Xe máy bị ngập nước: Nguyên nhân & 4 Cách xử lý nhanh
Nội dung chính [ Hiện ]
Xe máy bị ngập nước phải “xắn tay” xử lý từ đâu, cần thực hiện các bước nào? Đây là câu hỏi khiến nhiều người trăn trở khi di chuyển trong mùa mưa ở Việt Nam. Khi mà tình trạng nước ngập cả bánh xe có thể diễn ra hằng ngày.
1. Cách nhận biết xe máy bị ngập nước dễ dàng
Dù là xe ga hay xe số, xe côn thì khi đi vào các khu vực trũng ngập cũng có nguy cơ trục trặc, chết máy rất cao.
- Xe đi vào nước chết máy đột ngột
Xe đang chạy bình thường, khi tới khu vực ngập nước tắt máy liên tục là dấu hiệu cảnh báo xe đang bị vào nước.
- Tiếng kêu lạo xạo ở bánh răng truyền động
Tín hiệu rõ ràng nhất có thể nghe thấy được chính là các linh kiện va chạm kêu lạo xạo ở khu vực lắp đặt hệ thống truyền động.
Khi trời mưa, lượng lớn bùn đất cũng dính chặt vào các vòng bi. Khi khởi động phương tiện, bánh xoay vòng vòng sẽ gợn lên tiếng rào rào siêu khó chịu.
- Nhớt xe có màu cà phê sữa
Khi nước ngập hệ thống xe, từ từ thâm nhập vào bình xăng con. Khiến bugi bị ngấm nước hoặc tệ hơn là thấm hẳn vào nhớt xe.
Việc trộn lẫn giữa nhớt tinh khiết và nước có bùn đất khiến nhớt bôi trơn có màu sánh kẹo như cà phê sữa. Khi cố gắng đề ga máy xe có tiếng động ồ ồ nhưng không chạy được.
2. Hệ quả khi xe máy bị ngập nước
Hậu quả khi phương tiện ngập trong nước có đáng lo không? Câu trả lời là CÓ, thậm chí cực kỳ nghiêm trọng, trong đó bao gồm:
- Cháy hệ thống điện bên trong xe
Hệ thống điện, motor bộ đề ga bị ngấm ẩm, có khả năng chập cháy kém an toàn. Đặc biệt, hệ thống ắc quy xe có thể bị hư hại gây nghẽn mạch, không chạy được.
- Xe chết máy, không thể đề nổ
Dù mực nước ngập có vẻ khá thấp, nhưng cũng có thể khiến nước dơ thâm nhập vào hệ thống đánh lửa. Khiến phương tiện chết máy hoàn toàn.
Thời điểm này, dù cố gắng đề liên tục xe cũng không nổ. Hoặc nếu có nổ được cũng cực kỳ yếu, tắt dần chỉ sau 2 - 3 phút.
- Hư hỏng nhiều chi tiết, tốn phí sửa
Nếu xe bị ngập càng cao, thời gian dài hàng tiếng thì hỏng hóc cũng rất nhiều.
Tình huống nước ngập vượt quá đầu xe, dính vào đồng hồ sẽ khiến gần như tất cả các linh kiện của xe hỏng.
Các bộ phận như lọc gió, bình xăng con, bugi đánh lửa… dìm trong nước nhiều giờ gần như phải thay mới 100%.
- Xe hư hao nhiều nhiên liệu hơn
Khi vào nước, hệ thống vòng bi, dây đai của phương tiện có thể gặp vấn đề, tụt giảm khả năng truyền động khá lớn.
Lúc chạy xe sẽ gặp phải các trường hợp như: tay ga giật, tăng tốc lâu. Xăng hao nhiều hơn 30 - 40% so với bình thường.
3. Cách xử lý xe máy bị ngập nước chuẩn, nhanh gọn
3.1 Tháo bugi, lau khô
Khi đề xe không nổ nhưng có tiếng xẹt xẹt thì khả năng bugi bị ngấm nước, không đánh lửa được gần như 100%.
Lúc này, nên gỡ bugi ra, đề xe liên tục trong vài lượt để xả hết bùn đất dính trong xi lanh.
Lấy khăn hoặc giấy lau bugi từ trong ra ngoài 2 - 3 lượt cho khô hẳn mới lắp lại chỗ cũ.
3.2 Xả xăng cũ, dầu trong khoang máy
Check lại bình xăng, nhớt sau khi phương tiện ngập nước. Đặc biệt, khi tình trạng đó kéo dài tới 5 - 6h đồng hồ hoặc qua đêm.
Nếu nhớt, xăng không đều màu, các mảng trôi nổi trắng đục thì đã bị ngấm nước. Phải xả bỏ hết toàn bộ, sấy khô bình mới thay cái mới vào.
3.3 Sấy khô, làm sạch đầu mối điện
Mạch điện rất dễ trục trặc khi ngấm nước. Nếu không xử lý kỹ có thể gây chập mạch, cháy nổ, hậu quả không lường trước được.
Sau khi xe ngập, tháo các đầu mối điện ở bộ đề, đèn xe… sấy ở mức nhiệt 60 - 70 độ cho khô hẳn , đặt lại chỗ cũ.
3.4 Làm sạch, sấy hệ thống phanh
Lấy mỡ, dầu máy bôi trơn để tiến hành “đánh bay” các tạp chất, đất đá bám dính ở phần xích, phanh, chân đạp…
Sử dụng máy sấy làm khô phần phanh, phòng ngừa tình trạng má phanh thấm nước bị chai.
4. Tips giúp hạn chế xe bị ngập nước chết máy
- Khi đi xe số tới đoạn ngập nên hạ xuống số 1, số 2, giữ tay ga thật đều. Không được tắt để nước không bị lọt vào ống pô, đẩy hơi ra ngoài đều đặn.
- Trường hợp xe đi vào nước ngập, sau đó vẫn đề máy được thì cũng nên kiểm tra nhớt, hệ thống điện,... cho an tâm, tránh trường hợp chập cháy.
- Nếu bắt buộc “lội” nước cần phải ga đều, giữ khoảng cách an toàn 1 - 2m để tránh va chạm với xe phía trước.
Với thông tin được Yên Phát chia sẻ trên đây, việc xử lý xe máy bị ngập nước không còn quá khó. Tùy theo tình trạng phương tiện mà đưa ra biện pháp xử lý tương ứng. Tuyệt đối không để quá lâu sẽ khiến xe hỏng hóc nhiều hơn.
Hỏi Đáp