Để hỗ trợ quá trình nâng hạ hàng hóa tại kho hàng, bến bãi thì những chiếc xe nâng là lựa chọn tối ưu nhất. Thiết bị cho khả năng nâng nhiều hàng hóa, vật nặng với tải trọng lớn giúp di chuyển chúng đến những vị trí thích hợp. Hiện nay có rất nhiều các dòng xe nâng khác nhau, hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ dưới đây.

Xe nâng là gì?

Xe nâng hàng cho khả năng nâng hàng hóa tại kho hàng

Xe nâng hay còn được gọi là xe nâng hàng có tên tiếng Anh là Forklift truck. Đây là thiết bị chuyên dụng tại các kho bãi, nhà xưởng,... cho khả năng nâng, hạ, di chuyển hàng hóa, vật nặng từ nơi này sang nơi khác. Tùy vào loại xe mà chúng có thể nâng và di chuyển các kiện hàng hóa từ khối lượng từ vài chục ký đến cả vài trăm tấn.
Hiện nay, dòng xe nâng là thiết bị không thể thiếu đối với nhiều ngành công nghiệp và sản xuất. Thiết bị giúp di chuyển, nâng hạ hàng hóa dễ dàng giúp tối ưu hóa sức người, tiết kiệm thời gian.

Cấu tạo và phân loại xe nâng phổ biến hiện nay

Để đáp ứng những nhu cầu làm việc khác nhau của xí nghiệp, kho bãi,... Nhà sản xuất tung ra thị trường nhiều dòng xe nâng hàng khác nhau. Thực tế cho thấy có nhiều cách phân loại xe nâng từ dựa vào nhiên liệu, cơ chế vận hành,... Dưới đây là phân chia xe nâng hàng theo cơ chế vận hành với cấu tạo cơ bản.

Xe nâng tay

Xe nâng tay thấp

Đây là dòng thiết bị nâng phổ biến nhất hiện nay nhờ có cấu tạo đơn giản cũng như giá bán rẻ. Loại xe nâng này không sử dụng động cơ cho nên vận hành nhờ vào việc dùng tay để điều khiển thủy lực.
Tải trọng nâng của xe nâng tay cũng vào dạng thấp nhất thường dao động trung bình từ 400 - 2500kg.

Cấu tạo xe nâng tay

Dòng xe nâng hàng tay có cấu tạo đơn giản nhất với một số bộ phận chính như sau:

  • Càng nâng: thường gồm có 2 càng nâng được làm bằng thép cao cấp. Đây là bộ phận trực tiếp để đặt các kệ hàng lên.
  • Trụ thủy lực: là bộ phận quan trọng nhất của xe nâng. Chúng gồm có piston đẩy, xi lanh, dầu thủy lực,... dưới tác dụng của dầu thủy lực khiến piston nâng đẩy hàng hóa lên cao.
  • Bánh xe: thường gồm có 2 loại bánh xe chính. Bánh xe lớn ngay phía dưới cần điều khiển là bánh xe điều hướng giúp di chuyển dễ dàng. Bánh xe nhỏ phía càng nâng là bánh xe bằng thép, chịu lực tốt.
  • Cần điều khiển: có tay cầm ở đầu, một đầu nối xe xe nâng để điều khiển xe di chuyển
  • Khung xe nâng: chỉ có ở xe nâng tay cao. Khung kim loại cao để thiết lập hệ thống thủy lực.

Cấu tạo xe nâng tay cao đơn giản

Các loại xe nâng tay

Hiện nay có khá đa dạng các loại xe nâng tay cụ thể một số loại phổ biến như sau:

Xe nâng tay thấp: có chiều cao nâng tối đa chỉ khoảng 200m. Thiết bị sử dụng để nâng pallet là chủ yếu với khối lượng thường từ 2 tấn đến 5 tấn. Xe nâng tay thấp lại có nhiều loại nhỏ như xe nâng cuộn, xe nâng có gắn cân, xe nâng càng siêu thấp,...

Xe nâng tay cao: đây là dòng xe nâng có thiết kế khung nâng với hệ thống thủy lực dài cho chiều cao nâng tối đa có thể lên tới 3.5m ở một số model, phổ biến nhất vẫn là mức 1.5m. Thiết bị dùng để nâng những hàng hóa nặng khoảng 1 tấn - 3 tấn lên cao. Xe nâng tay cao lại gồm loại có càng nâng dùng cho pallet, xe nâng tay cao bàn nâng, xe nâng tay cao chân siêu rộng,...

Xe nâng tay cao cho khả năng nâng hàng lên cao

Xe nâng mặt bàn: loại này không có càng nâng, thay vào đó bộ phận để đặt hàng hóa là một mặt bàn rộng. Chúng có thiết kế khung di động hình chữ X cho khả năng nâng lên nhờ hệ thống thủy lực. Khi không nâng, thiết bị dễ xếp gọn lại. Chiều cao tối đa của dòng sản phẩm này là khoảng 1.7m với mức tải trọng trung bình 150 - 1500kg. Chúng thường để nâng chậu cây cảnh, các kiện hàng hóa,...

Xe nâng mặt bàn phù hợp nâng chậu cây cảnh

Xe nâng phuy: đây là thiết bị chuyên dụng để nâng thùng phuy. Loại xe nâng này có thiết kế đặc biệt với mỏ kẹp chuyển để kẹp chặt miệng thùng phuy, khung đỡ hình bán nguyệt giúp ôm khít thùng,... Thiết bị phù hợp cho cả thùng phuy sắt, nhựa,... phù hợp để vận chuyển xăng dầu, hóa chất,... trong các nhà máy.

Xe nâng thùng phuy

Xe nâng quay đổ phuy: loại này ngoài khả năng nâng thùng phuy lên cao còn có khả năng dùng tay nâng để quay, đổ nguyên liệu trong thùng ở nhiều góc độ khác nhau. Thiết bị giúp người dùng không phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại.

Xoay đổ tiện dụng

Xe nâng điện

Đây là dòng xe nâng sử dụng bình ắc quy hoặc cắm điện để vận hành, nâng, di chuyển hàng hóa. Thiết bị thường sử dụng 2 động cơ, với 1 động cơ dùng để nâng hàng còn 1 động cơ để di chuyển. Chiều cao nâng cũng như tải trọng nâng của xe nâng điện cao hơn xe nâng tay.

Cấu tạo xe nâng hàng bằng điện

Vì sử dụng điện cho nên những model này có cấu tạo phức tạp hơn xe nâng tay với một số bộ phận chính như sau:

Xe nâng điện cho khả năng nâng tối ưu

  • Động cơ điện: là hệ thống motor khép kín, có tác dụng để năng hàng và di chuyển xe. Tùy từng model mà máy sẽ có 1 động cơ hoặc 2.
  • Bình acquy: đây là bộ phận cung cấp năng lượng cho hoạt động của xe.
  • Hệ thống ga điều khiển: vận hành dựa vào cảm biến từ cùng hệ thống bo mạch điều khiển. Tốc độ di chuyển của xe nâng nhanh hay chậm tùy thuộc vào việc bạn tăng giảm ga.
  • Bo mạch điều khiển: được tích hợp kín trong xe, biểu hiện ra ngoài dưới hình thức chỉ số dung lượng bình ắc quy, thời gian sử dụng,...
  • Càng nâng: có cấu tạo tương tự như xe nâng tay thấp. Chúng là vị trí đặt để các kiện hàng.
  • Khung xe nâng: tùy vào model mà có dạng khung cao hoặc khung thấp.
  • Hệ thống bánh xe: thường gồm bánh xe điều hướng và bánh xe chịu lực.

Các loại xe nâng điện

Hiện nay dòng xe nâng hàng này được chia thành một số loại phổ biến như sau:
Xe nâng điện bán tự động: đây là dòng xe chỉ sử dụng một động cơ để nâng hàng hóa. Còn lại di chuyển xe phải bằng cách kéo đẩy tay, không có động cơ.

Xe nâng điện thấp kết hợp đứng lái

Xe nâng điện thấp: loại xe này sử dụng 2 động cơ cho cả quá trình nâng hạ hàng hóa cũng như di chuyển. Tuy nhiên chiều cao nâng tối đa của dòng xe nâng này chỉ tối đa 20cm. Dòng xe này phù hợp để di chuyển các pallet hàng tầm dưới.

Xe nâng điện đứng lái: loại xe này cũng sử dụng 2 động cơ để vừa nâng hàng vừa di chuyển. Ưu điểm của dòng xe này chính là có thiết kế bệ đứng phía sau. Người dùng có thể đứng lên và di chuyển cùng xe trong quá trình nâng hàng bởi động cơ di chuyển.

Xe nâng điện ngồi lái: loại xe này tiện dụng nhất nhờ khả năng ngồi lái, điều khiển bằng vô lăng tiện dụng. Tuy nhiên giá bán của dòng xe nâng này cao hơn nhiều các xe nâng khác. Máy sử dụng 2 động cơ cho quá trình nâng và di chuyển. Tốc độ di chuyển, bốc dỡ hàng hóa nhanh chóng, tải trọng lớn.

Xe nâng ngồi lái tiện dụng

Xe nâng động cơ

Không dừng sức tay, không dùng điện, dòng xe nâng hàng này sử dụng động cơ đốt trong chạy xăng, dầu diesel hoặc gas để vận hành. Loại xe này phù hợp với quá trình nâng, di chuyển hàng hóa có tải trọng lớn mà những model xe nâng khác không thực hiện được.

Dòng xe nâng hàng này cũng có cấu tạo gồm một số bộ phận cơ bản như động cơ, càng nâng, bánh xe,... Tuy nhiên, phần lớn chúng là dạng xe nâng động cơ dạng ngồi lái lớn. Cúng được phân chia thành các dạng nhỏ dưới dạng năng lượng sử dụng là xăng, gas, dầu,...

Tính cơ động cao

Nguyên lý vận hành của xe nâng hàng

Dù được phân chia thành nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung những chiếc xe nâng này đều có nguyên lý vận hành tương tự với cơ chế nâng hạ, cơ chế nghiêng càng như nhau.

Với cơ chế nâng hạ, khi càng xe nâng được đưa đúng vào vị trí pallet hàng hóa để nâng hàng thì bộ phận bơm dầu thuỷ lực sẽ tiến hành bơm đẩy dầu nhiều hơn vào trong xi lanh nâng khiến cho khung nâng sẽ được đẩy lên cao.

Hệ thống bánh đà của xe khiến cho dây xích chạy, con lăn của giá nâng di chuyển trong ray sẽ kéo càng nâng và pallet lên cao. Xilanh nghiêng về phía sau khiến cho hàng hoá không bị rơi về phía trước, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận hành.

Khả năng nâng nhờ hệ thống thủy lực

Khi càng nâng di chuyển đến độ cao mong muốn, xilanh sẽ không được bơm thêm dầu thủy lực nữa. Hàng hoá lúc này sẽ được đặt vào vị trí mong muốn. Sau khi đã dỡ hàng hoá ra khỏi xe nâng dầu trong xilanh sẽ tự chảy ngược trở lại về thùng chứa. Piston nâng lúc này sẽ từ từ hạ xuống làm cho càng nâng cũng dần hạ xuống vị trí ban đầu.

Xe nâng hàng thường có 2 cặp xi lanh nghiêng càng được gắn trực tiếp vào đế của trụ nâng để tạo độ nghiêng khi nâng hàng. Với một xe nâng hàng  thông thường thì góc nghiêng càng về phía trước thường là 6 độ và nghiêng về phía sau là 12ộ.

Ưu điểm, hạn chế của một số loại xe nâng hàng

Dưới đây là đặc điểm cụ thể của một số dòng xe nâng hàng phổ biến nhất hiện nay.

Xe nâng tay

Xe nâng tay dễ sử dụng

Ưu điểm: dòng xe nâng tay nổi bật với thiết kế nhỏ gọn, phù hợp cho những nhà xưởng, bến bãi nhỏ, giá thành rẻ, di chuyển cũng như nâng hạ hàng hóa nhanh chóng.

Hạn chế: dòng sản phẩm này còn có hạn chế là độ cao nâng của xe không quá cao. Hơn nữa, tải trọng nâng không lớn, chứa được ít hàng hóa. Đặc biệt, thiết bị hoạt động dựa trên sự điều khiển của con người nên tốn nhiều sức hơn dòng xe nâng khác. Nếu số lượng hàng hóa lớn, thời gian làm việc sẽ lâu.

Xe nâng điện

Ưu điểm: dòng sản phẩm này sử dụng điện nên không gây ô nhiễm môi trường vì không có khí thải thoát ra. Do đó nó thích hợp làm việc trong những môi trường đặc thù như kho thực phẩm, dược phẩm, y tế,.. Máy hoạt động êm ái do tiếng ồn động cơ nhỏ, phù hợp làm việc trong không gian kín. Đặc biệt, khi gặp sự cố máy sẽ thông báo lỗi trên màn hình, từ đó giúp tiết kiệm thời gian kiểm tra và sửa chữa nhanh chóng.

Hạn chế: tuy nhiên, yếu điểm của dòng sản phẩm này chính là bị giới hạn thời gian vận hành. Có nghĩa là những model này thường sử dụng bình ắc quy sạc điện để hoạt động. Khi mà nguồn điện trong bình cạn, chúng ta phải sạc lại bình, do đó thời gian sạc bình máy không thể vận hành. nếu muốn vận hành liên tục thì bắt buộc phải có bình ắc quy dự trữ để tiến hành luân phiên sạc.

Xe nâng điện có nhiều ưu điểm

Xe nâng chạy dầu/xăng

Ưu điểm: dòng xe chạy dầu cho khả năng vận hành tốt ở nhiều môi trường, công suất lớn cho tải trọng nâng mạnh mẽ. Đặc biệt, sử dụng dầu nên tính cơ động cao, có thể di chuyển hàng hóa đến mọi khu vực. Dầu có thể tiếp thêm ngay khi hết dầu cho nên quá trình có thể diễn ra liên tục, không bị gián đoạn chờ sạc như dòng xe nâng điện.

Hạn chế: tuy nhiên, hạn chế của dòng sản phẩm này chính là động cơ dầu gây độ ồn lớn, lượng khí thải ra môi trường lớn, việc sửa chữa cũng khó khăn hơn nhiều dòng xe nâng khác.

Xe nâng hàng chạy gas

Ưu điểm: dòng xe nâng hàng hóa chạy gas có ưu điểm tương tự như xe nâng hàng chạy xăng, dầu.

Hạn chế: tuy nhiên, hạn chế của chúng cũng là lượng khí thải chưa được xử lý thực sự tốt. Hơn nữa, giá của nhiên liệu gas sử dụng cũng khá đắt cho nên làm gia tăng chi phí vận hành.

Xe nâng gas có lắp bình gas phía sau

Mua xe nâng hàng hóa ở đâu giá rẻ, chính hãng?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung ứng xe nâng hàng. Tuy nhiên để có giá bán hợp lý, đảm bảo chất lượng thì quý vị nên lựa chọn những đơn vị cung ứng lớn, thâm niên lâu năm như Điện máy Yên Phát.

Đơn vị có kinh nghiệm gần 10 năm trong lĩnh vực cung ứng máy móc công nghiệp và xe nâng hàng là một mặt hàng chính trong đó. Tại Yên Phát cung ứng đa dạng các loại xe nâng từ xe nâng tay cao, xe nâng điện, xe nâng bàn, xe nâng phuy,... Tất cả đều được nhập chính hãng 100%, cam kết chất lượng tốt. Giá bán xe nâng tại đây còn rất hợp lý với tính cạnh tranh cao.

Khi mua hàng tại Yên Phát, quý vị có cơ hội nhận nhiều ưu đãi với thời gian bảo hành lâu dài, các thủ tục bảo hành đơn giản, nhanh chóng. Không những thế, Yên Phát còn hỗ trợ vận chuyển tư vấn chọn mua những sản phẩm sao cho phù hợp nhất.

Trên đây là những thông tin khái lược về những chiếc xe nâng hàng hóa. Đây là sản phẩm không thể thiếu tại các kho hàng, bến bãi,... Để được tư vấn chi tiết từng sản phẩm, quý vị vui lòng liên hệ hotline 0966 631 546 để được hỗ trợ 24/7.