Hướng dẫn cách sử dụng cây lau kính đơn giản, hiệu quả
Nội dung chính [ Hiện ]
Về cấu tạo của các loại cây lau kính
Nếu muốn thực hiện việc lau rửa cửa kính được thuận tiện nhất thì người dùng cần phải nắm được cấu tạo cơ bản của dụng cụ lau kính. Sản phẩm vệ sinh kính chuyên nghiệp này được cấu tạo từ các bộ phận chính bao gồm:
Cấu tạo cây lau kính đơn giản, dễ dàng sử dụng
Cây bông lau
Cây bông lau được thiết kế nhỏ gọn theo dạng tay cầm hình chữ T và phần bông lau. Trong đó, phần thanh chữ T thường dùng chất liệu nhựa cao cấp cho độ bền cao, cầm chắc tay nên khi làm việc không có cảm giác lỏng lẻo, yếu ớt.
Bông lau sử dụng chất liệu lông mềm siêu mịn, độ thấm hút cao để có thể làm sạch bụi bẩn, nước thải được dễ dàng hơn. Bông lau thường có nhiều kích thước khác nhau như 25 - 35 - 45 - 55cm,... Khi làm việc, tùy vào nhu cầu sử dụng và kích thước của cửa kính mà bạn lựa chọn kích thước bông lau phù hợp.
Cây bông lau hỗ trợ làm vệ sinh sơ bộ cửa kính trước khi sử dụng cây gạt kính.
Cây gạt kính
Cây gạt kính cũng sở hữu thiết kế nhỏ gọn, đơn giản và độ tiện dụng cao tương tự cây bông lau. Có nhiều kích thước của cây gạt kính đa dạng, với phần lưỡi gạt nước dài 25 - 35 - 45 - 55cm,... Tùy vào từng diện tích kính, cách sử dụng cây lau kính lưỡi gạt cao su sẽ được thực hiện khác nhau để nâng cao hiệu quả làm việc.
Cấu tạo bao gồm cây gạt kính, cây bông lau và cây nối dài
Cây gạt kính gồm thanh cầm dạng chữ T và miếng lưỡi cao su có khả năng bám mặt kính tốt. Tay cầm chữ T ở thanh gạt kính thường làm bằng inox không gỉ có bọc nhựa hoặc cao su. Lưỡi gạt được thiết kế để có thể gạt được hết bụi bẩn, giọt nước ở trên mặt một cách hiệu quả ngay trong lần đầu tiên.
Cây nối dài
Đối với những trường hợp ô cửa kính ở trên cao thì việc sử dụng cây nối dài là vô cùng cần thiết. Cây nối dài là dụng cụ kèm theo, hỗ trợ lau và vệ sinh kính tại những nơi ngoài tầm tay với. Bộ phận này thường được làm từ nhôm cho độ nhẹ và bền cao với các khớp nối được làm từ nhựa.
Cây nối dài bao gồm các thanh với độ dài khác nhau, có thể thu ngắn hoặc kéo dài một cách dễ dàng. Dụng cụ vệ sinh kính chuyên nghiệp này có chiều dài khác nhau như 1m2, 2m4, 3m6… đáp ứng tốt những nhu cầu làm việc. Bạn có thể lựa chọn cây nối với chiều dài phù hợp để việc lau kính được đơn giản, dễ dàng nhất và đảm bảo hiệu quả.
>>Xem thêm:
Cây lau kính loại nào tốt, phổ biến nhất hiện nay
Chia sẻ cách lau cửa kính trên cao an toàn, hiệu quả nhất
Cách sử dụng cây lau kính nâng cao hiệu quả
Lắp bông lau hoặc cần gạt với cây nối dài
Hiện nay, việc sử dụng cây lau kính đã trở nên vô cùng quen thuộc trong các không gian từ vệ sinh nhà cửa, tòa nhà, văn phòng, trung tâm mua sắm,... Để có thể sử dụng loại dụng cụ vệ sinh này, bạn cần nắm được cách tháo lắp đúng cách.
Dưới đây là các thao tác tháo lắp trong cách dùng cây lau kính đơn giản mà bạn sẽ dễ dàng thực hiện:
- Đầu tiên, lắp bông lau kính vào phần cán cầm chữ T: Ở đầu của cây bông lau sẽ có gắn một miếng dính để người dùng tháo và lắp bông lau. Khi sử dụng, nếu thấy phần bông lau này quá cũ, bị mòn và không đáp ứng được nhu cầu lau kính thì cần thay thế phần đầu bông lau.
- Tiếp theo, lắp cán chữ T vào cây nối dài bằng cách xoáy theo chiều kim đồng hồ hoặc xoay theo khớp nối ở đầu của cán chữ T và cây nối. Để vệ sinh những vị trí kính ở trên cao thì bạn sử dụng thêm cây nối dài. Xoáy khớp nối trên cây nối dài theo chiều kim đồng hồ để kéo thân cây nối đến chiều cao làm việc và vặn ngược lại để siết chặt, cố định chiều dài thanh nối.
Phần cây nối dài đều có thể tùy chỉnh độ dài phù hợp người dùng
- Khi làm việc với cây gạt kính, bạn cũng lắp lưỡi cao su vào phần tay cầm chữ T. Sau đó, thao tác gắn tay cầm chữ T vào cây nối dài tương tự như khi lắp đặt cây bông lau trên.
Các bước lau kính hiệu quả với cây lau - gạt kính
Việc lau dọn nhà cửa, cửa kính tưởng như đơn giản nhưng sẽ tốn nhiều thời gian và công sức nếu bạn không thực hiện đúng quy trình. Để nâng cao hiệu quả khi vệ sinh cửa kính, bạn có thể theo dõi cách sử dụng cây lau kính với các bước đơn giản như sau:
Bước 1: Pha nước lau kính với nước rửa hoặc hóa chất chuyên dụng
Trên thị trường có nhiều loại dung dịch rửa kính chuyên dụng để tăng cường hiệu quả khi làm sạch. Tùy theo độ bẩn thực tế, mức độ của các vết ố, mảng bám… để lựa chọn dung dịch, hóa chất phù hợp.
Nếu như kính chỉ có bụi và các vệt nước thông thường thì chỉ cần nước sạch hoặc nước rửa kính thông thường là được. Còn đối với các vết bẩn khó xử lý thì cần dùng những loại nước tẩy rửa hoặc pha hóa chất để vệ sinh.
Sử dụng bông lau để làm sạch vết bẩn trên bề mặt kính
Bước 2: Tiến hành lau kính
Nhúng bông lau kính vào trong dung dịch nước rửa kính đã pha và lau đều khắp mặt kính. Có thể sử dụng thêm bàn chải mềm để chà các vết bẩn bám lâu ngày, cứng đầu.
Bước 3: Sử dụng cây gạt kính
Gạt hết nước và bụi bẩn theo chiều từ trên xuống với cây gạt nước
Sau khi đã chà sạch các vết bẩn, bạn dùng thanh gạt kính kéo từ trên xuống dưới, các lớp sau đè lên trên lớp trước để không bỏ sót. Mỗi lần lau xong, nên lấy khăn khô lau phần lưỡi gạt cao su. Tùy chỉnh độ dài của cây nối cho phù hợp với chiều cao kính cần vệ sinh. Cuối cùng, chỉ cần dùng khăn khô sạch để thấm hết nước đọng tại phần chân kính, viền khung cửa là được.
Vừa rồi là những hướng dẫn chi tiết cách sử dụng cây lau kính để bạn có thể lắp đặt cũng như vệ sinh kính một cách tối ưu nhất. Đừng ngại trang bị những dụng cụ lau kính chuyên nghiệp để nâng cao hiệu quả lau dọn cũng như đảm bảo cửa kính luôn sạch và sáng bóng nhé!
Hỏi Đáp