Quy trình vệ sinh bệnh viện: Đúng cách, An toàn nhất
Nội dung chính [ Hiện ]
Vệ sinh bệnh viện là công việc quan trọng, duy trì an toàn & diệt khuẩn. Quy trình & nguyên tắc thực hiện được đặt ra cho từng phân khu. Chi tiết cùng Yên Phát tìm hiểu rõ sau đây!
1. List 17 nguyên tắc vệ sinh bệnh viện quy chuẩn
1.1 Trước khi làm sạch
Thay vì trực tiếp vệ sinh, trước khi làm sạch cần phải chú ý list nguyên tắc sau:
- Loại bỏ chất thải trên tất cả bề mặt rồi mới vệ sinh. Thao tác này vừa giúp đơn giản hóa chu trình làm việc, vừa hạn chế lây lan vi khuẩn giữa các phân khu.
- Chia vùng tùy mức độ lây (Thấp, trung bình, cao), màu sắc (Xanh - an toàn, vàng - chăm sóc & điều trị, đỏ - lây nhiễm, trắng - vô trùng). Tương ứng mỗi phân khu đều có cách xử lý và yêu cầu riêng.
- Sẵn sàng dụng cụ & phương tiện cọ lau dọn cho từng phân khùng, tránh lây lan diện rộng.
- Nên xử lý ngay khi bị bẩn, không cọ rửa khu vực đang khám, chữa bệnh.
1.2 Trong khi làm sạch
Xuyên suốt chu trình vệ sinh cần chú ý:
- Cọ rửa bất kỳ đồ dùng, bề mặt nào dính bẩn.
- Xử lý những chất bẩn được phát hiện bằng mắt thường trước rồi mới khử khuẩn.
- Cố gắng giảm thiểu tối đa phạm vi khuếch tán bụi, vi khuẩn.
- Chỉ dùng xô đựng, giẻ sạch trong quá trình cọ rửa.
- Tuyệt đối không giũ, phủi, lắc khi vệ sinh.
- Dùng giẻ riêng cho mỗi bền mặt, phân khu.
- Tuyệt đối không giặt, nhúng khăn, giẻ đã dùng vào chất làm sạch, diệt trùng.
- Dùng chuẩn loại hóa chất đúng hướng dẫn & tỷ lệ.
1.3 Sau khi làm sạch
Công tác sau vệ sinh cần tuân thủ:
- Phân loại chất thải đúng quy chuẩn.
- Cọ rửa dụng cụ & phương tiện vệ sinh ngay khi hoàn thành công việc.
- Trang bị full bảo hộ đúng quy định hiện hành.
2. Cần chuẩn bị gì khi tổng vệ sinh bệnh viện
2.1 Đánh giá các khu vực cần làm sạch
Phần lớn bệnh viện đều khá lớn với nhiều phân khu. Vì thế có lịch trình & phân công nhân sự lau dọn. Trước tiên cần đánh giá các khu vực cần xử lý.
Thông thường các phân khu gồm:
- Khu vực bên ngoài bệnh viện.
- Hành lang & sảnh chung.
- Phòng bác sĩ.
- Phòng khám.
- Phòng bệnh nhân.
- Các phân khu chuyên biệt cho phẫu thuật, thí nghiệm, cách ly,...
Ngoài ra, còn có những nơi tiếp xúc thường xuyên, điều trị thông thường, vô khuẩn, chăm sóc đặc biệt,...
2.2 Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện hỗ trợ
Chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ & phương tiện vệ sinh giúp đẩy mạnh tốc độ & hiệu quả xử lý cọ rửa.
- Giẻ, xô chậu, chổi lau, bàn chải,...
- Hóa chất cọ rửa, diệt khuẩn chuẩn quy định từng khu vực.
- Đồ bảo hộ cho người thực hiện.
- Bộ máy hút bụi, chà sàn, các thiết bị hỗ trợ chuyên nghiệp.
3. Hướng dẫn quy trình vệ sinh bệnh viện theo quy chuẩn
3.1 Vệ sinh môi trường bệnh viện, mặt sàn phòng, khoa
Theo quy định sàn bệnh viện phải được lau dọn cố định 2 lần/ngày. Đồng thời, cơ động giải quyết trước các tình huống phát sinh.
- Bước 1: Mặc full đồ bảo hộ.
- Bước 2: Chuẩn bị dung dịch vệ sinh & diệt khuẩn đúng tỉ lệ.
- Bước 3: Xếp đồ đạc gọn gàng trong phạm vi lau dọn.
- Bước 4: Vệ sinh sơ qua mặt sàn rồi lau ẩm.
- Bước 5: Phân khu không lây nhiễm chỉ cần lau dọn 2 lần, 1 với chất làm sạch, lần 2 với nước. Phân khu lây nhiễm cần thêm bước khử khuẩn cuối cùng.
- Bước 6: Xếp lại đồ đạc đúng vị trí ban đầu, tránh gây cản trở cho các công tác khám chữa bệnh.
- Bước 7: Thu gom dụng cụ & đồ dùng vệ sinh trước đó.
- Bước 8: Lột bỏ gang tay, rửa tay sạch sẽ.
- Bước 9: Xác nhận hoàn tất list đầu việc với cấp trên.
3.2 Xử lý trần, cửa, tường & dụng cụ y khoa
Trần, cửa & tường không được lau dọn hằng ngày mà theo lịch định kỳ.
- Bước 1: Thông báo lịch lau dọn cho các phòng ban thuộc khu vực cần vệ sinh.
- Bước 2: Trang bị bảo hộ đúng quy định.
- Bước 3: Khu vực có bệnh nhân cần di chuyển tạm thời đến nơi khác. Cất dọn đồ đạc vào các ngăn tủ, che chắn phòng bụi.
- Bước 4: Quét bụi trần, thực hiện vệ sinh từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài. Lau cửa, tường, kính với chất tẩy rửa & khử khuẩn chuyên dụng. Cuối cùng mới đến lau dọn sàn theo quy chuẩn.
- Bước 5: Thu dọn đồ dùng & xử lý chất thải.
- Bước 6: Tháo bao tay, rửa sạch bằng xà phòng.
- Bước 7: Tích hoàn thành, bàn giao để việc khám chữa bệnh được sắp xếp tiếp tục.
3.3 Làm sạch bàn ghế, giường đệm
- Bước 1: Chuẩn bị đủ đồ bảo hộ, dụng cụ & hóa chất chuẩn quy định.
- Bước 2: Kiểm tra, loại bỏ chất thải (nếu có) trên các bề mặt.
- Bước 3: Lau dọn theo quy trình 4 bước. Đầu tiên dùng khăn ẩm, sau đó dùng thêm hóa chất, lau lại bằng nước sạch, thấm khô & khử khuẩn.
- Bước 4: Xếp lại đồ như ban đầu.
- Bước 5: Thu dọn dụng cụ, xử lý rác thải.
- Bước 6: Check tổng thể, tháo bao tay rồi tích hoàn thành, bàn giao.
3.4 Cọ rửa nơi rửa tay, phòng tắm & vệ sinh
Theo quy định, bồn rửa tay phải được cọ rửa 2 - 4 lần/ngày. Phòng vệ sinh của y bác sĩ 2 lần/ngày, phòng công cộng & bệnh nhân 3 lần/ngày.
- Bước 1: Trang bị bảo hộ, chuẩn bị hóa chất tương ứng mỗi phân vùng.
- Bước 2: Dọn chất thải, rác quanh vị trí làm sạch.
- Bước 3: Đổ hóa chất với phân lượng tương ứng.
- Bước 4: Dùng giẻ, chổi lau dọn xung quanh.
- Bước 5: Xả nước, lau cọ lại bằng chổi & giẻ lần 2.
- Bước 6: Bổ sung giấy, nước rửa tay nếu hết.
- Bước 7: Check tổng thể, tháo bao tay, hoàn tất & bàn giao.
3.5 Lau dọn cầu thang, hành lang
Cầu thang, hành lang phải lau dọn ít nhất 2 lần/ngày, cơ động khi cần.
- Bước 1: Đáp ứng yêu cầu bảo hộ, chuẩn hóa chất & đặt biển thông báo.
- Bước 2: Dọn bề mặt, thu gom rác.
- Bước 3: Lấy chổi, khăn lau cọ rửa sạch sẽ từng vị trí bằng dung dịch vừa pha.
- Bước 4: Thu dọn, cất dụng cụ, xử lý rác thải.
- Bước 5: Cất biển báo, tháo vỏ bao tay, xác nhận hoàn thành trong báo cáo.
Khu vực sảnh, hành lang rộng nên cân nhắc máy chà sàn công nghiệp để đẩy nhanh tốc độ. Đồng thời mặt sàn sạch & nhanh khô hơn.
3.6 Đổ, cọ bô, ống nhổ
- Bước 1: Bảo hộ kỹ càng, chuẩn bị hóa chất lau dọn tương thích.
- Bước 2: Xử lý chất thải, chú ý khử khuẩn tránh lây nhiễm.
- Bước 3: Tráng qua bô, ống vịt, ống nhổ bằng nước sạch.
- Bước 4: Súc rửa bằng xà phòng, dung dịch chuyên dụng. Xếp vào kệ khô ráo.
- Bước 5: Tháo bao tay, rửa sạch với xà phòng.
- Bước 6: Tích hoàn thành trong báo cáo công việc.
3.7 Vệ sinh nơi dính máu & dịch bẩn
Nơi có dính máu, dịch từ cơ thể phải được xử lý càng sớm càng tốt để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
- Bước 1: Chuẩn bị bảo hộ, dụng cụ vệ sinh công nghiệp, dung dịch cọ rửa, đặt cảnh báo.
- Bước 2: Lau dọn máu, chất thải, khử khuẩn & lau dọn bề mặt nhiều lần.
- Bước 3: Dọn dụng cụ, xử lý chất thải, cất biển cảnh báo.
- Bước 4: Bỏ đồ phòng hộ, vệ sinh tay.
- Bước 5: Kiểm tra tổng thể, hoàn tất sau khi tích hoàn thành.
3.8 Súc cọ dây dẫn, đồ đựng dịch thải
Đối với ống dẫn & đồ đựng dịch thải cần:
- Bước 1: Trang bị bảo hộ, chuẩn bị dụng cụ & hóa chất.
- Bước 2: Thu gom tất cả đồ cần xử lý về 1 chỗ.
- Bước 3: Loại bỏ dịch thải, xử lý đúng quy trình.
- Bước 3: Ngâm ống trong dung dịch khử khuẩn.
- Bước 4: Dùng cọ chuyên dụng sục rửa dây dẫn & đồ đựng.
- Bước 5: Làm khô toàn bộ rồi đưa về đúng nơi quy định.
- Bước 6: Lột bỏ bao tay, rửa tay xà phòng.
- Bước 7: Tích hoàn thành trong báo cáo.
4. Các việc cần làm sau khi vệ sinh môi trường bệnh viện
Để dễ dàng quản lý, theo sát quy trình vệ sinh bệnh viện, sau khi hoàn thành cọ rửa cần:
- Phân loại đồ dùng vệ sinh, gom & xử lý chất thải theo quy định.
- Bỏ đồ bảo hộ, rửa sạch tay trước khi ra ngoài buồng, phòng.
- Cây lau & khăn lau sau khi dùng phải được xử lý cọ rửa an toàn để sẵn sàng cho những lần sau đó.
- Đưa xe lau sàn, xô, thùng đựng chất thải về đúng nơi quy định.
5. Phân loại, lưu giữ phương tiện vệ sinh
Trong quy chế vệ sinh bệnh viện có đề rõ về loại & cách dùng dung dịch vệ sinh, khử khuẩn cho riêng biệt các phân khu.
- Tất cả chai lọ đều phải gắn đủ tên, hạn & lưu lượng trong hộp, chai kín kèm ống đo định lượng.
- Bộ dụng cụ như chổi quét, lau, bàn chải có vị trí cất lấy rõ ràng.
- Bộ thiết bị vệ sinh như máy hút bụi, chà sàn cũng được quy định nơi cất giữ.
Tuân thủ quy định về phân loại & lưu giữ dụng cụ, phương tiện vệ sinh giúp quản lý dễ dàng, thuận tiện cho quá trình sử dụng.
6. Check hiệu quả, giám sát chất lượng vệ sinh
Công tác kiểm tra, giám sát được thực hành nghiêm ngặt để đảm bảo môi trường khám, chữa bệnh. Các đầu mục bao gồm:
- Dụng cụ, phương tiện & hóa chất được dùng trong vệ sinh
- Tiến trình, kỹ thuật xử lý.
- Kết quả check vi sinh tại môi trường, dụng cụ & chính tay của nhân viên y tế.
- Độ ổn định điều hành, chất lượng thông khí.
- Quy tắc & thực trạng bảo hộ cho đội nhân viên y tế.
Đáp ứng list tiêu chuẩn khắt khe, công tác vệ sinh bệnh viện phải được tiến hành & giám sát nghiêm ngặt. Điều này giúp tạo môi trường tốt nhất cho chữa trị & hồi phục của bệnh nhân.
Hỏi Đáp