Cách kiểm tra motor 3 pha bị cháy

CEO Robert Chinh 2024-10-31 16:33:37 494

Bài viết dưới đây của điện máy Yên Phát sẽ giúp bạn tìm được đáp án phù hợp cho những câu hỏi này.

Bạn nên xem: Điện 3 pha là gì?

Nguyên nhân motor 3 pha bị cháy

Có nhiều nguyên nhân làm cháy động cơ điện, ví dụ như:

- Động cơ cháy do nguồn cấp điện 3 pha khi đi vào motor bị mất 1 pha. 1 pha bị mất gây quá dòng 2 pha còn lại và gây quá nhiệt cục bộ dẫn tới cháy động cơ. Những nguyên nhân gây mất 1 pha là: đứt cầu chì, đầu dây đấu nối điện vào động cơ bị lỏng 1 con bù lon, cháy 1 trong 3 tiếp điểm trong khởi động từ của motor.

Motor 3 pha bị cháy
Motor 3 pha bị cháy

- Động cơ điện cháy do quá dòng vì điện áp không ổn định (điện áp quá cao hoặc quá thấp).

- Nhiệt độ môi trường quá cao, động cơ bị đóng bụi bẩn không giải nhiệt được cũng dẫn tới sự cố chập cháy.

- Động cơ điện bị quá tải kéo dài: người ta cho phép motor có thể hoạt động quá tải 15 – 30%. Tuy nhiên, nếu motor hoạt động quá tải kéo dài thì sẽ bị nóng nhiều và dễ bị chập cháy.

- Động cơ bị thiếu dầu nhớt bôi trơn nên các linh kiện bên trong bị ma sát nhiều, tạo nên các vết xước và gây cháy mô tơ.

- Bụi bặm, hơi nước, hóa chất thẩm thấu vào chất cách điện làm phóng điện một vị trí và dẫn tới cháy động cơ điện.

Cách kiểm tra motor 3 pha bị cháy

- Kiểm tra khởi động từ của động cơ, nếu thấy 1 trong 3 tiếp điểm chính bị cháy, không còn dẫn điện trong khi 2 tiếp điểm còn lại bị dính, không nhả ra được thì động cơ bị cháy là do khởi động từ dùng quá lâu ngày bị hư hỏng.

- Trong trường hợp 3 tiếp điểm vẫn còn tốt, người dùng nên xem lại bộ cắt điện tự động có chỉnh cho quá tải dòng hay không. Nếu có thì thường phần cơ khí bị quá tải hoặc ma sát nhiều khiến motor 3 pha khó khởi động nên đã chỉnh tự động cắt ở mức cường độ cao hơn so với bình thường và làm cháy động cơ.

Kiểm tra motor 3 pha bị cháy
Kiểm tra motor 3 pha bị cháy

- Khi tháo motor điện 3 pha để quấn lại người dùng cũng có thể xác định chính xác thiết bị cháy do mất pha hay quá tải. Nếu cháy do mất pha thì sẽ có ít nhất vài cuộn dây đồng thuộc pha này không bị cháy nám đen như các cuộn dây của các pha còn lại.

- Quan sát stator, nếu có các vết xước bóng do rotor quay chạm vào thì chứng tỏ động cơ cháy do bạc đạn bị mòn, hư hỏng.

- Nếu bên trong motor có chỗ bị nổ dây và nám đen xung quanh thì chứng tỏ động cơ bị hơi nước lọt vào làm phóng điện một chỗ và gây cháy.

- Kiểm tra các đầu nối điện vào motor 3 pha, nếu thấy một con bulong bị lỏng thì đây chính là nguyên nhân làm mất 1 pha và gây cháy động cơ.

Biện pháp khắc phục khi motor 3 pha bị cháy

Khi motor bị cháy, các đơn vị buộc phải sửa chữa hoặc thay thế động cơ mới. Chi phí mua mô tơ mới thường rất tốn kém trong khi chi phí quấn lại motor chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng giá trị của động cơ nên nhiều đơn vị đã lựa chọn giải pháp quấn lại dây cho motor. Khi quấn lại dây động cơ, người dùng cần chú ý tới những vấn đề sau:

- Giảm độ từ thẩm

Motor điện chuyển hóa điện năng thành cơ năng trên trục quay thông qua cơ chế truyền từ trường từ stato sang rotor. Mức độ năng lượng truyền sang rotor phụ thuộc nhiều vào độ từ thẩm của lõi sắt stato và rotor. Thông thường, sau mỗi lần bị cháy, độ từ thẩm của lõi sắt từ sẽ bị giảm đi một phần.

Như vậy, khi quấn lại motor bị cháy, kỹ thuật viên cần chú ý tính toán kỹ để có thể đạt được 95% công suất như motor mới, tránh nguy cơ phát nhiệt nhiều và nhanh bị cháy lại.

Quấn lại dây để khắc phục mô tơ 3 pha bị cháy
Quấn lại dây để khắc phục mô tơ 3 pha bị cháy

- Lót cách điện và tẩm sấy keo cách điện

Trước khi quấn dây, bạn nên lót cách điện vỏ và trong quá trình quấn dây cần phải đảm bảo lót cách điện giữa cáp pha. Sau khi quấn xong người dùng cần tẩm sấy keo cách điện cho từng rãnh dây để giảm nguy cơ xảy ra những sự cố như chạm vỏ, chạm pha, chạm vòng,... Vật liệu lót cách điện cần đảm bảo khả năng cách điện, bền bỉ cùng thời gian, có khả năng chống chịu tốt trước tác động của môi trường độ ẩm cao và nhiệt độ cao.

- Chất liệu và chất lượng dây quấn

Thông thường, dây quấn motor được làm bằng đồng, có tráng 1 lớp men cách điện bên ngoài. Tuy nhiên, để giảm giá thành sản xuất, nhiều đơn vị sửa chữa đã sử dụng dây nhôm làm dây quấn thay cho dây đồng. Chính điều này đã làm giảm đáng kể công suất và độ bền của motor 3 pha. Ngoài ra, dây quấn bằng đồng cũng có nhiều loại với độ tinh khiết khác nhau nên người dùng cần chú ý chọn loại dây có chất lượng tốt.

- Chú ý phương pháp quấn dây

Có nhiều cách dùng tay hoặc dùng máy để đưa dây quấn vào các rãnh của motor. Người dùng cần chọn phương pháp quấn đúng, thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận để đưa các cuộn dây vào rãnh một cách nguyên vẹn, đảm bảo động cơ 3 pha hoạt động ổn định, bền bỉ.

Trên đây là thông tin chia sẻ giúp quý khách nắm được cách kiểm tra motor 3 pha bị cháy và gợi ý phương án khắc phục hiệu quả. Hiện có nhiều thiết bị sử dụng động cơ 3 pha như máy nén khí, máy rửa xe cao áp, tháp giải nhiệt,... Nếu có nhu cầu đầu tư các thiết bị này hoặc cần tìm hiểu kỹ hơn về motor 3 pha, quý khách có thể gọi tới số máy 0912 370 282 để nghe tư vấn miễn phí.

Hỏi Đáp

Tổng hợp các cách giặt thảm trải sàn chất liệu khác nhau

Tổng hợp các cách giặt thảm trải sàn chất liệu khác nhau

Cách vệ sinh trần thạch cao: Nhanh, Sạch, Không lo mốc

Cách vệ sinh trần thạch cao: Nhanh, Sạch, Không lo mốc

 “Bật mí” chức năng của rơle trung gian trong công nghiệp

“Bật mí” chức năng của rơle trung gian trong công nghiệp