhau và không có khe lún, làm các khối công trình tác động lên nền đất với chuyển động khác nhau gây ra sụt lún và đùn gạch.
Thi công không đúng kỹ thuật
Vữa kết dính kém
Việc người thợ thi công trát xi măng dưới lớp gạch không đều cũng khiến gạch và xi măng kết dính kém. Khi cả 2 cùng giãn nở không đều sẽ dẫn đến hiện tượng phồng rộp, bung gạch.
Khoảng cách gạch không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
Trong quá trình thi công lát gạch, các viên gạch được đặt quá sát nhau và không có khe co giãn giữa chúng nên khi bị giãn nở thì gạch sẽ bị kích và xô vào nhau. Từ đó dễ gây nứt vỡ, phồng rộp.
Trộn nguyên liệu không đúng tỉ lệ chuẩn
Tỷ lệ trộn xi măng và cát không chuẩn
Trộn vữa lát nền không đúng tỷ lệ chuẩn cũng là nguyên nhân làm sàn nhà bị rộp. Cụ thể, khi tỷ lệ xi măng trộn ít mà tỷ lệ cát lại nhiều hơn thì độ bám dính của lớp vữa dưới gạch sẽ không được cao; gạch cũng bong dần lên theo thời gian.
Quá trình ngâm gạch không chuẩn kỹ thuật
Trước khi lát, việc không ngâm gạch với nước hoặc có ngâm nhưng không đủ thời gian cũng khiến gạch quá khô, kết hợp với việc lớp vữa hút hết độ ẩm trong gạch làm gạch dễ giòn, dễ vỡ. Đồng thời nếu gạch gặp môi trường ẩm ướt tiếp tục quá trình giãn nở sẽ dẫn đến tình trạng phồng rộp.
Ngâm gạch không chuẩn kỹ thuật
Ngoài ra, lưu ý rằng các loại gạch ốp tường và gạch lát nền nếu dùng keo dán gạch đều cần ngâm nước trước khi thi công. Thời gian ngâm từ 10 – 15 phút, ngâm lâu quá cũng sẽ không tốt.
Do vữa cán nền khô
Vữa cán nền lát gạch khô
Lớp vữa xi măng, lớp hồ dầu không đạt chất lượng hoặc được tô trát không đủ “no” sẽ khiến cho độ bám dính của gạch không cao. Khi đưa vào sử dụng thì gạch rất dễ bị bong và phồng rộp lên.
Bật mí cách xử lý gạch lát nền bị phồng
Để khắc phục sàn nhà bị rộp, bạn cần phải căn cứ vào tình trạng của vấn đề. Từ đó lựa chọn một giải pháp xử lý tốt nhất. Để dễ xử lý hơn, chúng tôi chia thành 2 tình trạng như sau:
Đối với gạch bị phồng nhưng chưa bị vỡ hoặc bong tróc
Trường hợp gạch chưa bị bong và chưa vỡ thì việc thay thế toàn bộ gạch lát là không cần thiết. Vì sẽ gây tốn kém, đặc biệt là lãng phí khi nền nhà đang sử dụng là mẫu gạch cao cấp. Khi đó, phương án xử lý phù hợp nhất sẽ tiến hành theo các bước dưới đây:
Bước 1: Kiểm tra xung quanh vị trí của những viên gạch bị phồng. Thực hiện việc kiểm tra viên gạch bị phồng. Xác định vị trí xung quanh viên gạch này có dấu hiệu bị phồng rộp hay không để quá trình khắc phục triệt để tiến hành một lần, không làm tốn thời gian và kinh phí về sau.
Kiểm tra xung quanh vị trí của những viên gạch bị phồng rộp
Bước 2: Dùng mũi khoan có đường kính nhỏ nhất, thường sẽ là mũi khoan số 6.
- Mũi khoan cần sắc và mới để khoan lên nền viên gạch đang bị phồng rộp.
- Tiến hành khoan sâu với kích thước khoảng 1.5cm.
Bước 3: Dùng bơm hơi để thổi sạch mùn vữa gạch lát nền.
Bước 4: Tiến hành bơm hóa chất xuống vị trí viên gạch bị rộp nhờ các lỗ vừa khoan.
- Có thể khoan thêm các mũi bên cạnh để bổ sung hóa chất trong trường hợp lỗ khoan đầu tiên không xuống hết.
- Hóa chất sử dụng có thể là vữa bơm ống gen cáp hoặc vữa không co ngót – Sika.
Sử dụng hóa chất để xử lý gạch lát nền
Bước 5: Chờ cho phần hóa chất đã bơm khô, có thể dùng xi măng trắng hoặc xi măng màu tương đồng với màu gạch ở vị trí lỗ khoan để che đi phần mũi khoan.
Bước 6: Vệ sinh bề mặt vừa thi công là xong.
Đối với gạch đã vỡ hoặc bong lên
Với trường hợp gạch ốp lát phồng rộp kèm theo bị vỡ, bung lên khỏi sàn thì phương án xử lý bắt buộc là thay thế toàn bộ phần gạch bị rộp. Các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Kiểm tra và xác định toàn bộ những viên gạch phồng rộp bị vỡ.
- Gồm viên gạch đã bong lên hoặc viên gạch xung quanh vị trí bị bong.
- Điều này giúp đảm bảo không phát sinh thêm vấn đề gì sau khi hoàn thành công việc sửa chữa.
Kiểm tra chỗ gạch đã vỡ hoặc bong lên
- Bước 2: Lấy máy cắt và tiến hành cắt theo đường mạch xung quanh những viên gạch bị rộp.
Dùng máy cắt theo đường mạch xung quanh gạch bị rộp
- Bước 3: Dùng dụng cụ đục để đục toàn bộ vị trí của viên gạch đã bị phồng rộp. Lưu ý đục sâu xuống nền vữa cũ từ 3 - 5cm.
Đục toàn bộ vị trí của viên gạch bị phồng rộp
- Bước 4: Trộn vữa mác, rồi cán nền cho bằng phẳng và cán nền cho bằng phẳng với nền của những viên gạch cũ.
- Bước 5: Hòa thêm nước xi măng (hồ dầu) đổ lên trên nền vữa, rồi sau đó tiến hành thi công ốp lát gạch.
Thêm hồ dầu trên nền vữa rồi ốp lát gạch
- Bước 6: Vệ sinh lại toàn bộ vị trí vừa thi công và trét mạch nữa là xong.
Cách xử lý mới: Giải pháp giúp gạch lát nền không bị phồng hiện đại
Những giải pháp được đề cập bên trên là cách xử lý sàn nhà rộp truyền thống. Tuy nhiên khả năng xử lý triệt để hoàn toàn tình trạng phồng rộp là không thể chắc chắn.
Theo đó, hiện nay tại các công trình nền gạch diện tích hoặc nền gạch dân dụng thường tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời như sân thượng, hành lang, ban công, sàn mái, sân ngoài trời,... đã ứng dụng giải pháp nẹp co giãn sàn gạch vô cùng hiệu quả và thi công nhanh chóng.
Nẹp khe co giãn lát gạch nền tạo ron cắt
Nẹp khe co giãn lát gạch là dạng nẹp dùng thanh co giãn để tạo ron cắt, chia nhỏ diện tích sàn gạch giúp tạo ra không gian giãn nở và co ngót tránh gây tình trạng nứt, đùn gạch. Đồng thời, nẹp còn giúp cho các khe ron gạch nhỏ không bị hút bẩn vào khe làm mất thẩm mỹ, che khe hở dẫn tới nứt và phồng gạch.
Lưu ý, cách này được sử dụng trong quá trình thi công công trình để tránh hiện tượng phồng rộp về sau. Các bước thực hiện nẹp co giãn như sau:
- Bước 1: Xác định diện tích sàn gạch và vị trí dùng nẹp, rồi thi công lát gạch sàn bình thường cho đến vị trí dùng nẹp.
- Bước 2: Ướm viên gạch số 1 vào vị trí đánh dấu trước vị trí có nẹp.
- Bước 3: Rải vữa lên bề mặt sàn và tiến hành gắn nẹp vào đúng vị trí đã định vị trước. Ấn nhẹ thanh nẹp từ từ để vữa ngấm vào cánh của thanh nẹp qua các lỗ ở 2 bên cánh nẹp; tiếp tục ấn từ từ cho đến khi nẹp bằng với cốt cao độ của sàn gạch thì dừng lại.
Lắp nẹp khe co giãn lát gạch trong quá trình thi công công trình
- Bước 4: Lát viên gạch số 1 vào vị trí đã đo và điều chỉnh vị trí nẹp cho sát mép gạch.
- Bước 5: Rải vữa để lát viên gạch thứ 2 và những viên gạch tiếp theo như bình thường.
- Bước 6: Sau khi lát gạch xong, dùng giẻ mềm ẩm hoặc miếng bọt biển lau nhẹ nhàng để vệ sinh bề mặt nẹp.
Bên cạnh đó, với tình trạng sàn nhà bị rộp; rỗ lỗ tổ ong; xuất hiện lớp sơn epoxy; nứt chân chim bề mặt sàn hoặc bị biến màu; xuất hiện rong rêu bám dính;... thì biện pháp xử lý tốt nhất đó là loại bỏ lớp bê tông yếu trên cùng rồi dùng máy mài sàn bê tông để làm phẳng. Đồng thời, sử dụng máy đánh bóng sàn và máy chà sàn để vệ sinh, bảo trì bề mặt sàn bê tông đúng cách giúp gia tăng tuổi thọ của sàn nhà.
Sử dụng máy đánh bóng sàn để vệ sinh, bảo trì bề mặt sàn nhà
Như vậy, nội dung bài viết đã chia sẻ đến bạn những kiến thức quan trọng giúp xử lý khi sàn nhà bị rộp. Để phòng tránh các vấn đề xảy ra đối với nền nhà, người dùng nên sử dụng các thiết bị vệ sinh công nghiệp như máy chà sàn gia đình, máy chà sàn ngồi lái, máy đánh bóng sàn, máy mài sàn,... Theo đó, quý khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0917 430 282 - 0985 626 307 để được tư vấn!
Hỏi Đáp