Bàn nâng xe máy là gì? Cấu tạo, cách sử dụng
Nội dung chính [ Hiện ]
Bàn nâng xe máy ngày nay được sử dụng khá phổ biến tại các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng xe máy chuyên nghiệp. Thế nhưng không phải ai cũng nắm được chính xác cấu tạo của loại bàn nâng thủy lực xe máy này dẫn đến việc sử dụng sai cách, kém hiệu quả. Để tìm hiểu kỹ hơn về bàn nâng xe máy thủy lực, mời các bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Bàn nâng xe máy được sử dụng phổ biến tại các gara sửa chữa và tiệm rửa xe máy
Bàn nâng xe máy là gì?
Bàn nâng xe máy là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các tiệm sửa chữa xe chuyên nghiệp. Với khả năng nâng xe lên cao, hỗ trợ quá trình sửa chữa của người thợ diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Loại bàn nâng xe máy này được thiết kế với phần bàn nâng lớn giúp cho xe máy có thể đứng vững chắc, độ an toàn cao. Khi sử dụng bàn nâng, chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận được các chi tiết dưới gầm xe, đặc biệt là xe tay ga có gầm thấp. Từ đó giúp việc sửa chữa trở nên dễ dàng, mà không gặp quá nhiều khó khăn.
Cấu tạo bàn nâng xe máy
Cấu tạo bàn nâng thủy lực xe máy khá đơn giản khá đơn giản bao gồm những bộ phận chính sau:
-
Mặt bàn chính: được cấu thành từ một tấm thép nguyên khối lớn, đủ để xe đứng lên.
-
Bàn dẫn xe lên xuống: bàn dẫn có thiết kế hơi dốc, tạo sự thuận tiện cho việc dắt xe lên - xuống dễ dàng hơn.
-
Bộ phận đẩy xe lên xuống: đây chính là phần ty nâng, kết hợp cùng với dầu thủy lực, khi chịu sự tác động của người dùng sẽ đẩy cho bàn nâng được đẩy lên.
-
Phần khung đỡ: là khung thép hình chữ nhật được bắt cố định xuống sàn tạo độ chắc chắn. Phần khung được làm từ 2 thanh kim loại được bắt chéo với nhau, có thể co lại hoặc giãn ra để thay đổi độ cao cho bàn nâng.
Bàn nâng thủy lực xe máy có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Thiết bị sử dụng dung môi là dầu thủy lực trong ty. Khi chân đạp vào bàn đạp gắn với ống dầu thì dầu sẽ được đẩy vào ty, ty nâng cùng bàn nâng sẽ được nâng lên một cách nhẹ nhàng.
Cấu tạo bàn nâng xe thủy lực máy kiểu nổi
Nguyên lý hoạt động của bàn nâng xe máy
Bàn nâng sửa chữa xe máy có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Thiết bị sử dụng dung môi là dầu thủy lực trong ty, khi đạp chân vào bàn đạp được gắn với ống dầu, dầu sẽ được đẩy vào ty. Lúc đó, ty nâng cùng bàn nâng được nâng lên một cách nhẹ nhàng, mà người dùng không gặp nhiều khó khăn.
Phân loại bàn nâng xe máy
Dựa vào cấu tạo, cách lắp đặt và tính năng mà bàn nâng xe máy được chia thành những loại sau:
Bàn nâng xe máy đạp chân
Hay còn gọi bàn nâng cơ, chỉ sử dụng được chức năng đạp chân. Thiết bị có cấu tạo đơn giản nên thường bền bỉ, được sử dụng phổ biến trong các tiệm sửa chữa xe máy.
Bàn nâng xe máy điện
Bàn nâng hàng bằng điện sử dụng kết hợp giữa đạp chân và điện năng, mang lại tính linh hoạt khi sử dụng. Thiết bị hoạt động dựa vào nguồn điện là chính, khi mất điện vẫn có thể hoạt động được nhờ đạp chân, giúp trình làm việc không bị gián đoạn. Bàn nâng điện được nhiều cửa hàng lựa chọn sử dụng.
Bàn nâng xe máy thủy lực
Được thiết kế đặt chìm/ nổi, đem đến tính thẩm mỹ cao cho xưởng sủa chữa. Điều khiển lên - xuống bằng nút bấm điện tiện dụng. Hộp điều khiển có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào theo nhu cầu của người sử dụng. Bàn nâng thủy lực xe máy sử dụng bộ xi-lanh 2 chiều và mô tơ nhập khẩu đồng bộ, hoạt động êm ái và ổn định. Ngoài ra còn có cơ cấu phanh an toàn, tự động dừng hãm ở nhiều vị trí; có van xả dầu hạ bàn nâng an toàn khi mất điện.
Bàn nâng xe máy âm nền
Đây là những bàn nâng xe máy được lắp đặt âm nền, khi hạ xuống thì phần mặt bàn sẽ bằng hoặc thấp hơn mặt sàn. Bàn nâng xe máy thủy lực lắp chìm có tính thẩm mỹ cao, gọn gàng, tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên loại bàn nâng này có nhược điểm là khó thi công và vệ sinh.
Bàn nâng xe máy dương nền
Hay còn gọi là bàn nâng xe máy nổi khi lắp đặt sẽ cao hơn so với mặt sàn. Ưu điểm của loại này bàn nâng thủy lực xe máy lắp nổi là dễ thi công và vệ sinh. Tuy nhiên hạn chế của bàn nổi là tính thẩm mỹ không cao, tốn diện tích và dễ gây va quệt, vấp ngã.
Bàn nâng hạ bằng tay
Bàn nâng tay ược điều khiển bằng cơ với hệ thống thủy lực nâng, đơn giản và dễ vận hành. Khi nâng sử dụng đạp chân, hạ xuống chỉ cần bóp phanh xả. Thiết bị được dùng giúp nâng hạ hàng hóa theo nhu cầu để giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả công việc. Với thiết kế nhỏ gọn, được dùng trong các kho hàng nhỏ, các công ty sản xuất có lối đi hẹp. Giá thành cũng khá hợp lý, phù hợp với nhu cầu của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam.
Bàn nâng hạ bằng khí nén
Được sử dụng trong các ứng dụng phụ trợ kết hợp với các loại máy gia công khác, nâng - hạ độc lập dùng hệ thống bơm thủy lực hoặc khí nén. Hệ thống bàn nâng khí nén được điều khiển bằng bơm thủy lực hoặc xy lanh khí nén, dùng để nâng hạ vật có trọng lượng phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của người sử dụng.
Bàn nâng rửa xe máy âm nền
Cách sử dụng bàn nâng xe máy
Khi đã nắm được cấu tạo bàn nâng xe máy, người dùng sẽ thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Quy trình làm việc của bàn nâng rửa xe máy gồm 4 bước đơn giản sau:
Bước 1: Kiểm tra hoạt động của các cụm khóa bảo vệ. Khi nâng cụm sẽ thực hiện tự động hóa ở 6 mức theo cài đặt. Khi hạ cụm sẽ tự động trở về vị trí sẵn sàng ban đầu. Còn khi cụm ở mức tầm trung, cần cài đặt cụm khóa an toàn ở chế độ khóa.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra cụm xe hạ bàn nâng. Chú ý, không được để các dây cáp hạ của bàn nâng thủy lực xe máy quá căng, để đảm bảo năng suất tăng cao người dùng nên đóng kín van.
Bước 3: Thực hiện thông hơi định kỳ 10 ngày 1 lần để đảm bảo áp suất được tăng lên, tránh tình trạng rò rỉ.
Bước 4: Chú ý kiểm tra về dầu nhớt bởi khi tần suất vận hành thiết bị càng nhiều sẽ xuất hiện bọt khí lớn và sẽ tụ dần. Điều này sẽ làm cản trở hoạt động dẫn truyền trong ống.
Nắm được cấu tạo các bộ phận của bàn nâng xe máy sẽ giúp người dùng dễ dàng sử dụng và vận hành thiết bị
Giá bán bàn nâng xe máy là bao nhiêu?
Bàn nâng sửa chữa xe máy khá đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, vì thế mà mức giá cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại, nguồn gốc xuất xứ. Thông thường, giá bàn nâng được sản xuất trong nước sẽ rẻ hơn so với bàn nâng nhập khẩu. Hơn nữa chi phí lắp đặt bàn nâng còn phụ thuộc vào vị trí, địa điểm lắp đặt của khách hàng.
Theo đó, giá bàn nâng sửa xe máy dao động trong khoảng từ 5 - 15 triệu đồng một bộ. Tùy vào yêu cầu sử dụng của đơn vị mình mà bạn cân nhắc lựa chọn kích thước bàn nâng xe máy, cùng mức giá phù hợp nhất. Để đảm bảo chất lượng, giá sản phẩm tốt nhất, khách hàng nên tìm đến những đơn vị phân phối uy tín.
Chắc hẳn qua những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp người dùng nắm được cấu tạo bàn nâng xe máy, cùng các loại bàn nâng thủy lực xe máy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nếu quý khách còn có những câu hỏi, thắc mắc liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ số hotline 0965 327 282 để nhận được sự tư vấn từ phía nhân viên điện máy Yên Phát.
Hỏi Đáp