Sơ đồ nguyên lý tháp giải nhiệt: Chi tiết, Chuẩn xác nhất

CEO Robert Chinh 2024-04-19 10:02:57

Sơ đồ nguyên lý tháp giải nhiệt có tạo hình nhiều dạng nhưng đều chung cơ chế làm việc. Đầu tư xây dựng hệ thống này có thể giúp ích cho nhiều máy móc, đảm bảo vận hành cùng lúc trơn tru. 

1. Vì sao cần phải hiểu sơ đồ tháp giải nhiệt

1.1 Định nghĩa tháp giải nhiệt

Tên gọi như nào thì có thể hiểu sơ bộ về cỗ máy như vậy, đây chính là khu vực hạ nhiệt. Cụ thể hơn: Tháp giải nhiệt là nơi tiến hành những tác động vật lý để làm mát dòng nước. 

Hệ thống tháp giải nhiệt công nghiệp

Khuếch tán, giảm nhiệt cho các loại máy móc, điều hòa không khí tại nhà xưởng. Còn được gọi bằng cái tên khác là Cooling Tower hoặc tháp làm mát/tản nhiệt,... 

1.2 Chức năng & Lợi ích của tháp giải nhiệt

Các bộ phận cấu thành tháp hạ nhiệt cùng hợp tác để hướng tới 1 mục đích. Đó là dùng luồng khí mát để loại bỏ khí nóng trong nước. 

Chức năng của tháp giải nhiệt

Còn nước mát thì quay trở về dây chuyền để làm mát các thiết bị được kết nối như máy sản xuất, điều hòa,... Những lợi ích mà tòa tháp này mang lại đều đánh thẳng vào thực tiễn vận hành. 

  • Bộ máy làm việc được chạy trơn tru, thuận lợi hơn, không lo bị nóng hay quá tải nhiệt. 
  • Ngăn chặn ngay các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra do ma sát giữa các luồng nhiệt nóng lưu thông. 
  • Thiết bị ngưng hẳn tình trạng trì trệ, hay đột ngột đóng ngắt vì nhiệt năng vượt ngưỡng. Tuổi thọ công cụ được tăng lên đáng kể, hiệu suất vận hành cũng tốt hơn. 

2. Cấu tạo các bộ phận của tháp giải nhiệt

Lớp ngoài/Vỏ tháp

Do phải tiếp xúc môi trường nắng, mưa trực tiếp nên lớp vỏ này được kết cấu từ vật liệu bền chắc. Thành phần chính là sợi thủy tinh cùng các thanh sắt cao cấp được bao xi mạ kẽm bên ngoài. Nhờ cấu trúc này nên sự ăn mòn bị làm chậm lại đáng kể.

Cấu tạo cơ bản tháp giải nhiệt

Khung xương

Khung tháp được làm từ kim loại cứng chắc, góp phần thiết kế lên phần thân, tạo khối bền. Tùy bên gia công mà chất liệu có thể là thép hoặc sợi thủy tinh. 

Bộ khung/thân tháp được thiết kế chuyên biệt, ngăn rêu bám, dễ vệ sinh. Tuổi thọ cũng rất lâu bền nhờ cơ chế chống mài mòn trực tiếp. 

Đệm tản nước/Tấm tản nhiệt

Tấm này được lắp bên trong máy, làm từ nhựa với các đường gân để phân tán nước. Như vậy sẽ tách nước và khí nóng, giúp quy trình làm mát diễn ra nhanh hơn. 

Quạt gió

Cánh loại lớn, thường được lắp kèm động cơ, đặt ở phía trên cùng của tháp. Quạt sẽ quay để đưa không khí nóng đã tách từ bên trong ra ngoài. Với các dòng công suất nhỏ sẽ dùng chất liệu nhựa PVC, công suất lớn thì dùng quạt nhôm. 

Cấu tạo bên trong tháp giải nhiệt

Motor 

Dù kích thước tháp lớn nhưng chiếc động cơ lại khá nhỏ, có phần gọn nhẹ khi so về tổng thể máy. Bộ phận này sẽ được tác động chuyển dịch bởi bánh răng, tích hợp chỉ số an toàn cao. 

Muốn tháo lắp cũng dễ dàng, không có kết nối cầu kỳ như nhiều dòng máy chạy điện khác. Linh kiện tháp giải nhiệt này cũng có độ bền cao, không cần phải bảo dưỡng liên tục vẫn hoạt động trơn tru. 

Đầu phun chia nước

Bộ phận này được cấu thành từ nhựa ABS cao cấp hoặc hợp kim Al, tùy vào công suất các dòng tháp. Giúp chia nước đều hơn trước khi nước được rải lên tấm tản nhiệt. 

Đầu phun chia nước tháp giải nhiệt

Các chi tiết khác

Tháp không gây ra tiếng ồn khi nước được luân chuyển bên trong, nhờ tích hợp bộ phận giảm âm. 

Thêm vào đó, đế tháp được dùng để chứa nước làm mát (thu nước). Cần vệ sinh thường xuyên vì dễ xuất hiện các cặn bẩn, nước vôi hóa. 

▲▲▲ XEM NGAY: Cách lắp đặt tháp giải nhiệt

2. 3 sơ đồ nguyên lý tháp giải nhiệt chi tiết nhất

2.1. Sơ đồ tháp tản nhiệt dạng vuông

Gọi là tháp nhưng lại được tạo hình góc cạnh tương ứng với khối trụ vuông, chữ nhật. Dạng tháp này được rất nhiều nhà máy, xưởng xây dựng vì độ kiên cố, hợp thẩm mỹ. 

Sơ đồ nguyên lý tháp giải nhiệt vuông

Nguyên lý hoạt động: 

Tháp nhận nước nóng được đưa vào từ phía trên cùng > Từ đây dòng nước sẽ theo bộ chia phân tán đều đặn và rơi vào các tấm đệm tản nước > Cánh quạt quay đồng thời để hấp thụ toàn bộ khí nóng và đưa chúng ra ngoài. 

Nước lạnh sẽ được giữ lại dưới bồn, thoát ra ngoài theo ống dẫn > Sau đó đi tới các thiết bị để làm mát bộ máy vận hành. 

2.2. Sơ đồ tháp làm mát dạng tròn

Tháp tròn cũng phổ biến không kém, có thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Thường thấy nhất tạo các lò luyện kim, gang, thép,... Cấu tạo cùng khả năng làm việc lâu bền, liên tục của dạng tháp này chính là ưu điểm cực lớn. 

Sơ đồ nguyên lý tháp giải nhiệt tròn

Nguyên lý hoạt động: 

Nước nóng sẽ được đưa từ dưới, theo 1 trục thẳng đứng lên thẳng phía trên rồi phun ra ngoài > Khí khô sẽ được hút vào từ bên ngoài, làm mát nước và khuếch tán hơi nóng.

Nước được làm mát nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, khí nóng cũng tản ra ngoài từ trên nóc. Nước được phun thành tia như nước mưa nhưng nhờ cơ chế chống ồn nên không gây tiếng động lớn. 

2.3. Sơ đồ tháp giải nhiệt nước

Nguyên lý chung của tháp giải nhiệt được hiểu đơn giản là làm mát nước tuần hoàn, lưu động trong đường dẫn. Nước sẽ mang theo nhiệt độ của các thiết bị khi chạy, nên bị nóng lên. 

Sơ đồ nguyên lý chung của tháp giải nhiệt

Nước nóng này sẽ được dẫn tới cooling tower, tận dụng lực quay của cánh quạt để làm mát. Đệm tản nhiệt sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc phân tán nước, thúc đẩy quá trình. 

Nước đã được làm mát sẽ đi vào ống dẫn, tiếp tục vòng tuần hoàn mới, hấp thụ nhiệt rồi lại làm mát. Hành trình này nước hẳn sẽ bị thất thoát nên người dùng thường lắp kèm hệ thống bơm tự động. 

Đảm bảo nước trong bồn không bao giờ bị cạn, lúc nào cũng đủ lưu lượng di chuyển khắp đường ống. 

Sơ đồ nguyên lý tháp giải nhiệt cũng không quá nhiều kiến thức chuyên môn, rất dễ nhớ. Nếu xem các thông tin trên mà vẫn còn thắc mắc thì liên hệ hotline để nhận tư vấn thêm. 

Hỏi Đáp

Top 6 cách xử lý cáu cặn hệ thống chiller hiệu quả tiết kiệm

Top 6 cách xử lý cáu cặn hệ thống chiller hiệu quả tiết kiệm

Nguyên lý bù nước cho bồn đế tháp giải nhiệt nước

Nguyên lý bù nước cho bồn đế tháp giải nhiệt nước

Tháp giải nhiệt Nihon - Lý do nào khiến bạn phải mua tháp ngay?

Tháp giải nhiệt Nihon - Lý do nào khiến bạn phải mua tháp ngay?