Hướng dẫn cách lắp đặt và đấu nối bộ lưu điện 3 pha đơn giản, đúng kỹ thuật
Nội dung chính [ Hiện ]
UPS là thiết bị cung cấp nguồn điện lưu trữ kịp thời cho các thiết bị điện trong trường hợp gặp sự cố điện áp. Vậy bạn đã biết cách đấu bộ lưu điện 3 pha đúng kỹ thuật và nhanh nhất chưa, cùng Điện máy Yên Phát tìm hiểu nhé!
Hướng dẫn cách lắp đặt và đấu nối bộ lưu điện 3 pha đơn giản
Một số lưu ý trước khi đấu bộ lưu điện 3 pha
Sau khi lắp đặt vị trí cho bộ lưu điện, chúng ta sẽ tiến hành đấu UPS 3 pha. Tuy nhiên trước khi thực hiện đấu nối, cần lưu ý một số điều sau đây:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, xác định chính xác các đầu dây để đấu. Chú ý cẩn thận để tránh gây hư hỏng các thiết bị.
- Tại đầu vào, đầu ra và trong bo mạch của bộ lưu điện sẽ tồn tại điện áp 220V, vì vậy cần thận trọng khi tiếp xúc. Đồng thời người thực hiện cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về điện để đảm bảo an toàn tối đa.
- Các dụng cụ hỗ trợ quá trình lắp ráp cần đảm bảo cách điện.
- Để bộ lưu điện ở xa tầm với của trẻ nhỏ, tuyệt đối không để trẻ đến gần khu vực lắp đặt bộ lưu điện.
- Khi thực hiện đấu nối hay bất cứ hoạt động lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng, cần tháo những đồ trang sức hoặc đồng hồ bằng kim loại.
- Tuyệt đối không để hai đầu nối âm, dương của bộ lưu điện chập vào nhau vì có thể gây cháy nổ mạch điện, rất nguy hiểm đến tính mạng con người.
- Trong bình ắc quy của bộ lưu điện có chứa chất điện phân có hại đối với con người. Do đó tuyệt đối không được đập hay cạy mở bình ắc quy.
- Trong quá trình vận chuyển, cần đảm bảo chống sốc và chống va đập cho máy.
Những lưu ý trước khi đấu bộ lưu điện 3 pha
>> Xem thêm:
- Bộ lưu điện 1 pha là gì? 10 model nổi bật nhất hiện nay
- Review top 3 bộ lưu điện Hitachi tốt nhất hiện nay
Cách đấu nối bộ lưu điện 3 pha
Các thao tác tiến hành đấu nối bộ lưu điện khá đơn giản, có thể tóm gọn theo các bước sau đây:
- Trước tiên, để đảm bảo an toàn, cần ngắt công tắc ắc quy đầu nối với các thiết bị có thời gian backup dài.
- Tiến hành mở nắp bảo vệ được thiết kế phí sau bộ lưu điện.
- Lựa chọn dây nối và dây cách điện đạt tiêu chuẩn AWG cho thiết bị. Đối với bộ lưu điện 3 pha có công suất 10kva trở lên, nên lựa chọn dây điện UL1015 8AWG (10mm2) để đảm bảo an toàn.
- Thực hiện nối các dây điện đầu ra và đầu vào theo đúng sơ đồ hướng dẫn từ phía nhà sản xuất. Đối với UPS 3 pha, tại đầu vào và đầu ra cần được thực hiện nối đất để đảm bảo an toàn tối đa. Đường kính dây nối đất cần đạt yêu cầu nhằm bảo vệ bộ lưu điện cũng như các thiết bị sử dụng điện.
- Sau khi hoàn tất việc đấu nối các dây của mạch điện, kiểm tra lại mối nối sau đó bật công tắc dòng điện rò để kiểm tra.
- Tắt toàn bộ các thiết bị ngoại vi rồi mới kết nối bộ lưu điện sau đó bật các tải lên.
- Sua khi các thiết bị ngoại vi đã được kết nối với bộ lưu điện, cần ngắt cầu dao điện (bởi nếu tắt bộ lưu điện thì trong mạch vẫn còn nguồn điện, để đảm bảo an toàn nên ngắt cầu dao).
- Tiến hành sạc bình ắc quy cho UPS trước khi sử dụng khoảng 8 tiếng để đảm bảo khả năng backup của thiết bị.
- Đối với những thiết bị tải có công suất lớn trên 1000w cần chọn bộ lưu điện có công suất phù hợp, không nên sử dụng những bộ lưu điện có công suất nhỏ vì có thể gây quá tải, chập mạch hay cháy nổ rất nguy hiểm.
Cách đấu nối và vận hành bộ lưu điện 3 pha
Quy trình vận hành UPS
Đối với UPS vận hành khi sử dụng nguồn điện lưới, cần kết nối bộ lưu điện với nguồn để thiết bị chuyển về chế độ pass by bởi phần mềm WinPower. Những dòng UPS có công suất từ 6kva trở lên sẽ có chế độ pass by tự khởi động. Sau đó nhấn giữ nút nguồn để bật thiết bị. Sau khi khởi động, hệ thống sẽ có đèn báo hiển thị trạng thái. Nếu đèn báo nguồn điện lưới sáng tức là UPS đang hoạt động bình thường.
Khi điện lưới không ổn định, UPS sẽ hoạt động ở chế độ ắc quy. Chỉ cần nhấn giữ nút nguồn để khởi động sẽ thấy đèn báo ắc quy sáng, đây chính là trạng thái hoạt hoạt động bình thường.
Để tắt bộ lưu điện, chúng ta tiến hành tắt các thiết bị ngoại vi sử dụng nguồn điện bộ lưu điện, sau đó nhấn giữ nút nguồn để tắt UPS 3 pha. Lưu ý tắt đúng trình tự: thiết bị kết nối ngoại vi, bộ lưu điện và cuối cùng là cầu dao để đảm bảo những dữ liệu không bị mất.
Những bộ lưu điện không sử dụng khoảng 3 tháng nên đưa về lưu kho, nếu muốn tiếp tục sử dụng cần nạp trong khoảng 8 đến 16 tiếng.
Hy vọng bài viết trên đây cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách đấu nối bộ lưu điện 3 pha. Nếu bạn có thắc mắc về sản phẩm, giá thành cũng như cách lắp đặt, bảo dưỡng bộ lưu điện, liên hệ ngay Điện máy Yên Phát qua hotline 0965 327 282 - 0966 631 546 để được hỗ trợ.
Hỏi Đáp