Van 1 Chiều Máy Nén Khí
Van 1 Chiều Máy Nén Khí
Van 1 Chiều Máy Nén Khí
Van 1 Chiều Máy Nén Khí
  • Van 1 Chiều Máy Nén Khí
  • Van 1 Chiều Máy Nén Khí
  • Van 1 Chiều Máy Nén Khí
  • Van 1 Chiều Máy Nén Khí
Xem thông số kỹ thuật

Van 1 Chiều Máy Nén Khí

Liên hệ (Giá chưa bao gồm VAT)

Kính mong quý khách lấy hóa đơn đỏ khi mua hàng để tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Còn hàng

Số lượng

Thông tin của quý khách:

Van 1 chiều máy nén khí thường được bố trí cho các model bơm hơi piston, người mua chấm tròn 100 điểm bởi khả năng giữ an toàn cực đỉnh. Nhiều người xài máy liên tục nhưng không biết rõ linh kiện này, mơ hồ về kết cấu, công năng gây sai lỗi khi lắp đặt, vận hành.

Ở bài viết sau, Yên Phát sẽ tiết lộ tất tần tật về phụ kiện này để dễ dàng xem xét trước khi mua.

1. Van 1 chiều máy nén khí đảm nhận nhiệm vụ gì?

Thông thường, loại van 1 chiều này sẽ được bố trí ngay khu vực đỉnh công cụ bơm nén piston. Linh kiện có thể nằm ở cửa vào, cửa ra hoặc ống xả, bộ hấp thu khí… sở hữu kết cấu gọn nhẹ, đơn giản nhưng đóng vai trò “chủ lực” giúp:

nhiệm vụ Van 1 chiều máy nén khí

  • Giữ an toàn 100% cho hệ thống ống dẫn, điều chuyển lượng khí hơi bơm qua đi theo duy nhất 1 chiều cố định.
  • Phòng hờ rủi ro tụt áp suất, lưu chất quay ngược về thiết bị gây trục trặc, hư hỏng.
  • Ngăn chặn tối đa lưu chất giải phóng, rò rỉ khỏi máy, giữ hiệu suất khí nén tạo ra cao nhất.
  • Tác dụng tương tự như van bypass, điều hướng lưu chất chảy xung quanh linh kiện máy nén khí để hạn chế khí trôi theo 2 hướng.
  • Nếu xí nghiệp lớn, có nhiều thiết bị bơm nén và nối liền kề nhau thì linh kiện sẽ giúp các model chạy độc lập. Khi 1 trong các model trục trặc, ngừng chạy đột ngột cũng không cần lo khí từ nơi khác bơm tràn vào, khiến sự cố trầm trọng hơn.

2. Cấu tạo, nguyên lý vận hành van 1 chiều máy nén hơi

Để mua van 1 chiều tốt nhất, tương xứng với thiết bị trước tiên phải nắm bắt kết cấu, cách phụ kiện này vận hành từ A - Z.

2.1. Cấu tạo

Van khí 1 chiều được đo đạc, sản xuất bởi các chuyên gia hàng đầu, các chi tiết nhỏ gọn được ghép nối với nhau tạo thành kết cấu siêu bền:

cấu tạo van 1 chiều máy nén khí

  • Nắp đóng: gia công bằng inox, gang… siêu cứng cáp, chống xước xát, móp méo.
  • Chốt: đúc từ thép bulong chống gỉ số 1 hiện nay, đóng mở trơn tru.
  • Thân van: làm từ chất liệu tương tự với nắp, tạo nên giao diện cứng cáp, đồng nhất.
  • Chốt bản lề dạng xoay: đúc từ thép không gỉ, thao tác mượt mà, không bị kẹt nghẽn.
  • Phớt: bao bọc tạo độ kín kẽ, không để tiếng ồn lớn khi máy chạy.
  • Đĩa hay lá van: kết cấu hình tròn, chất liệu đồng nhất với linh kiện. Có thể xoay linh động tới 45 độ quay lõi, lớp ngoài bọc cao su cứng cáp.

2.2. Nguyên lý 

Nguyên lý của van 1 chiều khá đơn giản, không cần kiến thức gì về cơ khí vẫn nắm bắt trong 1 nốt nhạc: 

nguyên lý van 1 chiều máy nén khí

Khi không có khí bơm đi qua thì lò xo và trọng lực sẽ giữ cho phụ kiện này luôn khép kín, ở trạng thái nghỉ. Ngay khi có dòng khí xuất hiện, áp suất trong máy sẽ dao động mạnh và van sẽ bật mở nhanh chóng để luồng hơi đi qua dễ dàng.

Thời điểm dòng chảy khí chấm dứt, lá van sẽ từ từ khép miệng theo mức độ sụt giảm áp suất. Nhờ thiết kế nghiêng 45 độ nên đóng chặt rất nhanh.

Lưu ý: Mặc dù có nhiều kiểu dáng van như trượt, bích, phân tròn, vuông… nhưng quy luật vận hành vẫn như nhau, kết cấu điều hướng cho khí chảy về 1 chiều duy nhất.

3. Van một chiều máy nén khí giá bao nhiêu tiền?

Tuy là linh kiện nhỏ nhưng việc đầu tư mua van 1 chiều thay mới khi hao mòn, hỏng hóc sẽ giúp hệ thống chạy êm ái dài lâu.

Van 1 chiều máy nén khí

Tại Yên Phát, tùy theo từng chủng loại, thiết kế van, nhà cung cấp mà giá sẽ dao động trung bình tầm 150.000 - 350.000 VNĐ/ chiếc.

Bên dưới đây là bảng giá tham khảo mới update, để có thông tin chuẩn nhất vui lòng gọi tới tổng đài Yên Phát.

Loại van 1 chiều

Giá tham khảo (VNĐ)

Van phân tròn 

200.000 - 250.000

Van 1 phân vuông 

120.000 - 150.000

Van 1 nửa phân

250.000 - 350.000

4. Hướng dẫn lắp đặt van 1 chiều dùng cho máy nén khí 

Sau khi “chốt đơn” được linh kiện van 1 chiều ưng ý thì điều quan trọng khác là lắp nối đúng cách vào thiết bị. Chỉ cần tiến hành theo các công đoạn dưới đây sẽ thành công 100%, tuyệt đối không bỏ qua bất kỳ vị trí nào:

lắp đặt Van 1 chiều máy nén khí

  • B1: Chọn 1 van lắp ở bồn chứa khí để giữ hơi sau khi bơm vào kín kẽ, không bị hắt ngược trở lại ra ngoài.
  • B2: Chọn van 1 chiều khác lắp đặt ở cửa ra, vào ống dẫn. Giảm thiểu tối đa việc khí nén trồi ngược lại vào trong công cụ bơm.
  • B3: Đối với các model nén piston, bố trí thêm 1 van nằm ở vị trí pít - tông để điều chuyển khí tới xi lanh, lắp ngay phần đầu ra trục vít là hoàn thành.

5. Tips cần nhớ khi dùng van 1 chiều máy nén khí

Để giữ độ bền, giữ hệ thống chạy trơn tru thì khi lắp đặt, ứng dụng van 1 chiều cần “dắt túi” gấp các mẹo sau đây:

Van 1 chiều máy nén khí

  • Trên 1 thiết bị bơm nén có thể lắp 1, 2, 3 hoặc nhiều van hơn dựa theo nhu cầu vận hành và kết cấu máy.
  • Tuyệt đối tránh bố trí van tại các khu vực như: tách ẩm, cụm lọc thô sẽ khiến hơi bị tắc nghẽn, không luân chuyển được.
  • Trước khi lắp đặt van thì kề sát linh kiện gần miệng. Thổi vào và cảm nhận được có hơi thoát ra đầu bên kia là ổn. Nếu không đã bị trục trặc phải đổi cái mới.
  • Xem xét kỹ lưỡng thông số, kích cỡ van tương thích công cụ. Khi lắp đặt kín khít không bị lỏng lẻo.
  • Xác định trước chiều lắp van đứng hay nằm tùy theo hướng dòng chảy khí mong muốn. Tránh lắp ra gắn vào nhiều lượt khiến linh kiện hao mòn.
  • Trước khi gắn van 1 chiều phải dọn sạch ống dẫn, loại trừ cặn bụi, mối hàn để hơi lưu thông trơn tru hơn.

Nhờ các thông tin về van 1 chiều máy nén khí được Yên Phát tiết lộ trên đây, bạn dễ dàng kiểm tra, “rinh” về thay mới khi cần thiết. Nếu thiếu kinh nghiệm, không biết chọn loại nào hay lắp đặt ra sao có thể gọi tới Yên Phát. 

Đánh giá Van 1 Chiều Máy Nén Khí