Cấp độ bền của bu lông là gì? Bảng tra cấp độ bền của bu lông, đai ốc

CEO Robert Chinh 2024-09-20 15:20:13 303

Bu lông, đai ốc là một trong những linh kiện quen thuộc trong nhiều lĩnh vực (các máy móc, thiết bị, cấu trúc thép..) Khi lựa chọn bu lông, đai ốc thì người ta cần chú ý một số thông số của nó, trong đó cường độ (độ bền bu lông) là một trong những điều quan trọng nhất. Cùng tìm hiểu bảng tra cấp độ bền của bu lông, đai ốc trong bài viết dưới đây để có cơ sở lựa chọn loại bu lông phù hợp với công việc của mình nhé!

Cấp độ bền của bu lông là gì?

Cấp độ bền của bu lông là khả năng chịu được lực tác động từ bên ngoài (bao gồm các loại lực như lực kéo, lực cắt hay là lực nén từ các mối ghép mà loại bu lông đó tham gia để liên kết trong quá trình thi công hay xây dựng và lắp đặt). Cấp bền thể hiện qua các chỉ số về giới hạn bền và giới hạn chảy (theo hệ mét hoặc hệ inch).

Cấp độ bền của bu lông

Cấp độ bền của bu lông là gì?

Cấp độ bền bu lông được ký hiệu bằng 2 hoặc 3 chữ số có dấu chấm ở giữa, thường được khắc trên đỉnh bu lông. Nhiều người hay nhầm tưởng đó là kích thước của bu lông nhưng đây là khả năng chịu lực của bu lông biểu thị bằng cường độ kéo đứt tiêu chuẩn của bu lông tương ứng với cấp độ bền khắc trên đó.

Phân chia cấp độ bền của bu lông

Trong các bộ tiêu chuẩn ví dụ như tiêu chuẩn Việt Nam về bu lông đai ốc người ta xét rất nhiều yếu tố để đưa ra được các cấp độ bền khác nhau. Những yếu tố này thường sẽ phụ thuộc nhiều vào vật liệu chế tạo nên bu lông, bởi vì với mỗi tính chất khác nhau của vật liệu lại tạo ra cơ tính khác nhau nên các yếu tố cấu thành cấp độ bền bu lông cũng khác nhau.

Các tiêu chí đánh giá cấp độ bền vững của bu lông:

  • Giới hạn bền đứt - cường độ kéo đứt tiêu chuẩn của bu lông (Tensile strength): N/mm2 hoặc MPa
  • Giới hạn chảy của vật liệu (Yield strength): N/mm2 hoặc MPa
  • Giới hạn chảy của vật liệu quy ước (Yield Strength)
  • Độ cứng (Hardness): Có nhiều loại độ cứng tuỳ thuộc vào từng phương pháp thử như: Brinen (HB), Rockwell (HR), Vicke (HV).
  • Độ giãn dài tương đối (Elongation): d (%)
  • Độ dai, khả năng chịu va đập (hay Impact strength): J/cm2
  • Ứng suất thử (hay Stress under proof load): sF (N/mm2)

Minh họa về cường độ chịu kéo của bu lông cùng các tiêu chí khác

Minh họa về cường độ chịu kéo của bu lông cùng các tiêu chí khác

Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác để đánh giá cường độ bu lông như: Cường độ chịu kéo của bu lông trên vòng đệm lệch, chiều cao nhỏ nhất vùng không thoát cacbon, độ bền chỗ nối đầu mũ và thân bu lông, chiều sâu lớn nhất vùng thoát cacbon hoàn toàn,… tùy theo từng tiêu chuẩn đánh giá mà lại xét theo các yếu tố khác nhau.

Cấp độ bền của bu lông tính theo hệ mét

Thường thì ở Việt Nam chúng ta hay xét cấp độ bền của mỗi loại bu lông theo hệ mét. Ngoài ra trên thế giới còn có những bảng tra cường độ bu lông theo những đơn vị đo độ dài khác.

Kí hiệu cấp độ bền của bu lông hệ mét gồm 2 chữ số và một dấu chấm ở giữa được in trên đỉnh của bu lông. Số đứng trước dấu chấm thể hiện 1/10 giới hạn bền kéo tối thiểu của bu lông (đơn vị kgf/mm2); số còn lại cho biết 1/10 giá trị của tỷ lệ giữa giới hạn chảy của bu lông và độ bền kéo tối thiểu (đơn vị %). Dưới đây là bảng tra cường độ bu lông.

Bảng tra cường độ bu lông

Bảng tra cường độ bu lông

Trên thế giới hiện nay sử dụng bảng tra cấp độ bền của bu lông hệ mét chủ yếu cho cấp bền từ 3.6 đến 12.9. Bảng này được dùng cho các loại bu lông trong ngành cơ khí, máy móc hay sản xuất xe hơi. 

Những loại bu lông có cấp bền từ 8.8 đến 12.9 được gọi là loại bu lông có cường độ cao, khả năng chịu lực tốt. Giá bu lông cường độ cao cũng sẽ đắt hơn những loại bu lông cường độ thấp có cường độ bu lông dưới 8.8.

>>> Xem thêm: Máy siết bu lông

Cấp độ bền của bu lông phân theo hệ inch

Cấp độ bền của các bu lông theo hệ này không được đánh dấu bởi các ký tự số trên phía đầu của bu lông. Nó được ký hiệu bởi những vạch thẳng với số vạch tương ứng với cấp giới hạn bền, giới hạn chảy tương ứng.

Về cơ bản, cấp độ bền của các bu lông theo hệ inch thường có tổng cộng 17 cấp nhưng phổ biến hơn là 3 cấp bao gồm 2, 5, 8. Các cấp độ bền khác sẽ được ứng dụng trong một số lĩnh vực đặc biệt như hàng không vũ trụ,...

Bảng tra cấp độ bền của bu lông theo tiêu chuẩn Việt Nam

Cấp độ bền được nhắc đến vì mang lại nhiều ý nghĩa hơn là việc thể hiện các trị số về giới hạn bền, giới hạn chảy của nó. Người ta có thể dựa vào những thông số này để có thể tìm kiếm được loại bu lông phù hợp, đáp ứng tốt các nhu cầu sử dụng. Dưới đây là bảng cấp độ bền theo tiêu chuẩn TCVN 10916 - 1995 (của Việt Nam) cho bu lông, đai ốc:

Ứng dụng của bu lông trong thực tế

- Những loại bu lông có cường độ thấp thường sử dụng trong các công trình hay máy móc có tải trọng tĩnh, với lực tác động không quá lớn, không xuất hiện quán tính như xe ô tô, máy móc công nghiệp nhẹ, công trình xây dựng thấp…

- Bu lông có cấp độ bền lớn thì được sử dụng cho các ngành công nghiệp nặng như dầu khí, cầu cảng biển, giao thông đường sắt, công trình nhà cao tầng, các loại máy móc sản xuất với tải trọng động lớn. Lúc này cường độ bu lông cao sẽ dễ dàng trong việc tháo lắp, kiểm tra hay sửa chữa.

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin cơ bản và bảng tra cấp độ bền của bu lông mà Yên Phát tổng hợp được để quý vị có thể thuận tiện nhất khi lựa chọn bu lông. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể tìm kiếm được loại bu lông phù hợp với công việc, phù hợp với vật liệu trong thực tế. Mọi thắc mắc vui lòng comment lại dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 09666 31546 để được hỗ trợ.

Hỏi Đáp

5 máy siết bu lông dùng pin Bosch nhiều thợ mua nhất 2021

5 máy siết bu lông dùng pin Bosch nhiều thợ mua nhất 2021

Bán súng bắn bu lông Dekton, hàng chính hãng giá tốt

Bán súng bắn bu lông Dekton, hàng chính hãng giá tốt

Đánh giá #5 Súng bắn ốc TOP chính hãng tốt nhất

Đánh giá #5 Súng bắn ốc TOP chính hãng tốt nhất