Rulo máy ép plastic là gì? Một số lỗi thường gặp của trục ép rulo

CEO Robert Chinh 2024-01-24 08:48:00

Rulo máy ép plastic là bộ phận quan trọng trong cấu tạo của máy ép plastic. Tuy nhiên ít ai biết rulo đảm nhận vai trò gì trong quá trình hoạt động của máy ép plastic. Trong bài viết này, điện máy Yên Phát sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về linh kiện máy ép nhựa này, hãy cùng theo dõi nhé!

Rulo máy ép plastic là gì?

Rulo hay còn được gọi là con lăn máy ép, trục ép rulo được làm từ cao su bao quanh trục sắt có màu cam với trọng lượng khoảng 0.3kg. Trục ép rulo có khả năng chịu nhiệt tốt, lớp nhựa cao su bên ngoài khá dày đảm bảo quá trình ép không bị nổi bong bóng. Điều này giúp bản ép thành phẩm không những phẳng mà còn có độ sắc nét cao. 

rulo máy ép plastic

Rulo máy ép plastic hay còn được gọi là trục ép rulo, con lăn máy ép

Rulo đối với máy ép plastic sẽ quyết định tốc độ ép lên tới 30cm tài liệu/phút, hoạt động êm ái không gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng tới không gian làm việc và những người xung quanh. Thông thường máy ép plastic sẽ được trang bị từ 2 đến 4 rulo. 

Bộ phận này sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng kẹt giấy trong quá trình sử dụng máy ép nhựa. Rulo máy ép plastic dễ dàng lắp đặt thay thế sau thời gian dài sử dụng nếu cần làm mới nếu có bị hư hao. Điều này nhằm giúp tiết kiệm chi phí đầu tư máy mới, là sự lựa chọn hoàn hảo cho ngành dịch vụ. 

Xem thêm: 

Một số lỗi thường gặp đối với trục ép rulo

Dưới đây là một số sự cố hư hỏng của máy ép plastic có liên quan đến trục ép rulo.

Máy ép plastic bị kẹt giấy

Kẹt giấy là sự cố thường gặp ở máy ép plastic khiến tài liệu và giấy tờ bị nhăn nhúm thậm chí là hư hỏng. Khi gặp phải tình trạng này, chúng ta cần kéo chúng ra khỏi máy một cách cẩn thận. Để xử lý, các bạn có thể sử dụng chức năng xử lý lỗi bằng việc nhấn nút để thả giấy. Còn không, hãy dùng nút tiến/ lùi rulo máy ép plastic để các trục ép quay ngược lại và đưa giấy ra ngoài an toàn. 

rulo máy ép plastic

Kẹt giấy khiến bản ép bị nhăn nhúm, mất thẩm mỹ

Bong bóng nổi dưới tấm ép plastic

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nổi bong bóng dưới tấm ép có thể là do tốc độ ép quá nhanh. Khi đó các trục rulo quay nhanh, trong khi màng ép hoặc chất liệu ép quá này nên không thể nào ép kỹ được. Để khắc phục sự cố này, các bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không dùng tay kéo hoặc đẩy bản ép sang đầu bên kia, hãy để các trục rulo máy ép plastic tự động cuốn và ép tự nhiên để tránh bản ép nổi bong bóng khí. 
  • Nên dùng tay hoặc bất kỳ vật gì ép phẳng màng ép cho đến khi căng ra hoàn toàn thì dừng lại. Chú ý tới độ dày của màng ép, màng ép càng dày thì khả năng nổi bóng khí càng cao và việc làm căng cần phải kỹ lưỡng.
  • Nếu ép tranh ảnh vừa được in thì hãy để mực ráo và khô hẳn mới cho vào máy để ép. 
  • Trường hợp thành phẩm ép xuất hiện đốm trắng có thể là do trục ép rulo của máy bị kẹt. Lúc này cần làm sạch trục cuốn và ngăn chặn lớp cộm trên bản ép bằng cách đưa song trong với trục rulo máy ép plastic

Máy ép plastic không nóng

Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như: bụi bẩn bên ngoài môi trường bám và kẹt lại bên trong máy hoặc con lăn máy ép bị hỏng, máy không đủ nhiệt... Khi xác định được chính xác nguyên nhân, các bạn hãy đưa ra phương án xử lý tương ứng. Nếu máy bám bụi hãy vệ sinh, linh kiện hư hỏng cần thay mới. Với trường hợp không đủ nhiệt, cần điều chỉnh lại nhiệt độ và giảm tốc độ ép bằng phím hoặc núm điều chỉnh. 

rulo máy ép plastic

Trục ép rulo bị trầy xước trong quá trình sử dụng 

Một số lưu ý giúp tăng tuổi thọ cho máy ép plastic

Để sử dụng máy ép plastic mang lại hiệu quả cao nhất cũng như đảm bảo sự an toàn cho người vận hành và thiết bị, các bạn cần lưu ý những điều chi tiết như bên dưới đây:

  • Trước khi sử dụng máy ép nhựa cần kiểm tra máy, dây dẫn điện và các linh kiện của máy xem có đảm bảo an toàn không.
  • Kiểm tra xem loại giấy ép có đạt yêu cầu hay không, không được sử dụng các loại giấy dễ bị chảy hay cháy khi gặp nhiệt độ cao và đảm bảo độ dày của giấy ép không vượt quá 1.0mm.
  • Điều chỉnh nhiệt độ của máy sao cho phù hợp với sản phẩm ép. Để nhiệt độ cao giấy ép dễ tránh và dính vào rulo máy ép plastic, còn nhiệt độ quá thấp sẽ thể làm lớp màng ép dính chặt lại với nhau.
  • Trong quá trình ép nếu nhận thấy có dấu hiệu kẹt giấy cần ấn nút đảo ngược để trả lại bản ép. Nếu không xử lý ngay, có thể tình trạng kẹt giấy nặng hơn, khó lòng khắc phục được.
  • Vệ sinh máy ép plastic thường xuyên.

rulo máy ép plastic

Chú ý vệ sinh máy ép để nâng cao độ bền

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về rulo máy ép plastic cùng một số lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng. Mặc dù trục ép rulo có thể thay thế được nhưng các bạn cần sử dụng máy ép plastic đúng cách để đảm bảo an toàn và không làm hư hỏng đến sản phẩm cần ép. 

Hỏi Đáp

TOP 3 model máy ép plastic công nghiệp tốt nhất 2024

TOP 3 model máy ép plastic công nghiệp tốt nhất 2024

Đánh giá chi tiết máy ép Plastic Bosser EH-450

Đánh giá chi tiết máy ép Plastic Bosser EH-450

Top 5 máy ép Plastic Laminator được ưa chuộng nhất 2024

Top 5 máy ép Plastic Laminator được ưa chuộng nhất 2024