Quy trình bảo dưỡng máy chà sàn: Chuẩn, Nhanh gọn, Hiệu quả
Nội dung chính [ Hiện ]
Bảo dưỡng máy chà sàn chẳng tốn mấy thời gian nhưng lợi ích mà mang lại thì không đếm được. Bạn nhất định phải đưa quy trình trên vào kế hoạch chăm sóc máy định kỳ.
1. Lý do cần bảo dưỡng máy chà sàn định kỳ
1.1 Máy vận hành khỏe hơn
Nếu sử dụng mà không bảo trì thì do ảnh hưởng của lực cơ học, nền nhiệt cao, năng lực làm sạch của thiết bị sẽ dần suy giảm. Thế nhưng, nếu kiểm tra máy thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ, phát hiện lỗi và xử lý tận gốc thì thiết bị sẽ vẫn giữ được năng lực làm việc.
Khi đó, máy đánh sàn công nghiệp có thể vận hành liên tục nhiều giờ mà không bị tăng nhiệt hay sụt giảm phong độ. Tuổi thọ máy cũng được tăng cường, có thể kéo dài tới hàng chục năm.
1.2 Chất lượng làm sạch miễn bàn
Nếu so sánh hiệu quả làm sạch của 1 con máy được chăm chút thường xuyên với 1 thiết bị bị “bỏ bê”, bạn sẽ hiểu vai trò của việc bảo trì.
Máy được kiểm tra, đánh giá thường xuyên sẽ không có hiện tượng xuống cấp. Nếu có sự cố sẽ được can thiệp ngay, nếu phụ kiện hao mòn sẽ được thay mới tại chỗ. Vậy nên, vẫn duy trì được phong độ làm việc dù vận hành qua hàng chục năm.
1.3 Ít hỏng lỗi nghiêm trọng
Thực tế cho thấy những hư hỏng lớn rất hiếm khi xảy ra ở những con máy được “chăm sóc” cẩn thận theo chu kỳ.
Thường những lỗi nặng không xuất hiện tự nhiên mà có. Nó là kết quả của quá trình tác động cộng dồn theo 2 trường hợp.
- Một là sự cố nhỏ không được can thiệp nên ngày càng nặng
- Hai là nhiều sự cố xảy đến và ảnh hưởng qua lại.
Và những rủi ro này hầu như không thể xuất hiện ở máy được check định kỳ.
1.4 Giá ngon hơn khi thanh lý
Do được chăm chút thường xuyên nên các linh kiện máy vẫn xịn như mới. Không bị xuống cấp như nhiều con máy bị bỏ bê.
Khi bán thanh lý, kỹ thuật viên chỉ cần kiểm tra kết cấu thiết bị là biết bạn đã giữ gìn đến mức nào. Do đó, họ sẽ trả giá cao hơn mặt bằng chung, phù hợp với chất lượng máy hiện có.
1.5 Giữ an toàn tối đa khi điều khiển
Sự mất an toàn khi vận hành chủ yếu do máy phát sinh những hư hỏng lớn, nổi bật là rò rỉ điện, chập cháy động cơ...
Tuy nhiên, khi đã bảo dưỡng định kỳ thì sẽ không bao giờ có chuyện đó. Bởi máy đã được tút tát cẩn thận từ trong ra ngoài. Khi sử dụng, bạn sẽ thấy an tâm hơn gấp bội.
2. Quy trình bảo dưỡng máy chà sàn “chuẩn không cần chỉnh”
2.1 Check nguồn điện, sạc pin (nếu có)
Việc kiểm tra chi tiết này nhằm 2 mục đích: bảo đảm độ an toàn khi vận hành và tối ưu hiệu quả khai thác năng lượng của thiết bị.
Theo đó, cần rà soát mọi chi tiết như jack cắm, dây điện, độ đầy của ắc quy nếu có. Hãy đảm bảo các bộ phận trên không có gì bất thường, cấp đầy pin cho ắc quy rồi mới sử dụng.
2.2 Check bàn chà máy
Mục đích của việc rà soát khu vực bàn chà là để xem có bị hao mòn, mất hẳn công năng hay không.
Đây là bộ phận tiếp xúc với bề mặt cần làm sạch. Nếu mất đi độ ma sát hay khả năng đánh bóng thì chức năng của máy sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
2.3 Kiểm tra phần hút của máy
Phần hút đảm nhiệm vai trò dọn sạch phần nước thải, giúp sàn nhà khô cong sau khi vệ sinh.
Khả năng thu hồi nước thải có được là nhờ khả năng áp sát với bề mặt sàn của lá cao su. Nếu lá cao su bị mòn, biến tính thì chức năng này sẽ không còn được như trước.
Việc kiểm tra phần hút chủ yếu là để đánh giá hiện trạng của lá hút cao su xem cần thay mới hay điều chỉnh lại không.
2.4 Check motor máy
Không ngoa khi nói rằng động cơ chính là vị nhạc trưởng điều khiển chức năng làm sạch của thiết bị.
Việc kiểm tra chi tiết này được thực hiện ở cả 2 trạng thái. Thứ nhất là khi không hoạt động xem phần vỏ ngoài có bị hao mòn, nứt vỡ hay vẫn ổn. Thứ hai là khi vận hành xem có phát sinh tiếng ồn, rung mạnh, nóng máy hay không.
Nếu không thể sửa máy chà sàn, hãy thay mới bằng 1 thiết bị chính hãng có thông số kỹ thuật tương đương.
2.5 Làm sạch sẽ thùng chứa nước
Việc vệ sinh thùng chứa là để loại bỏ tất thảy các loại vụn cặn, chất thải còn bám dưới đáy, quanh thành bình.
Đầu tiên, cần phải loại bỏ hết nước. Sau đó, thêm chút chất tẩy rửa rồi dùng cọ dài luồn sâu vào bình để chà rửa.
Cuối cùng, tráng lại nhiều lần bằng nước sạch là xong.
2.6 Lau các bộ phận ngoài máy
Các chi tiết bên ngoài của máy có thiết kế rất tinh gọn, lại được làm bằng vật liệu chống ẩm nên việc vệ sinh vô cùng đơn giản.
Chỉ cần dùng khăn sạch còn ẩm, lau bề mặt, thấm khô là xong.
3. Ghim ngay lưu ý khi bảo dưỡng máy chà sàn
3.1 Stop nguồn điện trước khi bảo dưỡng
Việc ngắt nguồn điện là yêu cầu bất di bất dịch khi thực hiện kỹ thuật này. Mục đích là để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ bị điện giật khi đang check máy.
Do đó, đây là điều cần làm trước tiên nếu muốn tự tay bảo dưỡng thiết bị.
3.2 Đọc kỹ HDSD, lưu ý khuyến cáo từ NSX
Việc đọc tài liệu hướng dẫn của NSX sẽ giúp bạn nắm rõ cấu tạo chi tiết và những điểm đặc biệt cần lưu ý. Như vậy, khi tiến hành bảo dưỡng sẽ hạn chế tối đa những sai sót không đáng có.
3.3 Không tự ý tháo lắp máy nếu không biết
Nếu không sành sỏi về thiết bị điện, thiếu kiến thức nền thì việc tự ý tháo lắp máy để bảo dưỡng sẽ khá rủi ro.
Thứ nhất, việc làm này sẽ tiềm ẩn rủi ro mất an toàn. Thứ hai, bạn không thể thực hiện quy trình bảo trì đúng quy chuẩn nên chất lượng thu thường thấp.
3.4 Nhớ note lịch bảo dưỡng
Bảo trì không phải là việc chỉ làm 1 lần mà cần được duy trì đều đặn qua thời gian. Có như vậy, việc làm này mới có thể phát huy hiệu quả lâu dài. Cần lên lịch rõ ràng trong thời gian tối thiểu 3-6 tháng.
Để nhắc lịch, bạn có thể cài đặt trên điện thoại. Hoặc ghi ra giấy và dán ngay vào máy để tiện quan sát.
Quy trình bảo dưỡng máy chà sàn nhìn chung khá đơn giản. Bạn có thể tự xử lý theo chu kỳ tuần hoặc tháng. Tuy nhiên khi kiểm tra, nếu nhận diện thấy sự cố thì hãy nhờ cậy đến các chuyên gia nhé!
Hỏi Đáp