Cách nhận biết tiền đô thật giả: Đơn giản, Chuẩn xác nhất

CEO Robert Chinh 2024-12-20 17:33:50 86

Cách nhận biết tiền đô thật giả như thế nào là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn khi sử dụng loại tiền tệ này. Với đặc trưng là đồng tiền có sức mạnh số 1 thế giới,  đô la Mỹ trở thành mục tiêu làm giả của các đối tượng bất hảo. 

1. Thực trạng tiền đô giả trên thị trường hiện nay

Đồng đô la không chỉ là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Với sức mạnh “khủng, đồng tiền này còn được sử dụng để thanh toán, giao dịch thương mại quốc tế.

tiền đô được giao dịch rất nhiều

Nếu so với tỷ giá các đồng tiền khác, đô la Mỹ có giá trị ổn định hơn. Lọt vào “tầm ngắm” của các tổ chức tội phạm

Theo thống kê, trong 70 triệu tờ tiền đô lưu hành trên thị trường, có tới 10.000 tờ là tiền giả. Tỷ lệ này vẫn đang tiếp tục tăng mạnh.

Chỉ riêng tại lãnh thổ Hoa Kỳ, Từ năm 1990 - 1995 đã có tới 10 tỷ USD tiền giả được sản xuất tràn lan. Thủ đoạn ngày càng tinh vi, giống hơn 90% so với tiền thật.

Hiện nay, đô la giải trở thành vấn nạn toàn cầu, làm giảm giá trị đồng tiền.

tiền đô thật, giả

Các tổ chức, doanh nghiệp khi giao dịch nếu không chú ý cũng có thể gặp phải rủi ro tiền giả, gây thiệt hại lớn

2. #6 cách kiểm tra tiền đô thật giả siêu chính xác, dễ thực hiện 

Các mệnh giá tiền đô được phát hành hiện tại gồm: 5 đô, 10 đô, 20 đô, 50 đô và tờ lớn nhất là $100. Mỗi loại sẽ được in gồm nhiều đặc điểm bảo an khác nhau.

2.1 Test phát quang trên dây bảo hiểm 

Các tờ tiền đô khi phát hành đều có 1 dây bảo hiểm chạy theo chiều dọc xuống. Trên dây này có in mệnh giá, chỉ soi được dưới đèn chuyên dụng.

Test phát quang trên dây bảo hiểm 

Từng loại mệnh giá, dây bảo hiểm sẽ nằm ở khu vực khác nhau. Khi chiếu UV vào sẽ phát ra màu sắc riêng biệt.

Mặc dù tiền giả được làm tinh vi, có dây bảo hiểm nhưng lại không có khả năng phát quang. 

Bạn có thể dùng thiết bị soi ngoại tệ chuyên dụng để phát giác nhanh chóng tiền thật - tiền giả.

2.2 Check chất liệu tiền 

Với loại tiền được in vào năm 2004, chất liệu chính của tiền đô la vẫn là: 75% cotton, 25% sợi lanh. 

Check chất liệu tiền 

Khi sờ vào bề mặt tiền sẽ thấy mỏng nhưng vẫn đanh và chắc chắn.

Ngược lại, tiền giả được chế tạo từ giấy thường. Khi sờ vào sẽ thấy dày dặn và mềm hơn so với tiền thật 100%.

2.3 Check ảnh chân dung in chìm 

Mặt trước các mệnh giá đô la đều có in hình ảnh chân dung chìm. Vị trí ở góc bên phải mặt trước và góc trái ở mặt sau.

Khi đặt tờ tiền dưới đèn led phát sáng, bạn có thể thấy chân dung chìm rõ ràng ở 2 mặt.

Check ảnh chân dung in chìm 

Tại ngân hàng, ảnh chìm được tạo ra bằng kỹ thuật đặc biệt. Không thể sao chép lại bằng cách kỹ thuật thông thường. 

Đối với loại tiền giả tinh vi, ảnh chìm rất nhạt, bị nhòe, không nhìn rõ.

2.4 Dùng máy đếm tiền, ngoại tệ 

Nếu có điều kiện, cần check số lượng tiền đô lớn có thể sử dụng máy đếm tiền chuyên dụng. Có thể phân loại tiền dễ dàng theo mệnh giá, loại bỏ nhanh các tờ tiền giả.

Dùng máy đếm tiền

2.5 Dùng kính lúp check nét in siêu nhỏ 

Trên mặt các tờ tiền USD thường có nét in siêu mảnh. Để quan sát được chỉ có thể sử dụng kính lúp tiến hành soi trực tiếp.

Nét in tiền thật thường khó sao chép bằng công nghệ tân tiến. Mỗi mệnh giá còn được bố trí nét in ở khu vực khác nhau.

check nét in siêu nhỏ 

2.6 Check mực đổi màu trên 1 số mệnh giá

Cách nhận biết tiền đô thật giả dễ nhất là nghiêng lật liên tục để xem có đổi màu hay không.

Tờ tiền mệnh giá từ $10 - $100 khi nghiêng sang góc 45 độ đều đổi từ màu đồng sang xanh lục. Riêng tờ $5 không có khả năng đổi màu.

Check mực đổi màu

3. Cách check tiền đô thật giả chi tiết theo mệnh giá 

Ngoài các mẹo nhận biết chung, từng mệnh giá tiền đô la Mỹ đều có cách check thật - giả riêng biệt.

3.1 Cách nhận biết tiền $5 giả 

Mệnh giá tiền $5 được phát hành lại lần đầu tiên vào T3/2008. Có thể nhận diện được thông qua dây bảo an, 1 cột 3 hình chìm số 5 nhỏ, 1 ảnh chìm số 5 lớn.

Cách nhận biết tiền $5 giả 

Dây bảo hiểm của đồng $5 được in bên phải, mặt trước tiền, bên cạnh ảnh chân dung.

Khi soi chiếu dưới đèn UV, dải bảo hiểm sẽ phát sáng với màu xanh dương, cụm số 5 hiện lên rõ ràng. 

Trong khi đó, tiền $5 giả gần như không có các đặc điểm này.

3.2 Cách nhận biết tiền $10 giả

Tờ $10 Mỹ được in năm 2004, phát hành lại vào T3/2006. Có thể nhận biết thông qua các đặc điểm như: hình chân dung chìm, dây an ninh, số 10 có thể đổi màu sắc.

Cách nhận biết tiền $10 giả

Phần dây bảo an được đặt phía bên phải ảnh chân dung lớn. Khi để dưới đèn UV sẽ phát quang ra màu da cam nổi bật.

3.3 Cách nhận biết tiền $20 giả

Tờ tiền $20 giả kiểu 2004 được phát hành lần đầu tiên vào T10/2003, hiện được lưu hành cho tới ngày nay.

Bạn có thể check thật giả nhanh chóng mệnh giá này với các đặc điểm như: dây an ninh, hình chân dung chìm và số 20 có khả năng đổi màu sắc.

Cách nhận biết tiền $20 giả

Phần dây bảo hiểm thường để ở mặt trước phía bên trái tờ tiền. Khi soi chiếu cực tím sẽ phát quang thành màu xanh lục. 

Trên dãy phát quay sẽ có chữ Twenty và USA được lặp đi lặp lại, tiền giả không có các điểm này.

3.4 Cách nhận biết tiền $50 giả

Tờ tiền $50 kiểu 2004 được thiết kế và phát hành lại lần đầu tiên vào T10/2004. Có thể nhận diện thật giả qua hình chân dung chìm, dây bảo an và số sẽ đổi màu.

Khi đặt tờ tiền bên dưới ánh đèn cực tím, dây bảo hiểm sẽ hiện lên màu vàng sáng. Có cụm mệnh giá 50 và dòng chữ USA chạy dọc theo.

Cách nhận biết tiền $50 giả

Mệnh giá này có giá trị lớn nên được làm giả khá tinh vi. Mặc dù 1 số loại có dây bảo hiểm nhưng khi soi chiếu sẽ không phản quang.

3.5 Cách nhận biết tiền $100 giả 

Tờ $100 Mỹ kiểu 2004 được in lại lần đầu tiên vào T10/2013. Có thể nhận biết thật hay giả thông qua dây bảo hiểm kiểu 3D đan xen bên trong.

Khi lật tới lật lui tờ tiền này, hình ảnh chiếc chuông sẽ chuyển thành cụm số 100. Nghiêng bên ngược lại sẽ hiện hình chiếc chuông.

Cách nhận biết tiền $100 giả 

Phần dây bảo hiểm được đặt ở bên phải, mặt trước tờ $100. Bên trong cũng có cụm mệnh giá là 100. Khi để dưới đèn UV sẽ phát quang thành màu hồng.

4. Hậu quả pháp lý khi lưu hành tiền đô la Mỹ giả

Theo quy định tại Điều số 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, khi tiến hành giao dịch tiền đô la giả có chủ đích sẽ bị xử lý như sau:

Hậu quả pháp lý khi lưu hành tiền đô la Mỹ giả

  • Nếu giao dịch đô la giả giữa cá nhân với nhau, tổng giá trị < 1.000 USD bị phạt cảnh cáo.
  • Nếu giao dịch tiền đô la Mỹ giả ở tổ chức chưa được cấp phép, tổng giá trị < 1.000 USD cũng bị xử cảnh cáo.
  • Thanh toán tiền giả có giá trị < 1.000 USD mà không đúng theo quy định pháp luật hiện hành.

Ngoài phạt cảnh cáo, hành vi lưu hành tiền đô giả còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 200 triệu VNĐ, tùy tổng số tiền giả giao dịch.

5. Mua máy đếm tiền ngoại tệ phát hiện tiền giả chuẩn xác ở đâu uy tín, giá tốt? 

Để mua máy đếm tiền phát hiện tiền giả chính hãng, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Điện máy Yên Phát:

yên phát cung cấp máy đếm tiền ngoại tệ chính hãng

  • Máy chính hãng 100%, có đủ chứng từ nguồn gốc.
  • Khả năng kiểm đếm nhanh, soi chiếu chuẩn xác tuyệt đối.
  • Giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều quy mô như: kho bạc, cửa hàng,...
  • Đội ngũ tư vấn kỹ thuật chuyên nghiệp, CĐBH chính hãng lâu dài.

Đừng quên áp dụng cách nhận biết tiền đô thật giả được Yên Phát chia sẻ để có thể phân biệt nhanh chóng, chuẩn xác khi cần thiết.

Hỏi Đáp

Bí ẩn các mệnh giá Tiền Canada: Từ Lịch sử đến Hiện đại

Bí ẩn các mệnh giá Tiền Canada: Từ Lịch sử đến Hiện đại

Các mệnh giá tiền Mexico: Lịch sử, Văn hoá, Tỷ giá

Các mệnh giá tiền Mexico: Lịch sử, Văn hoá, Tỷ giá

Các mệnh giá tiền Bangladesh: Lịch sử, Ý nghĩa, Tỷ giá

Các mệnh giá tiền Bangladesh: Lịch sử, Ý nghĩa, Tỷ giá