11+ Cách Hút Ẩm Giày: Đơn giản, Hiệu quả nhanh sau 15"

CEO Robert Chinh 2024-10-15 08:14:23 300

Vào mùa mưa, nồm ẩm thì cách hút ẩm giày chính là cứu tinh của nhiều người. Giúp bảo vệ đôi giày khỏi mùi hôi ẩm mốc, đánh bay vi khuẩn gây bệnh. Việc áp dụng hiệu quả phương pháp khử hơi ẩm sẽ giúp phòng ngừa nấm ngứa, lở loét. Nếu muốn làm khô đôi giày của mình nhưng không biết bắt tay từ đâu thì đừng bỏ qua mẹo của Yên Phát dưới đây.

1. Top 11++ cách hút ẩm giày dễ làm, thành công 100%

Thực tế có khá nhiều phương pháp hỗ trợ hút hơi ẩm trong giày. Tùy theo điều kiện bản thân để chọn cách thuận tiện nhất.

1.1 Dùng máy sấy tóc 

Dùng máy sấy tóc 

Máy sấy tóc được tận dụng làm khô giày vải thể thao. Tuyệt đối không thổi vào giày da, loại có đế cứng sẽ khiến bề mặt bong tróc, không đeo được nữa.

  • Lấy khăn ẩm, bàn chải mềm chà sơ 2 - 3 lượt để khử bụi bẩn.
  • Cắm nguồn máy sấy, đợi 2 - 3 phút cho nóng lên, giữ mức nhiệt 60 - 70 độ. Hong từ từ cho tới khi khô hẳn.
  • Khoảng cách giữ vị trí cần sấy khô tới giày dao động từ 4 - 6cm. Không đặt hẳn đầu sấy lên bề mặt có thể làm hỏng giày.

1.2 Dùng túi hút ẩm giày  

Khi đi du lịch, đi làm văn phòng cần phải đeo giày liên tục 4 - 8 tiếng hoặc thậm chí cả ngày. Mồ hôi chân tiết liên tục thì mùi hôi không thể tránh khỏi.

Dùng túi hút ẩm giày

Việc bỏ túi hút ẩm vào trong giày có tác dụng loại bỏ mùi hôi. Đặc biệt ở các dòng kín khít như: giày da, bốt cao cổ, ủng… 

Chỉ cần xếp các túi khử ẩm trong giày gọn gàng. Đợi khoảng 30 - 60 phút cho tới khi gói hút ẩm chuyển màu, check thấy giày khô hẳn là xong.

1.3 Dùng máy sấy giày 

Máy sấy giày được thiết kế với kết cấu gọn nhẹ, hiện đại, mang theo dễ dàng từ nơi này tới nơi khác. Giá của công cụ này siêu mềm, ngoài làm khô giày còn sấy được thảm, chăn màn… nên khá ăn khách.

Dùng máy sấy giày

Việc dùng công cụ này để làm khô già siêu đơn giản. 

1.4 Dùng giấy báo cũ

Dùng giấy báo, tạp chí cũ để làm khô giày nghe có vẻ lỗi thời nhưng cực hiệu quả. Đảm bảo hút khô nhanh mà không làm biến dạng form giày.

 Dùng giấy báo cũ

  • Tháo miếng lót nằm ở trong ra, chà sạch. Lấy khăn ướt chùi hết bùn đất bám ở mũi, gót giày.
  • Lấy các tờ báo, tạp chí cũ vo tròn lại rồi nhét vào giày cho căng lên. 
  • Chuẩn bị 1 hoặc nhiều tờ báo khác bọc nhiều vòng mặt ngoài đôi giày để hút ẩm.
  • Chờ khoảng 20”, tháo lớp giấy cũ trong ngoài, thay lớp mới để làm khô hiệu quả hơn.

1.5 Dùng máy sấy quần áo 

Cách này chuyên áp dụng với loại giày có chất liệu cotton, sợi tổng hợp, phần đế không làm bằng gel. Không sấy cho giày thể thao vì hơi nhiệt cao phả ra có thể làm hỏng giày.

Dùng máy sấy quần áo

  • Thả miếng rửa chén, khăn lau vào trong thiết bị sấy, nhưng không nhồi nhét quá đầy.
  • Mở cửa máy, cho giày vào, lưu ý mũi sẽ thẳng lên trên, đế chỉa ra ngoài.
  • Treo dây giày lên phần trên cửa cho phần dây ra ngoài. Không để giày chạm vào lồng máy gây hư hỏng.
  • Setup máy tiến hành sấy ở mức thấp hoặc trung bình. Sau 1h mở ra check xem giày khô chưa và tắt máy.

1.6 Dùng gạo và muối 

Đây là cách khử ẩm giày đơn giản, miễn phí với các nguyên liệu có sẵn trong nhà.

Dùng gạo

  • Rang muối trên chảo nóng, đổ hết vào trong 1 chiếc vớ cũ, nhét vào đôi giày đang bị ướt. Thao tác này có thể lặp đi lặp lại 2 - 3 lượt tới khi khô hẳn thì thôi.
  • Đối với gạo thì cho vào 1 cái hộp, đặt giày ở trên và đậy kín khít miệng trong tầm 2h để rút hết hơi ẩm. 
  • Tuy nhiên gạo ủ giày xong sẽ bị hôi, không sử dụng được tiếp nữa nên khá lãng phí.

1.7 Dùng baking soda

Baking soda ngoài việc tẩy trắng vải vóc, mảng bám trên răng miệng, dầu nhớt, khử mùi hôi… còn là “tuyệt chiêu” đánh bay hơi ẩm.

Dùng baking soda

Chỉ cần múc 2 thìa cà phê bột baking soda đổ vào trong lòng giày, đợi 3 - 4h.

Sau thời gian này giày không còn mùi, chỉ cần quét hết bột còn vương vãi bên trong là xong.

1.8 Dùng quạt 

Sấy hơi ẩm trong giày bằng quạt là cách đơn giản, hiệu quả thấp nhưng an toàn.

Phương pháp này hiệu quả với 1 đối với giày vải chạy bộ. Các loại bốt, làm bằng da thuộc thì khó làm khô được sâu bên trong.

Dùng quạt 

  • Chọn 1 cái quạt có đường kính lồng quạt lớn hơn giày. Lót thêm 1 cái khăn dưới sàn để nước từ giày nhỏ xuống được lau khô.
  • Gỡ phần đế lót giày ra, sấy riêng khoảng 3 - 5 phút cho ráo hẳn.
  • Lấy kìm bẻ 1 đoạn móc áo, dây thép cũ dài tầm 12 - 15cm, uốn cong thành dạng chữ S. 1 bên bẻ cong nhỏ hơn để mắc vào quạt, bên còn lại treo giày.
  • Tháo hết phần dây giày ra, mở 2 bên hết mức. Khởi động quạt ở mức mạnh thổi liên tục trong 1 - 2 tiếng là xong.

1.9 Dùng cục nóng điều hòa 

Tận dụng cục nóng máy lạnh để sấy khô hơi ẩm trong giày là cách hiệu quả, nhanh gọn.

Dùng cục nóng điều hòa

Nếu đi mưa hoặc giày đeo cả ngày có mùi hôi có thể treo giày ở khoảng cách tầm 10cm so với điều hòa.

Lấy hơi phát ra từ dàn nóng để sấy khô cực nhanh.

1.10 Dùng máy hút ẩm 

Máy hút ẩm mini chuyên dụng cho giày là thiết bị khá “ăn khách”, thiết kế nhỏ gọn. Thoải mái đặt để ở tủ đựng giày, quần áo, hộp tài liệu…

Dùng máy hút ẩm

Với khả năng cân bằng độ ẩm tối ưu, thoải mái vặn chỉnh các mức độ sấy khô. Người sử dụng có thể thoải mái làm khô giày, quần áo.

1.11 Dùng phấn rôm

Phấn rôm không chỉ hỗ trợ hút ẩm cấp tốc mà còn khử được mùi hôi tồn đọng trong các đôi giày.

Khi giày bị ẩm chỉ cần rắc phấn rôm trẻ em xung quanh hoặc bên trong đôi giày. 

Dùng phấn rôm

Nhờ thành phần chứa amiang và bột Talc nên hơi ẩm được làm khô thần tốc.

2. Lưu ý cần nhớ khi hút ẩm cho giày

Khi tiến hành hút ẩm cho giày, phải “dắt túi” các mẹo bên dưới đây, đảm bảo thành công 100%, 

sử dụng thêm máy đánh giày

  • Tùy theo tình trạng hơi ẩm tồn đọng ít hay nhiều mà chọn cách sấy khô phù hợp. Nếu đặc biệt với các chất liệu khó vệ sinh, dễ hư hỏng.
  • Khi sấy xong nếu có bóng râm mát nên mang ra phơi khô hoàn toàn. Không cất hẳn vào tủ hoặc hộp đựng sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát sinh.
  • Nếu giày ẩm, đóng bám bụi thì phải lau kỹ trước khi sấy khô. Điều này tránh được vết bẩn bám dính chặt chẽ hơn.
  • Người thường xuyên đi giày hàng ngày nên mạnh dạn đầu tư thiết bị hút ẩm mini. Máy đánh giày để có thể tự vệ sinh, làm khô, đỡ tốn tiền mang đi tiệm.

Trên đây là cách hút ẩm giày chi tiết được Yên Phát tiết lộ. Bạn có thể cân nhắc kỹ và “chốt” phương án tối ưu nhất. Việc để giày dính hơi ẩm không chỉ gây mùi hôi mà còn dễ dàng phát sinh các bệnh về chân nên phải khắc phục nhanh.

Hỏi Đáp

6 Cách giặt giày bằng Baking Soda: Nhanh, Siêu hiệu quả

6 Cách giặt giày bằng Baking Soda: Nhanh, Siêu hiệu quả

Giày da bị mốc phải làm sao? 10 Cách xử lý cực hiệu quả

Giày da bị mốc phải làm sao? 10 Cách xử lý cực hiệu quả

Bộ dụng cụ đánh giày: Cao cấp, Giá rẻ, Bắt buộc phải có

Bộ dụng cụ đánh giày: Cao cấp, Giá rẻ, Bắt buộc phải có