Nền nhà bị thấm nước: 6 Nguyên nhân & Cách xử lý hiệu quả

CEO Robert Chinh 2024-11-29 17:00:06 71

Nền nhà bị thấm nước là vấn đề chung tại nhiều công trình nhà ở. Ngoài ảnh hưởng tính thẩm mỹ, còn đi kèm nhiều bất tiện cùng rủi ro về độ bền, an toàn. 

Nền nhà bị thấm nước do đâu?

1. Rủi ro khi nền nhà bị thấm nước

Sàn nhà bị thấm nước không hiếm gặp, xảy ra tại cả công trình chưa & đã sử dụng. 

  • Biểu hiện dễ thấy nhất là những vết nứt, phồng, bong sơn cực kỳ mất thẩm mỹ.
  • Tình trạng thấm nước nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến trần & tường tầng dưới.
  • Nước đọng lâu ngày khó tránh khỏi nấm mốc đi kèm mùi hôi khó chịu cùng nhiều đe dọa cho sức khỏe. 
  • Xử lý sàn nhà bị thấm nước tương đối phức tạp, thấm càng nặng, chi phí càng cao.
  • Sàn thấm cũng đe dọa đến độ bền chặt trong kết cấu, thiếu an toàn để sinh sống lâu dài.

Hậu quả nền nhà bị thấm nước

Đối mặt với cả list nguy cơ trên đây, việc xác định nguyên do & giải pháp xử lý mặt sàn thấm nước luôn phải đặt lên hàng đầu.

2. Nguyên nhân khiến sàn nhà bị ngấm nước

2.1 Sai lệch trong hoàn thiện thi công

Là hạng mục quan trọng nhất nhì của 1 công trình, sàn nhà luôn phải được hoàn thiện chuẩn bởi đội ngũ thợ chuyên môn cao.

Từ độ dày đến độ dốc phải tuân thủ 100% như bản thiết kế. 

Nền nhà bị thấm nước do thi công

Vậy nên, chỉ cần sai lệch 1 chút trong thi công sẽ tạo cản trở gây đọng nước. Lâu dần khiến mặt sàn bị thấm.  

2.2 Chất lượng bê tông chưa đạt chuẩn

Mặt sàn sau thi công không đáp ứng yêu cầu chất lượng cơ bản. 

Các lỗ hổng, rỗng xuất hiện trên sàn nhà ngay sau khi hoàn thiện. Đây là nguyên do gây ra vấn đề đọng nước quy mô rộng.

2.3 Chống thấm kém hiệu quả

Nhằm hạn chế tối rủi ro & tổn thất khi mặt sàn bị ngấm nước, công tác chống thấm luôn được giám sát nghiêm ngặt. 

Đặc biệt là các phân khu đặc thù như: NVS, nhà tắm, bể bơi hay ban công,...

Kỹ thuật xử lý chống thấm kém

Nếu chống thấm không chuẩn hoặc dùng sản phẩm kém chất lượng đều sẽ không mang về hiệu quả như kỳ vọng. 

Chỉ 1 thời gian ngắn sau khi sử dụng, gia chủ ngay lập tức gặp vấn đề với mặt sàn. 

2.4 Sàn quá sức chịu tải

Sức chịu tải của mặt sàn luôn phải được tính toán chính xác để đạt được độ bền & chất lượng tốt nhất.

Chỉ 1 chút sai lệch đều gây ra hệ quả nghiêm trọng, suy giảm khả năng chịu tải của bề mặt này.

Khả năng chịu tải kém

Từ đó, khiến mặt sàn nhanh xuống cấp, dễ bị hư hại, tỷ lệ thấm nước cao trong quá trình sử dụng. 

2.5 Nứt vỡ đường ống

Trong hầu hết công trình, đường ống nước được hoàn thiện âm tưởng. Đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng & tính thẩm mỹ.

Dù đã được gia cố bằng vật liệu chắc khỏe nhưng rủi ro nứt vỡ đường ống cũng có thể xảy ra, khiến mặt sàn, tường bị thấm. 

2.6 Xuất hiện vấn đề với hệ thống MEP

Xảy ra vấn đề với hệ thống MEP cũng là lý do thường gặp khiến sàn, tường bị thấm cả mảng lớn.

Có thể bị bít tắc bởi rác, bụi, nước không thể thoát kịp ngay lập tức tràn vào bên trong nhà. 

Có vấn đề với hệ thống MEP

Chẳng những hư hỏng mặt sàn, lâu dài còn đe dọa đến tính an toàn của toàn công trình.

XEM THÊM:  Sàn nhà bị rít

3. Cách xử lý nền nhà bị rịn nước Nhanh, Hiệu Quả

3.1 Sàn chưa sử dụng

Trong quá trình hoàn thiện mặt sàn luôn được thử nghiệm check chất lượng & hiệu quả chống thấm.

Vì chưa cán nền, quy trình xử lý dễ dàng hơn nhiều. Giải pháp tối ưu nhất là quét thêm nhiều tầng chống thấm.

Phủ xong & đợi khô, sàn được check lại 1 lần nữa. Chỉ khi đạt chuẩn yêu cầu mới bắt đầu cán vữa, ốp & hoàn thiện. 

Giải pháp nền nhà bị thấm nước

3.2 Sàn đã sử dụng

Cách xử lý sàn thấm nước tại các công trình đã & đang sử dụng phức tạp & tốn kém hơn nhiều. 

Đồng thời, cũng đem đến nhiều bất tiện cho cuộc sống của gia đình. 1 số cách giải quyết phổ biến như sau:

3.2.1 Dùng nhựa đường

Giải quyết sàn thấm nước bằng nhựa đường có ưu điểm lớn về chi phí, song tính thẩm mỹ không cao.

  • Trước hết phải vệ sinh sạch toàn mặt sàn.
  • Đun chảy nhựa đường ở nhiệt độ phù hợp.
  • Dùng cọ chuyên dụng quét full mặt sàn, chú ý tập trung vị trí đang bị thấm. Nhựa đường nên được quét 2, 3 lớp, mỗi lớp cách nhau ~ 2h để đủ thời gian sét, cứng lại. 

Quét nhựa đường

  • Xong xuôi phủ gia cố thêm bằng 1, 2 lớp phụ gia chống thấm bên trên. 
  • Test thử độ chống thấm của sàn, cuối cùng mới trát vữa để hoàn thiện. 

3.2.2 Dùng keo chuyên dụng

Keo chuyên dụng là biện pháp cấp cứu cho mặt sàn bị thấm quy mô nhỏ, tình trạng không quá nghiêm trọng. 

  • Đục khéo léo vị trí mặt sàn bị thấm nước.
  • Dùng máy hút bụi hút sạch bụi sau khi đục.
  • Chọn mua chuẩn loại keo chuyên dụng, bơm kín vết nứt trên sàn.
  • Đợi khô, cán nền, trát vừa để khôi phục hiện trạng ban đầu.

Dùng keo xử lý chống thấm

3.2.3 Dùng Sika

Sika được ứng dụng phổ biến mang đến công hiệu chống thấm tuyệt đỉnh. Hơn nữa, quy trình xử lý cũng không đòi hỏi kỹ năng cao. 

  • Đầu tiên, cần làm sạch toàn diện sàn, khắc phục điểm chưa bằng phẳng.
  • Tưới ẩm sàn bê tông ngay sau đó.
  • Phủ chống thấm Sika khoảng 2, 3 lớp chồng lên nhau. Chú ý tuân thủ hướng dẫn, mỗi lớp đợi ít nhất 6h.
  • Hoàn thành có thể yên tâm cán nền như bình thường, đảm bảo mặt sàn không còn bị thấm nước như trước.

3.3.4 Dùng Bitum

Xử lý sàn bị thấm bằng Bitum cho hiệu quả & độ ổn định cực kỳ tốt. Có 2 dạng Bitum gồm màng dính và sơn phủ.

Màng dính Bitum

  • Đối với màng dính

Trước hết, cần vệ sinh, xử lý điểm lồi lõm trên sàn. Quét 1 lớp sơn lót để tăng độ kết dính rồi trải màng Bitum lên mặt sàn.

Khò nóng rồi dính tấm Bitum lên phía trên. Sau cùng xử lý bong bóng rồi hoàn thiện. 

  • Đối với sơn Bitum

Pha trộn sơn Bitum chuẩn tỉ lệ vàng như trong hướng dẫn.

Trước hết, quét sơn chống thấm, đợi khô 2h rồi phù tăng cường 1 lớp Bitum.

 Tương tự thực hiện 2, 3 lớp để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Dùng sơn Bitum

3.3.5 Dùng sơn chống thấm

Ngoài loại dùng cho tường, sơn chống thấm sàn nhà cũng đặc biệt đa dạng. Nhiều mẫu mã & giá thành để chọn mua. 

Cách dùng lý tưởng được NSX note rõ trên bao bì, chỉ cần làm đúng hướng dẫn để nhận về hiệu quả như ý.

Đặc biệt, muốn sơn bền, đạt hiệu quả lâu dài nên chú ý bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ.

Nền nhà bị thấm nước đi kèm nhiều bất tiện cho người dùng. Vì thế, nên sớm khắc phục để việc xử lý dễ dàng, ít tốn kém hơn. 

Source: www.yenphat.vn

Hỏi Đáp

10 Cách tẩy nền gạch bị ố vàng tại nhà: Nhanh, Hiệu quả

10 Cách tẩy nền gạch bị ố vàng tại nhà: Nhanh, Hiệu quả

7+ Loại nước lau sàn Thái Lan: Chất lượng, Nổi tiếng nhất

7+ Loại nước lau sàn Thái Lan: Chất lượng, Nổi tiếng nhất

12+ Loại nước lau sàn Thơm, Siêu sạch, Tốt nhất hiện nay

12+ Loại nước lau sàn Thơm, Siêu sạch, Tốt nhất hiện nay