Khắc phục ghế sofa bị mốc và những sự cố thường gặp ở ghế sofa

CEO Robert Chinh 2021-05-22 16:26:44

Cách xử lý ghế sofa bị mốc hiệu quả

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ghế sofa bị mốc, đặc biệt là do độ ẩm không khí. Nếu phòng khách có độ ẩm không khí quá cao so với mức bình thường cùng với không gian bí bách, thiếu ánh sáng. Đây chính là điều kiện thuận lợi khiến nấm mốc trên ghế sofa phát triển. Do đó, hãy xử lý nấm mốc bằng một trong những cách sau.

Cách tẩy vết mốc trên ghế da

Làm sạch ghế sofa mốc bằng giấm

Bước 1: Chuẩn bị một lượng giấm vừa đủ để vệ sinh bề mặt ghế sofa da bị mốc.

Bước 2: Dùng vải mềm sạch và tẩm giấm, lau lên toàn bộ bề mặt ghế chứ không riêng những vết nấm mốc. Bởi sẽ không thể tránh khỏi những trường hợp một số vị trí khác của ghế chuẩn bị mốc mà bạn chưa kịp phát hiện ra. Hơn nữa, giấm là loại axit nhẹ và lành tính nên bạn có thể yên tâm sử dụng.

Bước 3: Dùng vải sạch mềm, khô để lau lại toàn bộ ghế da.

Xử lý vết mốc trên ghế bằng giấm ăn

Làm sạch ghế sofa mốc bằng rượu

Bước 1: Tiến hành pha rượu với nước ấm theo tỉ lệ 50:50

Bước 2: Tương tự như cách làm sạch với giấm, dùng khăn hoặc vải mềm nhúng vào dung dịch đã pha sẵn ở bước 1 để lau toàn bộ bề mặt ghế da bị mốc, kể cả những vị trí không mốc.

Bước 3: Sau khi đã vệ sinh ghế da bằng dung dịch rượu và nước ấm, bạn nên dùng máy sấy để sấy khô toàn bộ bề mặt ghế. Chú ý, chỉ nên để chế độ sấy khô và tuyệt đối không để chế độ nóng. Bởi như vậy sẽ khiến bề mặt da của ghế nhanh bị bong tróc do nhiệt độ quá cao.

Làm sạch ghế sofa mốc bằng baking soda

Các bước làm sạch mốc ghế da bằng baking soda cũng tương tự 2 cách trên.

Bước 1: Hòa tan baking soda với dung dịch nước ấm.

Bước 2: Nhúng vải sạch mềm vào dung dịch rồi lau lên những vết ẩm mốc của ghế da.

Bước 3: Dùng vải mềm lau lại toàn bộ ghế da một lần nữa bằng nước ấm.

Bước 4: Dùng máy sấy ở chế độ mát sấy khô hoàn toàn bề mặt ghế da.

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng tương tự các cách làm này để làm sạch ghế da ô tô bị mốc.

Xử lý vết mốc bằng baking soda

Cách xử lý ghế sofa bằng vải nỉ

Đối với ghế sofa vải, cách khắc phục tốt nhất để loại bỏ những vết ẩm mốc đó là thực hiện đúng quy trình sau:

- Bước 1: Dùng máy hút bụi để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn bám trên bề mặt ghế và các khe kẽ của ghế. Nếu không có máy hút bụi có thể sử dụng khăn sạch để lau khô bề mặt ghế.

- Bước 2: Hòa dung dịch nước rửa chén bát hay xà phòng cùng với nước ấm theo tỉ lệ 1/4 , sau đó khuấy đều để tạo bọt.

- Bước 3: Thoa đều lớp bọt vừa tạo được lên bề mặt ghế rồi lấy bàn chải chải đều, nhẹ nhàng trên bề mặt ghế. Lớp bọt có tác dụng thấm sâu và lấy những vết nấm, mốc bám dính trên ghế.

- Bước 4: Sau khi đã chà đều và cẩn thận lớp bọt trên mặt ghế sofa, vớt lớp bọt này ra khỏi bề mặt ghế và dùng khăn mềm ẩm lau thật sạch những phần bọt còn sót lại.

- Bước 5: Làm khô ghế. Ở bước này, tốt nhất nên để ghế khô tự nhiên bằng cách mở hết các cửa sổ trong nhà để gió lưu thông làm khô ghế nhanh hơn. Hoặc có thể bật quạt để làm khô ghế.

Để ghế khô tự nhiên hoặc dùng quạt

Xử lý ghế sofa bị hôi 

Sau một thời gian dài sử dụng, ghế sofa không thể tránh khỏi mùi hôi do việc làm rơi hay đổ nước uống, thức ăn lên bề mặt; cũng có thể bụi bẩn lâu ngày tích tụ hoặc mùi hôi của con trẻ nô đùa. Việc khử mùi hôi trên ghế sofa là rất cần thiết để ghế trở lại sạch sẽ như ban đầu và hơn hết chúng giúp gia đình bạn có không khí trong lành.

Dùng dung dịch khử mùi

Nên dùng các loại dung dịch, nước thơm để khử mùi cho ghế sofa bị hôi. Bởi những loại nước này có các mùi hương khác nhau và đem lại cảm giác dễ chịu khi dùng. Bạn chỉ cần xịt trực tiếp những loại nước thơm này lên bề mặt ghế sofa là có thể khắc phục được tình trạng này.

Tuy nhiên, những loại dung dịch bằng nước này thường chỉ sử dụng trên bề mặt ghế sofa được làm từ chất liệu vải, nỉ. Còn trên ghế sofa da khi xịt hầu như không đem lại tác dụng.

Dùng hương liệu

Bạn có thể nhỏ một giọt hương hiệu vào bông hoặc vải mềm rồi quấn lại trong khăn giấy và nhét vào phía sau các gối đệm nhỏ trên sofa để át đi mùi hôi. Đây cũng là một trong những cách khử mùi ghế sofa mới khá hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Nhờ đó mà không chỉ riêng ghế sofa, cả ăn phòng lúc nào cũng luôn thơm ngát và trong lành.

Dùng máy hút bụi

Bên cạnh sử dụng dung dịch khử mùi hay dùng các hương liệu thì việc dùng các thiết bị hút bụi chuyên nghiệp như máy hút bụi, hút ẩm để lọc bớt những bụi bặm, mùi ẩm mốc và làm ghế luôn khô thoáng. Nên sử dụng những máy hút bụi có công suất, trọng lượng vừa phải để việc hút bụi ghế sofa diễn ra thuận lợi nhất.

Sử dụng máy hút bụi chuyên nghiệp

Tuy nhiên, máy hút bụi chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu dài bạn vẫn nên khử hôi trên ghế sofa bằng những hóa chất chuyên dụng.

Dùng máy giặt thảm phun hút

Bên cạnh việc sử dụng máy hút bụi chuyên nghiệp để xử lý mùi hôi ghế sofa thì máy giặt thảm phun hút chính là một gợi ý hoàn hảo. Máy giặt thảm phun hút chính là máy hút bụi nước công nghiệp có khả năng chuyên biệt dùng thể giặt thảm trài sàn hay ghế sofa tuyệt vời. Bởi chúng không chỉ có khả năng làm sạch, khử mùi hôi trên ghế sofa hiệu quả mà còn giúp người dùng tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như công sức làm việc.

Những thương hiệu máy giặt thảm phun hút nổi tiếng đáng dùng nhất phải kể đến: Kumisai, Supper Cean, Palada, Kunfu Clean,...

Máy giặt thảm đem lại hiệu quả vượt trội

Dùng baking soda

Baking soda là một hợp chất có nhiều ứng dụng tuyệt vời trong cuộc sống như: Làm bánh, làm sạch răng miệng, làm mềm da,…Có thể nói công dụng tuyệt vời nhất của nó chính là khử mùi và làm sạch, kể cả khử mùi ghế sofa bị hôi.

Một mẹo đơn giản khi vệ sinh ghế sofa bị hôi với baking soda đó là rắc một chút hợp chất này lên bề mặt ghế rồi sau đó dùng máy hút bụi mini hút sạch. Trong trường hợp không có máy hút bụi, bạn vẫn có thể để bộ ghế ở nơi thoáng, ánh sáng dịu nhẹ và dùng một chiếc gậy đập bụi bẩn. Như vậy, bộ sofa sẽ nhanh chóng trở nên sạch sẽ và thơm tho như lúc ban đầu.

Ngoài ra, nếu ghế sofa đã qua một thời gian sử dụng khá lâu và chưa được giặt giữ thì người dùng nên đem ghế đi giặt để loại bỏ những nhân tố gây mùi khó chịu trên ghế tốt nhất.  

Mẹo xử lý ghế sofa bị rách

Ghế sofa bị rách gây ảnh hưởng không nhỏ tới giá trị thẩm mỹ cũng như tuổi thọ của chiếc ghế sofa. Đồng thời, người dùng cũng sẽ không đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng. Hơn nữa, những vết rách trên ghế sofa nếu không được xử lý kịp thời sẽ nhanh chóng lan rộng vết rách, gây lõm ghế tại vị trí rách và nhanh chóng hỏng ghế. Vì vậy, cần xử lý kịp thời đối với những vị trí này. 

Ghế sofa da bị rách

Ghế sofa da là loại ghế có giá thành khá đắt, tuy nhiên chỉ sau một thời gian sử dụng ghế có hiện tượng thi thủng, rách hoặc bong tróc sơn. Với những vết thủng ở ghế sofa nên áp dụng những bước xử lý sau đây.

*Bước 1: vệ sinh bề mặt da

Việc vệ sinh bề mặt da đầu tiên nhằm mục đích giúp cho bề mặt ghế trở nên nhẵn mịn và giúp việc liên kết các khoảng cách da rách, nứt tốt hơn.

Nên dùng cồn hoặc giấm để thấm vào khăn hoặc giẻ mềm để lau nhẹ quanh vị trí vết rách đó. Điều này nhằm loại bỏ các chất bụi bẩn bám vào trong quá trình sử dụng ghế.

*Bước 2: Lót tấm vải bên trong vết rách

Ở bước này, bạn cần lấy một tấm vải với kích thước to hơn phần rách và lót vào phía trong lớp dưới da của ghế. Việc làm này nhằm tạo nên kết cấu vững chắc hơn so với việc sử dụng một tấm da bên trong và những tấm da chỉ liên kết trên bề mặt sẽ tạo nên lực hút kém hơn.

Chú ý, cần thật khéo léo khi luồn lớp vải mỏng bên dưới lớp ghế da bị rách. Đồng thời, tùy theo vết rách trên ghế sofa to hay nhỏ mà cắt kích thước miếng vải tương ứng. Cần cắt miếng vải sao cho phủ được toàn bộ vết rách để đảm bảo liên kế tốt hơn. Bên cạnh đó, nên sử dụng tấm vải mềm để có thể phát huy hiệu quả của keo dán ghế sofa và dùng các tấm vải bẩn gây ảnh hưởng tới độ kết dính của sản phẩm.

Sử dụng miếng dán cho ghế sofa da bị rách

*Bước 3: Quét keo lên bề mặt miếng vải

Sử dụng keo dán ghế sofa chuyên dụng quét đều đều lên bề mặt miếng vải và để khô tự nhiên theo hướng dẫn sử dụng. Tiếp theo để chúng gắn chặt vào bên trong của lớp da nhằm cố định miếng vải với lớp da xung quanh vết rách ghế sofa. Đây chính là lớp nền để cố định miếng da ghép vào và sẽ là phần khung tạo điểm bám nhằm tăng thêm độ chắc chắn của miếng vải.

Trong trường hợp là các vết rách nhỏ có thể kéo sát miệng vết da rách lại với nhau và để từ 3-5 phút sao cho lớp keo khô vững chắc.

*Bước 4: Phủ lớp keo lên bề mặt da

Đây là bước áp dụng đối với những vết rách lớn, còn với những vết rách nhỏ không cần dùng miếng sa phủ bề mặt. Sau khi quét keo lên lớp da, để yên từ 3-5 phút cho lớp keo phát huy tác dụng. 

*Bước 5: Khắc phục những kẽ hở

Sử dụng một lớp màu nền tương tự hoặc gần giống với màu của ghế sofa và đánh dày lên phần da vừa làm cho cùng màu. Hoặc có thể quét nhẹ thêm một lớp sơn trong để tránh màu bị bay.

Ngoài ra, có một điều cần phải hết sức lưu ý đó là ghế sofa rất dễ bị rách, vì vậy cần hết sức cẩn thận khi sử dụng, tránh những vật sắc nhọn tác động lên ghế.

Cách khắc phục ghế sofa vải nỉ bị rách

Các mẫu ghế sofa vải nỉ khi bị rách thường dễ khắc phục hơn so với ghế sofa da. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý xử lý các bước cẩn trọng để không gây mất thẩm mỹ vị trí rách.

- Bước 1: Chuẩn bị một phần vải trùng màu hoặc gần giống màu với ghế sofa bị rách, sau đó cắt miếng vải với diện tích to hơn vết rách.

- Bước 2: Quét một lớp keo 2 mặt của miếng vải rồi dùng bàn là để là qua để keo dính vào mặt vải.

- Bước 3: Lật ngược miếng vải và một lớp keo còn lại ra, dán vào chỗ bị rách của ghế.

- Bước 4: Dùng bàn là bộ phần vải vừa dấn để keo dính chắc vào ghế. 

Các bước xử lý ghế sofa vải bị rách

Cách tẩy mực trên ghế sofa

Với những gia đình có trẻ nhỏ, khi chơi đùa thường nghịch ngợm, vẽ vời lên bề mặt ghế. Do đó, những vết mực bút bi, mực bút dạ bám dính trên ghế là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số cách vệ sinh ghế dính mực đơn giản như sau.

Sử dụng khăn ướt em bé

Một vấn đề thường gặp khi lau chùi những sản phẩm được làm bằng sợi tổng hợp đó chính là bị bạc màu. Do đó, khăn ướt chính là giải pháp hữu hiệu, an toàn cho những vật thể thô ráp như ghế sofa nỉ khi muốn tẩy sạch vết dơ. Thử dùng khăn ướt lau một phần nhỏ của vết mực đó, nếu vết bẩn bị loại bỏ thì chắc chắn sẽ lau sạch được toàn bộ. Và nếu không làm sạch được từ đầu thì tốt nhất nên tìm một phương pháp khác.

Xử lý vết mực trên ghế sofa

Sử dụng thuốc xịt tóc

Có thể có nhiều người sẽ khá bất ngờ với cách vệ sinh ghế sofa này. Quả thật, bạn sẽ phải bất ngờ vì tác dụng của cách làm này. Chỉ cần xịt một chút thuốc xịt tóc lên mặt ghế, để vài phút sau đó dùng một chiếc khăn khô, sạch để lau chùi bộ ghế. Ưu điểm của cách làm này không chỉ tẩy mực ghế sofa mà còn làm khô ráo nhanh chóng các vết ẩm trên ghế sofa.

Sử dụng cồn 70 độ

Cồn 70 độ chính là sự lựa chọn tốt nhất để làm sạch ghế sofa bị dính mực (bề mặt sợi tổng hợp). Bởi khả năng tẩy rửa mạnh mẽ nên khi dùng cồn vệ sinh ghế sofa cũng nên chú ý xem chúng có làm bay màu sắc trên bề mặt ghế hay không. Cần thử chà rửa cồn với một phần nhỏ bề mặt ghế, nếu không có hiện tượng gì xảy ra có thể tiếp tục sử dụng. Đây cũng là cách vệ sinh ghế sofa bị dính mực tương đối đơn giản và được nhiều người áp dụng.

Sử dụng các chất tẩy rửa có thương liệu

Một điều bất cứ ai cũng cần lưu ý khi vệ sinh ghế sofa bị dính mực hay bị bẩn cũng nên dùng những chất tẩy rửa có thương hiệu nổi tiếng như: Omo, Tide,…nhằm đánh bật vết bẩn hiệu quả cao hơn những chất tẩy rửa thông thường khác. Mặc dù vậy, người dùng cũng cần kiểm tra khả năng đánh bay màu vải của sản phẩm. Do đó, cần đọc kỹ thông tin về chất liệu sản phẩm và các lưu ý tẩy rửa trước khi mua.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng ghế sofa

Cho dù bạn sở hữu một bộ sofa có chất liệu cao cấp hay bình thường thì việc bảo quản ghế có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao tuổi thọ của máy và tránh được những trường hợp xảy ra với ghế như trên. Sau đây là một số lưu ý hữu ích trong quá trình sử dụng ghế sofa:

- Lau chùi, vệ sinh ghế thường xuyên: Nên vệ sinh ghế sofa phòng khách ít nhất 1 lần/ tuần nhằm loại bỏ những hạt bụi bám trên ghế sofa. Trong quá trình lau chùi nên sử dụng những chiếc khăn khô hay trong những ngóc ngách nên sử dụng máy hút bụi công nghiệp (công suất nhỏ, vừa phải) để làm sạch hiệu quả. Bên cạnh việc sử dụng khăn khô, bạn cũng có thể sử dụng khăn ướt để lau chùi những vết ố hoặc bụi bẩn bám lâu ngày trên ghế sofa.

- Khi giặt các tấm bọc ghế sofa vải nên ngâm nước xả vải có hương thơm đậm đặc để khử mùi hôi ghế sofa tốt hơn.

- Tốt nhất nên giặt ghế sofa ít nhất 1 lần/ năm và phải vệ sinh thật kỹ càng, sạch sẽ.

Bảo quản ghế sofa đúng cách

- Nên xử lý những vết bẩn bám trên ghế sofa trong thời gian sớm nhất, đặc biệt là những vết bẩn của đồ uống như: café, trà sữa hay nước trà,…bằng cách sử dụng  một chiếc khăn ướt, sau đó dùng khăn khô lau lại. Lưu ý, không đổ nước trực tiếp lên các vết bẩn bởi chỉ càng làm vết bẩn loang rộng và gây hỏng ghế da.

- Đối với các loại ghế sofa da không nên di chuyển chúng quá nhiều, bởi như vậy rất dễ làm bong tróc các lớp da của sofa. Bên cạnh đó cũng không nên kế ghế sofa sát tường hay các đồ nội thất có góc nhọn. Tốt nhất nên để sofa cách nơi phát nhiệt hoặc ổ cắm điện khoảng cách từ 10 – 20cm.

- Riêng với ghế sofa vải, sau một thời gian sử dụng nên đổi mặt phần đệm ngồi sofa để phần chịu áp lực sẽ phân bổ đều cho chiếc sofa và tránh tình trạng bị xẹp hay lệch bên.

- Nếu ghế sofa vải bị tuột chỉ hay sổ một số sợi vải, hãy tìm mọi cách để nối lại chỗ tuột chỉ hoặc khéo léo cắt chỗ chỉ đó. Tuyệt đối không nên dùng tay để giật đứt làm ảnh hưởng đến các sợi vải bên cạnh.

- Đặc biệt, cần phải bảo quản ghế sofa ngay cả khi không sử dụng. Nếu bạn phải đi công tác xa nhà một thời gian dài nên sử dụng vải bọc ghế cẩn thận.

Như vậy, qua bài viết này bạn đọc đã biết được những tình trạng thường gặp ở ghế sofa như: ghế sofa bị mốc, bị rách, bị hôi,… và các biện pháp khắc phục tương ứng. Hy vọng, với những thông tin này sẽ giúp quý vị có thêm kinh nghiệm hữu ích khi sử dụng và bảo quản vật dụng này trong gia đình.

Hỏi Đáp

Hướng dẫn cách dùng máy đánh giày đúng chuẩn

Hướng dẫn cách dùng máy đánh giày đúng chuẩn

Thông tin tổng quan về máy đánh bóng sàn nhà

Thông tin tổng quan về máy đánh bóng sàn nhà

Cấu tạo máy làm lạnh nước water chiller

Cấu tạo máy làm lạnh nước water chiller