10+ Đập thủy điện lớn nhất thế giới: Ai cũng "Nên Biết"
Nội dung chính [ Hiện ]
Các công trình đập thủy điện lớn nhất thế giới chính là “thành tựu” của trí tuệ con người. Tận dụng nguồn nước để tạo ra được nguồn năng lượng lớn. Hầu hết các dự án thủy điện lớn đều được xây dựng gần vị trí có nguồn nước dồi dào, tạo thành mạng lưới liên kết nhiều khu vực.
1. Top 10++ đập thủy điện lớn nhất thế giới công suất từ thấp > cao
1.1 Đập Krasnoyarsk (Nga)
- Công suất: 6.400 MW.
- Tọa lạc: sông Yenisei, Nga.
Đây là dự án đập thủy điện có quy mô lớn thứ 2 ở nước Nga, xây dựng trên dòng sông Yenisei thanh bình với lượng nước quanh năm.
Dự án được thi công từ năm 1056 - 1972 với sự góp sức của đội ngũ kỹ sư, công nhân lên tới hàng ngàn người, độ cao khủng lên tới 124m.
1.2 Đập thủy điện Longtan (Trung Quốc)
- Công suất: 6.426 MW.
- Tọa lạc: sông Hồng Thủy, Trung Quốc.
Đập Longtan được xếp vào top 1 công trình điện trọng lực cao nhất, nằm ở con sông Hồng Thủy chảy qua Quảng Tây, Trung Quốc.
Ngoài cung cấp nguồn điện, đập được xây dựng với mục đích phòng ngừa lũ lụt, định hướng dòng chảy xuống các khu vực hạ nguồn.
1.3 Nhà máy thủy điện Xiangjiaba (Trung Quốc)
- Công suất: 6.448 MW
- Tọa lạc: sông Kim Sa, Trung Quốc.
Xiangjiaba là cái đập thứ 2 được xây dựng trên sông Kim Sa, đứng vị trí thứ 3 trong các dự án cung cấp điện tại Trung Quốc với hiệu suất “khủng”.
Hiện nay, phần lớn nguồn điện được sản xuất từ nhà máy này đều được cung cấp tới thành phố Thượng Hải.
1.4 Đập Sayano - Sushensakya (Nga)
- Công suất: 6.499 MW
- Tọa lạc: sông Yenisei, Nga
Sayano - Sushensakya là công trình đập có quy mô “khủng” nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của nước Nga.
Theo số liệu thống kê, con đập này cung ứng hơn 25% lượng điện cần sử dụng trên toàn quốc.
Mặc dù có vai trò lớn nhưng trong quá trình vận hành đập thủy điện đã dính phải nhiều sự cố nghiêm trọng, thậm chí gây chết người hàng loạt.
1.5 Đập Grand Coulee (Mỹ)
- Công suất: 6.809 MW
- Tọa lạc: sông Columbia, Mỹ.
Grand Coulee là công trình đập tọa lạc tại bang Washington, có công suất hoạt động lớn nhất tại nước Mỹ.
Ngoài điện, con đập này chính là nguồn nước tưới tiêu dồi dào cho nông nghiệp quy mô lớn tại Mỹ.
Gần như toàn bộ sản lượng điện tạo nên đều được dẫn về nền kinh thế phát triển ở khu vực Tây Bắc.
1.6 Đập Tucurui (Brazil)
- Công suất: 8.370 MW
- Tọa lạc: sông Tocantins, Brazil.
Tucurui là công trình đập chứa quy mô khủng nhất được thi công ở khu vực rừng rậm Amazon của Brazil. Đập Tucurui có tổng chiều cao 78m, kéo dài hơn 12.5km.
Dự án đi vào hoạt động đã cung cấp lượng điện tiêu thụ cho hơn 13 triệu dân cư. Điều chỉnh dòng chảy khu vực thượng nguồn để tránh bão lụt hiệu quả.
1.7 Đập Guri (Venezuela)
- Công suất: 10.235 MW
- Tọa lạc: sông Caroni, Venezuela.
Đập Guri được thiết kế với chiều cao tới 162m, là nguồn điện chính cho người dân tại Venezuela. Có thể thay thế các nguồn khác như than hoặc dầu mỏ.
Từng có thời kỳ, con đập này đã xuất khẩu được điện sang các nước lân cận như Colombia và Brazil.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây thì nhu cầu tăng cao, nước sông không đủ, khiến chính quyền phải cắt điện 2 - 4h/ ngày vào mùa khô.
1 số hộ dân, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư máy phát điện với hiệu năng “khủng”, giá hời để khắc phục tình trạng này.
1.8 Đập Xiluodu (Trung Quốc)
- Công suất: 13.860 MW
- Tọa lạc: sông Kim Sa, Trung Quốc.
Xiluodu cũng tọa lạc trên dòng sông Kim Sa, nằm chếch về hướng thượng nguồn của sông Dương Tử.
Công trình chính thức hoàn thành và hoạt động từ năm 2014. Mặc dù ban đầu chỉ cung cấp điện nhưng về sau còn được dùng để xả lũ, kiểm soát phù sa, dòng chảy…
1.9 Đập thủy điện Itaipu (Brazil - Paraguay)
- Công suất: 14.000 MW.
- Tọa lạc: sông Panara, giáp ranh Brazil và Paraguay.
Itaipu có công suất thứ 2 nhưng sản lượng điện tạo ra đứng số 1 thế giới, cao hơn đập Tam Hiệp tới 10%.
Do nằm ở khu vực giáp ranh 2 quốc gia nên sản lượng sẽ chia theo tỉ lệ 50:50. Hiện nay, Itaipu có thể cung ứng được 15% lượng điện cần ở Brazil, 75% cho nước nhỏ như Paraguay.
1.10 Đập Tam Hiệp - Đập thủy điện Trung Quốc lớn nhất thế giới
- Công suất: 22.500 MW
- Tọa lạc: sông Dương Tử, Trung Quốc.
Tam Hiệp là công trình đập số 1 thế giới, chắn ngang dòng Dương Tử dài nhất ở châu Á.
Dự án được đúc hoàn toàn bằng bê tông từ năm 1994 - 2008, tổng vốn đầu tư lên tới 75 tỷ USD.
Ngoài khu vực trung tâm, con đập này còn cung cấp được lượng điện cần thiết cho các tỉnh khác như Tứ Xuyên, Trùng Khánh.
Mặc dù, có nhiều lợi ích nhưng việc xây đập cũng có nhiều tranh cãi do tác động xấu tới môi trường, sinh vật…
Trên đây là các thông tin được Yên Phát tổng hợp về 10+ đập thủy điện lớn nhất thế giới để bạn có thêm kiến thức “dắt túi” siêu hữu ích.
Hỏi Đáp