Bình chứa khí nén
Nội dung chính [ Hiện ]
Bình chứa khí nén không trực tiếp sản xuất ra hơi cao áp nhưng có khả năng lưu trữ, duy trì áp suất làm việc của toàn hệ thống. Để làm được điều đó, dòng sản phẩm này đã tối ưu thiết kế bằng nhiều chi tiết thông minh.
1. Bình chứa khí nén là gì?
Bình chứa khí nén (hay bình tích áp) là thiết bị chuyên dùng để tích trữ, bảo quản hơi cao áp - sản phẩm của quá trình nén khí.
Bạn có thể bắt gặp bình tích áp trong 1 hệ thống máy nén khí hoặc trong 1 sản phẩm cụ thể nào đó (đi liền động cơ, đầu nén,...).
Bình chứa hơi cao áp có thể có dung tích vài chục lít đến hàng nghìn lít, tùy vào quy mô sử dụng.
Sản phẩm được sử dụng tại các khu công nghiệp, nhà xưởng, bệnh viện, trung tâm nghiên cứu, nhà máy sản xuất thực phẩm/dược phẩm,...
2. Vai trò quan trọng của bình chứa khí nén
Bình tích áp đảm đương 4 vai trò quan trọng, đó là:
- Tích trữ khí để sử dụng lâu dài hoặc cung cấp cho nơi tiêu thụ khi cần gấp. Giúp giảm tần suất khởi động/vận hành máy nén khí.
- Ổn định áp suất khí nén trong hệ thống, tránh được tình trạng sụt áp, gây ảnh hưởng đến chất lượng hơi nén đầu ra.
- Loại bỏ hơi ẩm dư thừa bằng cách làm ngưng tụ và dẫn ra bên ngoài thông qua van xả đáy.
- Bảo vệ hệ thống trước các sự cố đáng ngại như áp suất bất ổn, quá tải, quá nhiệt,...
3. Cấu tạo bình chứa khí nén
Dưới đây là những chi tiết góp mặt trong cấu tạo chung của bình chứa khí cao áp:
- Vỏ bình: Được chế tạo từ thép cao cấp, có thể chịu được áp lực lớn, nhiệt độ cao và độ ẩm vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn. Bên ngoài vỏ phủ lớp sơn tĩnh điện để chống oxy hóa, ngăn chặn hoen gỉ bề mặt.
- Lõi bình: Thường làm từ cao su tổng hợp (EPDM), được bao quanh bởi khí trơ (N2), ngăn khí nén tiếp xúc gần với nước, kim loại.
- Cửa khí ra/vào: Cửa khí vào thường được bố trí ở phía dưới còn cửa khí ra nằm ở đầu đối diện. Chi tiết này được bao bọc bởi lớp cao su chứa dầu thủy lực, làm nhiệm vụ dẫn hơi nén vào hoặc ra khỏi bình chứa.
- Van an toàn: Nằm ngay đường dẫn khí ra, có khả năng tự động mở để xả khí khi áp suất vượt quá mức cho phép.
- Rơ le cảm biến: Cảm nhận sự thay đổi thể tích khí nén và áp suất khí nén để thông báo tới trung khu điều khiển của hệ thống.
- Đồng hồ đo áp: Đo lường chính xác thông số áp của bình tích áp, giúp người dùng tiện theo dõi trạng thái thiết bị và chủ động can thiệp khi cần.
- Van xả đáy: Được sử dụng để xả bỏ nước đọng trong bình, có thể hoạt động theo cách thủ công hoặc tự động (tùy phiên bản).
4. Nguyên tắc hoạt động của bình chứa khí nén
Khi máy nén khí hoạt động và sinh ra hơi cao áp, khí nén sẽ đi theo đường dẫn, qua cửa vào để tiếp cận không gian bên trong bình.
Hơi cao áp khiến áp lực trong thân bình tăng dần lên. Sự thay đổi này sẽ được đo lường bằng đồng hồ đo áp.
Nếu áp lực cao quá mức quy định, van an toàn sẽ chủ động xả khí để điều chỉnh áp suất khí nén trong bình chứa.
Khi bình chứa ở trạng thái full, rơ le cảm biến thông báo tới bộ điều khiển và làm dừng quá trình nạp khí. Lúc này, bạn có thể kích hoạt cửa ra để dẫn khí tới nơi tiêu thụ (nếu cần).
Khi bình cạn khí, hệ thống cảm biến sẽ thông tin tới bộ điều khiển để vận hành máy nén khí trở lại.
Trong quá trình vận hành bình tích áp, van xả đáy xả nước tự động (theo chu kỳ) hoặc thông qua sự hỗ trợ của con người.
5. Phân loại bình chứa khí nén
Dựa vào mức áp suất của khí nén tích trữ, bình chứa khí nén được phân thành 2 nhóm sau:
- Bình chứa khí nén áp suất thường: Được làm bằng vật liệu tầm trung, thiết kế theo phom cơ bản, thường dùng trong các hệ thống khí nén công nghiệp phổ biến.
- Bình chứa khí nén cao áp: Được làm từ chất liệu cao cấp, có thể tích hợp thêm nhiều linh kiện hiện đại để duy trì áp. Thiết bị chứa khí nén có áp lực siêu lớn, được dùng trong các ứng dụng đặc biệt (sản xuất hóa chất, luyện kim, chế tạo máy,...).
6. Tiêu chí lựa chọn bình chứa khí nén
Khi chọn bình tích áp để phục vụ nhu cầu riêng, hãy sàng lọc dựa trên 4 tiêu chí sau:
- Thể tích bình phù hợp với công suất máy nén hiện có, nhu cầu sử dụng khí hằng ngày (xét cả trường hợp có phát sinh).
- Áp suất làm việc và thiết kế của bình phải phù hợp với áp suất hơi nén cần tích trữ.
- Chọn chất liệu và độ dày bình chứa tùy theo môi trường sử dụng đặc thù (thực phẩm, y tế, công nghiệp).
- Lựa máy chính hãng của những thương hiệu lớn (Fusheng, Pegasus,...), đủ giấy tờ, bảo hành để phòng ngừa rủi ro.
7. Hướng dẫn lắp đặt bình chứa khí nén chi tiết
Khi lắp đặt bình chứa khí trong hệ thống chung, bạn nên setup theo mô hình 1 : 1 : 1 : 1
Sơ đồ lắp đặt tiêu chuẩn như sau: Máy nén khí → Bình tích áp → Bộ lọc → Máy sấy khí
Trong đó, máy nén sẽ sản xuất hơi cao áp, bình tích áp làm nhiệm vụ tích trữ. Bộ lọc xử lý tạp chất còn máy sấy giúp làm khô khí nén thành phẩm.
Vị trí lắp đặt bình chứa khí nén cần đáp ứng được 3 yêu cầu sau:
- Mặt bằng: cân bằng, nền móng chắc chắn, chịu lực tốt.
- Không gian: Thoáng mát, không có nắng chiếu vào, không gần vật cản lớn. Khoảng cách an toàn là 30-50cm (đối với vật thường), tối thiểu 3m (đối với nguồn nhiệt).
- Thông gió: Đảm bảo không khí lưu thông tốt để tránh gây ứ nhiệt (có thể , sử dụng quạt hoặc hệ thống thông gió chuyên dụng.
Quy trình lắp ráp bình tích áp bao gồm 5 bước:
- Bước 1: Đặt bình đúng vị trí cần thi công.
- Bước 2: Liên kết bình với máy nén khí thông qua dây cao áp, cút nối nhanh (tại cửa vào).
- Bước 3: Gắn đồng hồ đo áp, rơ le, van an toàn vào kết cấu bình. Chú ý setup đúng chỗ, thao tác đúng kỹ thuật.
- Bước 4: Lắp van xả đáy vào đáy bình (nên chọn loại van xả tự động).
- Bước 5: Kết nối cửa ra của bình với bộ lọc nằm liền kề.
8. Cách chọn bình chứa khí nén phù hợp
Để lựa được bình chứa hơi nén chất lượng tốt, có tính ứng dụng cao, không gây lãng phí, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Đọc kỹ thông số máy nén khí hiện có, đặc biệt là công suất, lưu lượng và áp suất khí nén sinh ra. Sau đó, chọn bình tích áp có năng lực làm việc phù hợp với yêu cầu cá nhân.
- Xem xét nhu cầu dùng khí nén của nơi tiêu thụ. Nếu nhu cầu cao thì chọn bình có dung tích lớn và ngược lại.
- Ước lượng dung tích bình theo lưu lượng khí của máy nén. Theo đó, tiêu chuẩn vàng là sức chứa của bình bằng 1/10-1/5 tốc độ giải phóng hơi cao áp của máy nén khí.
- Chú ý đến không gian lắp đặt, sơ đồ hệ thống máy nén khí hiện có để chọn kiểu bình chứa dáng nằm hay dáng đứng.
9. Bảng giá bình chứa khí nén mới Update
Bình tích áp thường được phân loại theo dung tích, kích cỡ và chất liệu. Bảng giá dưới đây chỉ đề cập đến mã hàng cao cấp, dùng bền và được khách hàng review tốt.
Mong rằng, với cẩm nang đầy đủ mà Điện máy Yên Phát vừa cung cấp, bạn đã hiểu thêm về bình chứa khí nén và cách chọn sản phẩm phù hợp với yêu cầu riêng.