Rác thải sinh hoạt là gì? Hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt

Quanseo 2021-10-06 15:20:32

Song song với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, chất thải được sinh ra ngày một nhiều hơn. Điều này có nghĩa là có một lượng lớn rác thải đang được tạo ra. Số lượng này tăng lên theo mỗi năm, và sự tăng lên này là không mong đợi. Do đó, phân loại và tái chế rác thải là việc làm cần thiết để xử lý nguồn chất thải này. Hầu hết chất thải được tạo ra đều có thể được phân loại tại nhà. Sau đây, chúng tôi gửi tới bạn cách phân loại rác thải sinh hoạt đơn giản, dễ thực hiện.

Phân loại rác thải sinh hoạt là giúp bảo vệ môi trường

Phân loại rác thải sinh hoạt là giúp bảo vệ môi trường

Rác thải sinh hoạt là gì và tại sao phải phân loại rác thải tại nguồn?

Khái niệm rác thải và rác thải sinh hoạt

Rác thải là các loại vật, chất, phế liệu sau khi sử dụng thải ra môi trường bên ngoài như thức ăn thừa, bao bì nilon, giấy, đồ đạc, nội thất không sử dụng nữa,... Rác thải được chia thành 3 loại chính: rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải chăn nuôi. Trong bài viết này, chúng ra sẽ đi sâu tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh rác thải sinh hoạt. 

Rác thải sinh hoạt đa phần là chất rắn bị đọng lại trong quá trình sống, sinh hoạt, sản xuất của con người và động vật, chủ yếu phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, trung tâm thương mại, bệnh viện, khu công nghiệp, xây dựng và khu xử lý chất thải,... Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt là các chất hữu cơ, dễ gây ô nhiễm cho cuộc sống của chúng ta.

Tác hại của rác thải sinh hoạt và ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe và cuộc sống con người

Rác thải sinh hoạt gây ra những hậu quả sau:

  • Gây ra nhiều bệnh tật: có thể thấy, bãi rác là nơi trú ngụ và phát triển của nhiều loại động vật, côn trùng và vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm. Bệnh tật có thể qua đó mà lây lan với tốc độ chóng mặt nếu không được kiểm soát kịp thời. Đồng thời, khí thải và nước thải cũng là môi trường trung gian lây truyền các bệnh về hô hấp, da, phổi ở con người.
  • Ảnh hưởng đến mỹ quan: không chỉ bốc mùi hôi thối khó chịu, bãi rác còn gây mất cảnh quan cho môi trường sống.
  • Ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh học: chất thải có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự đa dạng, cân bằng sinh học trong tự nhiên. Nhiều sinh vật chết khi ăn hoặc vướng vào rác thải do con người tạo ra. Bên cạnh đó, đất và nước chứa rác thải có thể bị nhiễm độc, khiến sinh vật xung quanh đó không thể phát triển và sinh trưởng một cách bình thường.
  • Rác thải hữu cơ rất khó phân hủy, theo tính toán phải mất đến hàng trăm năm, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.

Rác thải ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của chúng ta

Rác thải ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của chúng ta

Hiện nay, rác thải sinh hoạt chưa được các gia đình quan tâm đúng mức. Hầu hết mọi người đều có tâm lý cái gì không dùng được nữa thì vứt, và việc thu gom xử lý rác thải là việc do đơn vị quản lý rác thải thực hiện. Thế nhưng đứng trước tình trạng đáng báo động như hiện nay cần sự chung tay của tất cả mọi người, xuất phát đầu tiên là từ hộ gia đình- tế bào của xã hội.

>> Xem thêm:

Đánh giá xe quét đường Isuzu, top 4 xe quét rác Isuzu hàng đầu hiện nay

Đánh giá xe quét rác Hino và top xe quét đường Hino bán chạy nhất

Vì sao phải phân loại rác thải tại nguồn

  • Phân loại rác thải tại nguồn giúp tiết kiệm được một lượng lớn tài nguyên, mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải nhờ việc tái chế và làm phân compost tự chế biến.
  • Phân loại rác thải góp phần to lớn vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không còn ô nhiễm do quá trình phân hủy chất hữu cơ gây ra.
  • Phân loại rác thải tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sẵn có.
  • Phân loại rác thải và tổ chức thu gom, vận chuyển rác giúp giảm đến 50% lượng rác thải ra trong cộng đồng, đồng thời đơn giản hóa và tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý.

Phân loại thành phần rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình

Theo những quy định về môi trường, rác thải được phân thành 3 loại chính sau:

Rác sinh hoạt hữu cơ

Rác thải hữu cơ là loại rác dễ phân hủy, có thể tái chế được bằng cách sử dụng vào cho việc chăm bón cây trồng, hoặc làm thức ăn cho động vật. Loại rác thải này có nguồn gốc là những phần bỏ đi của thực phẩm sau khi con người đã lấy đi những phần chế biến được để làm thức ăn. Những thực phẩm còn thừa hoặc hư hỏng không sử dụng được nữa, hay các loại hoa, lá, cây, cỏ đều được xếp vào rác thải hữu cơ.

Rác thải sinh hoạt hữu cơ

Rác thải sinh hoạt hữu cơ

Rác thải sinh hoạt vô cơ

Đây là loại rác thải không sử dụng được nữa, cũng không thể đem đi tái chế, chỉ có thể sử lý bằng cách đem đến các khu chôn lấp rác thải để tiêu hủy. Rác vô cơ bắt nguồn từ các loại nguyên vật liệu không thể sử dụng hoặc đã qua sử dụng như bao bì nilon bọc thực phẩm, chai lọ hoặc một số thiết bị trong đời sống hàng ngày của con người.

Rác thải sinh hoạt có thể tái chế

Rác tái chế là loại rác không thể phân hủy, nhưng có khả năng tái chế lại phục vụ các hoạt động khác của cuộc sống con người. Giấy thải, các loại chai lọ, vỏ lon,... nằm trong phân loại này.

Hướng dẫn phương pháp và quy trình phân loại rác thải

Hướng dẫn phân loại rác thải

Với 3 loại rác thải đã nêu bên trên, chúng ra sẽ có các phương pháp phân loại rác thải khác nhau.

Phân loại rác thải sinh hoạt

Phân loại rác thải sinh hoạt

  • Đối với rác thải hữu cơ dễ phân hủy, thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để vận dụng là thức ăn cho động vật hoặc làm phân compost tại gia đình hoặc đưa đến nhà máy. 
  • Rác tái chế sẽ được tách riêng để bán lại cho cơ sở tái chế.
  • Rác không thể tái chế sẽ được gom lại và đưa đến địa điểm tập kết chuyên dụng để đưa đến địa điểm tập kết rác thải tập trung theo quy định của nhà nước.

Quy trình phân loại rác thải

Việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định, nhưng mỗi cơ sở hay hộ gia đình đều có những phương pháp khác nhau. Về cơ bản được thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Tiến hành thu gom rác.

Bước 2: Phân loại rác thải theo phương pháp đã nêu ở trên.

Bước 3: Mang chất thải sinh hoạt vô cơ đến địa điểm tập trung để rửa sạch hoặc mang đi ép cục, những chất thải hữu và chất thải tái chế được sử dụng theo đúng mục đích của nó.

Bước 4: Xử lý chất thải theo đúng quy chuẩn, tái chế rác thải sinh hoạt.

Một số cách xử lý rác thải thường dùng

  • Chế biến thành phân compost: rác thải hữu cơ được tách ly, nghiền, ủ hiếu khí để tạo thành phân vi sinh phục vụ chăn nuôi. Loại chất mùn thu được từ quá trình phân hủy không chứa mầm bệnh, không lôi kéo các côn trùng và rất tốt cho sự phát triển của cây trồng, vừa duy trì độ phì cho đất, vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
  • Chôn lấp: rác thải được rải dưới hố thành từng lớp và phủ đất lên để giảm diện tích. Thông thường sẽ được phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý và hạn chế côn trùng. Đây là cách làm đơn giản với chi phí thấp, phù hợp với các nước đang phát triển. 
  • Đốt: đây là phương pháp dùng nhiệt độ cao từ 1000 đến 1100°C để phân hủy rác. Cách làm này giúp giảm đáng kể thể tích của chất thải, tuy nhiên có chi phí đầu tư cho nhà máy đốt rác khá cao và gây ô nhiễm không khí nếu không được xử lý đúng cách.

Chôn lấp rác thải là các xử lý khá phổ biến hiện nay

Chôn lấp rác thải là các xử lý khá phổ biến hiện nay

Quy định của nhà nước về phân loại rác thải sinh hoạt

Theo quyết định 44/2018/QĐ-UBND, các hộ gia đình, chủ nguồn chất thải phải nghiêm chỉnh thực hiện việc phân loại rác tại nguồn trước khi chuyển cho đơn vị thu gom, vận chuyển.

Theo điều 20 Luật Bảo vệ môi trường năm 2016, xử phạt hành chính với các trường hợp sau:

Điểm c khoản 1 điều 20: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại những địa điểm công cộng như khu chung cư, thương mại, dịch vụ.

Điểm d khoản 1 điều 20: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.

Khoản 4 điều 20: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại hoặc không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo đúng quy định nhà nước; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý.

Khoản 5 điều 20: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại hoặc không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo đúng quy định nhà nước. Không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý. Đồng thời không báo cáo định kỳ về tình hình phát sinh; quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Hành vi không phân loại rác có thể bị phạt khá nặng

Hành vi không phân loại rác có thể bị phạt khá nặng

Có thể thấy, nhà nước đã dành một sự quan tâm nhất định đến vấn đề thu gom, phân loại và xử lý rác thải hiện nay. Do vậy, việc phân loại rác thải không chỉ là nhiệm vụ của những đơn vị, cơ quan chức năng là còn là trách nhiệm của mỗi người. Nên nâng cao ý thức bằng việc xây dựng bảng phân loại rác thải gia đình và nghiêm chỉnh thực hiện.

Trên đây là một số thông tin về việc phân loại rác thải sinh hoạt và ý nghĩa phân loại rác thải đem lại cho cuộc sống của chúng ta. Nếu tất cả các gia đình đều có ý thức phân loại rác thải sẽ mang lại lợi ích vô cùng lớn cho cộng đồng.

Hỏi Đáp

Máy quét rác bãi biển - Giải pháp vệ sinh hiệu quả tại các khu du lịch

Máy quét rác bãi biển - Giải pháp vệ sinh hiệu quả tại các khu du lịch

Tư vấn chọn mua máy quét rác sân trường chất lượng giá tốt

Tư vấn chọn mua máy quét rác sân trường chất lượng giá tốt

Thiết kế xe quét rác chuyên dụng như thế nào?

Thiết kế xe quét rác chuyên dụng như thế nào?

Cách chế tạo xe quét rác tự chế như thế nào?

Cách chế tạo xe quét rác tự chế như thế nào?

Bạn đã biết gì về xe quét đường Zoomlion của Trung Quốc?

Bạn đã biết gì về xe quét đường Zoomlion của Trung Quốc?

Có nên thuê xe quét đường? Địa chỉ bán & cho thuê số 1 Việt Nam

Có nên thuê xe quét đường? Địa chỉ bán & cho thuê số 1 Việt Nam

Chổi xe quét đường là gì? Mua chổi xe quét đường ở đâu?

Chổi xe quét đường là gì? Mua chổi xe quét đường ở đâu?

Đánh giá xe quét đường 5 khối Isuzu - Có nên mua hay không?

Đánh giá xe quét đường 5 khối Isuzu - Có nên mua hay không?

Top 5 mẫu xe quét đường 4 khối được người dùng đánh giá cao

Top 5 mẫu xe quét đường 4 khối được người dùng đánh giá cao