Lens bị mốc, Rễ tre: Nguyên nhân & 3 Cách khắc phục nhanh
Nội dung chính [ Hiện ]
Tình trạng lens bị mốc rất phổ biến, đặc biệt là với nền khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam. Chỉ đôi chút sơ sót trong quá trình sử dụng, bảo quản là đã khiến lens phát sinh nấm mốc. Gây ảnh hưởng chất lượng ảnh cũng như tổng thể máy.
1. Những biểu hiện cho thấy lens bị mốc
Lens bị mốc rất dễ nhận biết, với biểu hiện là những mảng “rễ” trắng có thể nhìn được bằng mắt thường trên ống kính.
Từ 1 phần tử nhỏ ban đầu, nấm sẽ tỏa ra các hướng, thậm chí có thể che phủ cả thấu kính.
Lens thường gặp 3 loại nấm phổ biến với những đặc điểm riêng như sau:
- Nấm rễ tre: đây là loại phổ biến nhất, đặc trưng bởi các mảng nấm dạng rễ tỏa ra nhiều hướng, đan xoắn với nhau.
- Nấm ố: lens xuất hiện các vùng tròn lớn màu trắng đục.
- Nấm sương mù: là 1 mảng trắng mỏng như sương mù trên bề mặt ống kính.
2. Tác hại khi lens máy ảnh bị mốc
- Nấm mốc sẽ ăn lớp phủ bên trong ống kính. Từ đó, khi chụp ảnh sẽ xuất hiện hiện tượng flare (lóe sáng) và ghost (các chấm trắng trên ảnh).
- Ảnh chụp mất độ sắc nét, độ tương phản kém, có viền màu, quang sai màu.
- Lens máy ảnh bị mốc sẽ bị mờ, gây khó quan sát cho người dùng, chụp ảnh không như mong muốn.
- Khi nấm ở lens lâu ngày, có thể bị lây qua các thành phần khác trong máy ảnh. Gây ra nhiều sự cố như kẹt lá khẩu, zoom nặng, chập mạch điện,…
- Khi lens bị mốc, giá trị sẽ bị suy giảm trong việc mua bán, sang nhượng.
3. Nguyên nhân ống kính bị mốc
Tình trạng lens bị rễ tre rất phổ biến, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:
- Độ ẩm cao: đây là nguyên nhân chính làm mốc lens. Độ ẩm > 70% là môi trường lý tưởng để phát sinh nấm mốc trên ống kính máy ảnh.
- Chất dinh dưỡng: dấu vân tay, tế bào da chết, bụi bẩn trong không khí,... dính trên thấu kính kết hợp cùng độ ẩm cao cũng là tác nhân khiến ống kính máy ảnh bị mốc.
- Thiếu ánh sáng: để máy ảnh, lens trong điều kiện thiếu ánh nắng quá lâu cũng là nguyên nhân khiến lens bị mốc.
4. Cách khắc phục lens bị mốc, rễ tre
4.1 Làm sạch lens bằng hydrogen peroxide
1 trong những cách vệ sinh lens máy ảnh bị mốc phổ biến #1 chính là dùng dung dịch hydrogen peroxide - oxy già.
Người dùng cần tháo rời các phần của lens. Dùng tăm bông thấm vào dung dịch hydrogen peroxide loãng, chà xát thật nhẹ nhàng lên thấu kính.
Với những mảng rễ tre lớn, khó làm sạch thì có thể nhúng các bộ phận bị nấm vào hydrogen peroxide ~30 phút.
4.2 Lau bằng khăn mềm
Với những ống kính bị mốc nhẹ, hãy thử lau sạch bằng khăn mềm. Cách vệ sinh ống kính máy ảnh bị mốc này có thể loại bỏ đến 80% nấm mốc.
Nếu vết mốc, nấm ở bên trong thì bạn cũng có thể tháo gỡ lens để lau chùi. Lưu ý khăn lau phải sạch, mềm.
4.3 Khử nấm mốc bằng tia UV
Vệ sinh lens bị mốc chuyên nghiệp và hiệu quả nhất phải kể đến tia UV. Dưới bước sóng của tia UV, nấm mốc sẽ bị tiêu diệt.
Nên chọn những bộ khử nấm mốc bằng tia UV chuyên dụng cho máy ảnh để hiệu quả, an toàn nhất cho lens.
Hãy chọn loại đèn có bước sóng đủ thấp khoảng 200 - 280 nm để diệt được vi khuẩn.
5. Tips bảo quản tránh lens máy ảnh bị mốc
- Cất giữ lens, máy ảnh trong tủ chống ẩm, hộp chống ẩm máy ảnh có set mức ẩm phù hợp ~40 - 55%.
- Chủ động ngăn ngừa ẩm mốc bằng những phụ kiện chuyên dụng như bộ đèn UV.
- Rèn thói quen vệ sinh body, lens sau mỗi lần sử dụng.
- Nếu không dùng máy thường xuyên, định kỳ nên “phơi nắng” cho lens khoảng 15p.
- Không chạm trực tiếp tay vào ống kính
- Không cất giữ máy ảnh ở những vùng ẩm cao.
Tình trạng lens bị mốc ảnh hưởng lớn đến chất lượng ảnh cũng như tổng thể máy. Cần tìm cách khắc phục cũng như ngăn ngừa hợp lý. Mua tủ chống ẩm là bạn đã có thể giải quyết vấn đề nan giải này rồi. Tham khảo những dòng tủ chống ẩm máy ảnh giá rẻ như: Tủ chống ẩm Andbond, FujiE,Kumisai, Dry-Cabinet,... để chọn được mã tủ ưng ý.
Hỏi Đáp