Top 7+ Cách xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt: Nhanh, Hiệu quả

CEO Robert Chinh 2025-04-26 14:03:13 776

Cáu cặn tháp giải nhiệt để lâu sẽ gây giảm hiệu suất làm mát và hư hỏng thiết bị. Cùng Yên Phát tìm hiểu nguyên nhân sinh ra cáu cặn và cách xử lý hiệu quả trong bài viết sau.

1. Nguyên nhân sinh ra cáu cặn tháp giải nhiệt

Cáu cặn tháp giải nhiệt là dạng muối kim loại, ở thể rắn, hình thành từ hiện tượng kết tủa của nước.

Chúng thường xuất hiện ở các đường ống nước, tấm tản nhiệt, bể chứa ở đáy hoặc bề mặt truyền nhiệt của tháp.

cáu cặn tháp giải nhiệt

Có nhiều nguyên nhân sinh ra cáu cặn như:

  • Do nước có độ bão hòa không đạt, nồng độ các chất tan trong nước vượt quá mức cho phép. Các chất này kết tủa, đọng lại tạo thành cặn.
  • Do bazo kết tủa trong nước hoặc các chất vô cơ bám vào các bộ phận của tháp, lâu ngày hình thành cặn bẩn.
  • Do không xử lý chất lượng nước đầu vào, trong nước chứa quá nhiều hàm lượng các chất tạo cặn. Dẫn đến hiện tượng đọng cáu cặn.
  • Do quá trình oxi hóa và ăn mòn kim loại bên trong tháp giải nhiệt. Các mảnh vụn bong tróc tích tụ dần tạo thành cáu cặn.
  • Cáu cặn được sinh ra có thể do các yếu tố khác như: nhiệt độ trong tháp, độ pH của nước, bốc hơi ngưng tụ, tốc độ dòng chảy,...

2. Tác hại của cáu cặn đọng lại trong tháp hạ nhiệt

Cáu cặn để lâu sẽ ngày càng bám chặt, tăng độ dày. Điều này gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến hiệu suất, độ bền của tháp:

cáu cặn tháp giải nhiệt

  • Tác động dễ thấy nhất là cáu cặn làm rỉ sét, ăn mòn, tắc nghẽn. Thậm chí là thủng đường ống dẫn, gây gián đoạn quá trình lưu thông nước.
  • Cáu cặn bám trên bề mặt tháp cũng gây ăn mòn, giảm độ bền, ảnh hưởng tới hoạt động tháp.
  • Lớp cặn khiến tốc độ chảy của dòng nước yếu, cần tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn để thực hiện làm mát, giảm hiệu suất tháp.
  • Nếu để lâu, cáu cặn sẽ làm giảm tuổi thọ của tháp giải nhiệt, gây hư hỏng. Ảnh hưởng đến hoạt động của máy móc, gián đoạn quá trình sản xuất.

cáu cặn gây tắc đường ống

3. Cách xử lý sạch sẽ cáu cặn trong tháp tản nhiệt

3.1. Vệ sinh đường ống và tấm tản nhiệt

Cáu cặn thường đọng lại nhiều ở các đường ống dẫn nước hoặc tấm tản nhiệt. Vì vậy, cần loại bỏ mọi cặn bẩn để làm sạch các bộ phận này theo 3 cách sau:

Vệ sinh tấm tản nhiệt

  • Sử dụng thủy lực để tăng tốc độ dòng chảy của nước. Từ đó, giúp đẩy cặn bẩn trôi đi, phù hợp với các loại cặn nhỏ, mới tích tụ.
  • Mượn lực từ khí nén để tăng áp lực nước, khiến nước chảy mạnh để phá vỡ kết cấu của các cáu cặn, phù hợp cho những loại cặn lâu ngày.
  • Kết hợp cả thủy lực và khí nén, mang lại hiệu quả vượt trội, xử lý được mọi cáu cặn lớn, cứng đầu.

3.2. Dùng hóa chất tẩy cặn chuyên dụng

Sử dụng hóa chất cũng là cách xử lý hiệu quả, được sử dụng phổ biến. Vì khả năng làm sạch cáu cặn nhanh. 

Quy trình tẩy cáu cặn bằng hóa chất chuyên dụng gồm 3 bước:

Dùng hóa chất tẩy cặn

  • Đánh bay cáu cặn: Sử dụng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng, giúp thấm sâu, phá vỡ liên kết, dễ dàng đẩy trôi cáu cặn. Lưu ý, xả hết nước cũ ở trong bể, hòa tan hóa chất cùng 1 ít nước để hiệu quả tốt nhất.
  • Ức chế ăn mòn: Sau khi làm sạch cáu cặn, cần sử dụng thêm hóa chất ức chế để ngăn cặn bẩn tiếp tục đọng lại. Có thể bơm định lượng hóa chất vào trong tháp hoặc hòa tan trong bể chứa nước.
  • Tẩy vi sinh vật: Hóa chất này sẽ giúp làm dòng nước, hạn chế các loại vi khuẩn, vi sinh vật hay rong rêu phát triển, tạo thành cặn.

3.3. Xử lý cáu cặn bằng trao đổi ion

Hàm lượng Ca+ và Mg+ quá cao, gây kết tủa chính là lý do hình thành cáu cặn tháp giải nhiệt. 

Để ngăn điều này, bạn có thể áp dụng phương pháp trao đổi ion.

Xử lý cáu cặn bằng trao đổi ion

Đây là quá trình tách các ion không mong muốn, thay thế bằng ion vô hại. Thực hiện trao đổi ion giúp khử muối, nitrat, kim loại nặng và làm mềm nước.

Nhờ vậy, các loai cặn bẩn được làm sạch hoàn toàn mà không cần sử dụng hóa chất, an toàn với môi trường.

3.4. Ứng dụng hệ thống lọc tiên tiến RO

Đây là hệ thống ứng dụng công nghệ tiên tiến, cho hiệu quả loại bỏ tạp chất, cặn bẩn, kim loại nặng cực tốt.

Nguồn nước sẽ được lọc sạch tại RO trước khi được đưa vào tháp, giúp hạn chế tối đa các chất bẩn đóng cặn.

Ứng dụng hệ thống lọc tiên tiến RO

Hệ thống lọc RO còn trang bị màng lọc tân tiến với kích thước khe chỉ 0.0001 micromet. Đảm bảo lọc sạch đến từng vi sinh vật siêu nhỏ.

Độ an toàn và hiệu quả của hệ thống lọc RO là không phải bàn cãi. Nhưng chi phí lắp đặt, vận hành tương đối cao.

3.5. Sử dụng thiết bị TWT hiện đại

Thiết bị TWT sử dụng công nghệ sóng tam giác tân tiến, dễ dàng xử lý các loại cáu cặn bám chặt lâu ngày.

Bên cạnh tháp giải nhiệt, thiết bị còn được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực lọc hóa dầu, làm lạnh, trao đổi nhiệt,...

 Sử dụng thiết bị TWT

Chúng ta sẽ sử dụng một cuộn dây để cuốn quanh đường ống nước. TWT sẽ điều chỉnh tần số và truyền sóng âm qua cuộn dây để gây ức chế, ngăn bám cặn.

Không chỉ loại bỏ cáu cặn nhanh, thiết bị còn có mức giá khá thấp. Tiết kiệm chi phí đầu tư, dễ sử dụng.

3.6. Loại bỏ cáu cặn bằng Ewater

Phương pháp này không sử dụng hóa chất, được dùng phổ biến trong các nhà xưởng yêu cầu độ sạch cao như: chế biến thực phẩm, dược phẩm, may mặc,...

Thiết bị Ewater tạo từ trường điện từ cảm ứng, biến đổi tần số liên tục để ion hóa các chất gây cặn. Từ đó, hạn chế các chất đóng cặn, bám dính trên bề mặt tháp.

Loại bỏ cáu cặn bằng Ewater

Dựa vào đường kính ống dẫn nước và công suất của tháp giải nhiệt để lựa chọn công suất Ewater phù hợp.

Thiết bị này cũng mang hiệu quả làm sạch cáu cặn, rỉ sét nhanh, không lo ảnh hưởng đến hệ thống máy móc.

4. Cách hạn chế cáu cặn hình thành trong tháp hạ nhiệt

Thay vì xử lý khi cặn bẩn xuất hiện, cần chủ động ngăn chặn cáu cặn để tháp luôn hoạt động ổn định và bền bỉ. Dưới đây là 3 cách hạn chế hình thành cáu cặn tháp giải nhiệt:

vệ sinh tháp giải nhiệt

  • Xử lý nguồn nước đầu vào: Nếu nguồn nước vận hành trong tháp không đảm bảo chất lượng rất dễ tích tụ bẩn, đóng cặn. Cần xử lý, đảm bảo hàm lượng các chất trong nước đạt chuẩn.
  • Vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ: Cáu cặn để lâu ngày sẽ càng bám chặt, khó làm sạch, gây giảm hiệu suất của tháp. Vì vậy, nên định kỳ vệ sinh, bảo dưỡng, kịp thời loại bỏ các loại cáu cặn từ khi mới xuất hiện.
  • Sử dụng hóa chất ngăn cặn: Hiện có nhiều loại hóa chất giúp hạn chế tình trạng cáu cặn tháp giải nhiệt, rỉ sét, duy trì chất lượng, độ bền cho tháp.

Hỏi Đáp

Khối đệm tháp giải nhiệt: Chức năng, Phân loại, Giá bán

Khối đệm tháp giải nhiệt: Chức năng, Phân loại, Giá bán

Tháp giải nhiệt BHL: Làm mát nhanh, Tiết kiệm, Bền bỉ

Tháp giải nhiệt BHL: Làm mát nhanh, Tiết kiệm, Bền bỉ

Phần mềm tính chọn tháp giải nhiệt theo quy chuẩn

Phần mềm tính chọn tháp giải nhiệt theo quy chuẩn