Bộ lưu điện kêu tít tít: 5 Nguyên nhân & Cách khắc phục
Nội dung chính [ Hiện ]
Bộ lưu điện kêu tít tít phải làm sao? Thực tế, đây là lỗi hư hỏng phổ biến, do nhiều nguyên nhân. Cùng Yenphat.vn điểm nhanh qua lý do & cách khắc phục tại bài chia sẻ sau!
1. #5 nguyên nhân khiến bộ lưu điện kêu tít tít và cách khắc phục
1.1 Ắc quy UPS bị hỏng, phù nứt, không tích điện
Lỗi hỏng này thường xảy ra trên thiết bị có tuổi thọ từ 3 năm trở lên. Nguyên nhân chính là do pin xuống cấp, phù nứt do sạc & dùng không đúng cách.
Điều này không chỉ tăng nguy cơ cháy nổ mà còn là nguyên nhân khiến máy báo lỗi, kêu tít tít.
Điện sạc không thành công, dẫn đến thiếu hụt trong nạp cấp. Vì thế, ngay sau khi phát cảnh báo, thiết bị tắt luôn, bật không lên điện.
Cách xử lý:
Giải pháp tốt nhất là đổi mới pin bộ lưu điện. Chú ý, cần chọn loại có thông số tương thích với thiết bị dùng.
Có nhiều bên nhận phục hồi pin, tuy nhiên hiệu quả không cao. Thậm chí, còn đi kèm nhiều rủi ro nguy hiểm.
1.2 Bo mạch trong UPS bị lỗi, hỏng hóc
Nếu tiếng kêu tít tít đi kèm đèn led báo đỏ từ màn hình, có thể bo mạch bị lỗi.
Nguyên nhân được xác định từ nhiều nguồn, đa phần do tuổi thọ cao, bám bụi, lâu không được vệ sinh,...
Cách xử lý:
Hỏng bo mạch là 1 trong những lỗi nghiêm trọng, cần được check & khắc phục bởi đội KTV.
Mức độ nhẹ có thể sửa bộ lưu điện, nghiêm trọng hơn cần được thay mới.
Chú ý tìm kiếm địa chỉ sửa uy tín, tham khảo báo giá nhiều nguồn trước khi đưa ra lựa chọn nhé!
1.3 Lỏng phích cắm nguồn từ UPS đến lưới điện
UPS được nạp đầy điện dự phòng khi xảy ra sự cố. Nếu phích cắm lỏng, pin sạc không vào dẫn đến hết điện.
Ngay lúc này, máy phát tín hiệu cảnh báo âm thanh & đèn nháy tới người dùng.
Đây cũng là 1 trong list nguyên nhân khiến bộ lưu điện kêu tít tít.
Cách xử lý:
Lỏng phích cắm là 1 rắc rối nhỏ trong quá trình dùng bộ lưu điện. Người dùng chỉ cần cắm lại để pin được tích đầy, phục vụ cho những lần dùng sau đó.
Ngay khi pin UPS bắt đầu sạc, đèn báo & âm thanh sẽ ngừng hoàn toàn.
1.4 Đứt cầu chì ngõ vào điện lưới UPS
Cầu chì được lắp đặt nhằm bảo vệ tốt linh kiện, động cơ bộ lưu điện. Từ đó, ngăn chặn tình trạng biến đổi áp suất, gây hư hỏng, chập cháy thiết bị.
Cầu chì bị đứt đồng nghĩa ngắt hoàn toàn đường điện vào máy.
Pin không được nạp dần cạn kiệt, phát âm thanh cảnh báo tới người dùng.
Cách xử lý:
Để tiết kiệm, nhiều người lựa chọn đấu nối lại cầu chì đã đứt. Tuy nhiên, hiệu suất làm việc khó có được như ban đầu, dễ đứt, cực kỳ bất tiện.
Giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp này là thay cầu chì mới. Chú ý phải chọn loại tương thích với thiết bị, thao tác đấu nối chuẩn kỹ thuật.
1.5 Bộ lưu điện bị quá khả năng chịu tải
Mỗi model bộ lưu điện đều note rõ công suất & ngưỡng chịu tải.
Nếu kết nối số lượng máy vượt ngưỡng chịu tải sẽ kích hoạt cảnh báo của thiết bị.
Lúc này UPS liên tục phát âm thanh tít tít để cảnh báo. Đồng thời, máy tự động kích hoạt chế độ bảo vệ, dừng cấp điện.
Cách xử lý:
Cách tốt nhất cho sự cố này là check, tìm ra nguyên nhân để có phương án khắc phục phù hợp
Ngắt bớt thiết bị trong hệ thống kết nối. Nếu cần cấp điện nhiều máy, đơn vị cần đổi UPS lớn hơn. Hoặc lắp thêm bộ mới cho lượng thiết bị thêm.
2. Kinh nghiệm sử dụng bộ lưu điện UPS đúng cách, tránh lỗi
Với kết cấu đơn giản, phần lớn đều được cập nhật cơ chế vận hành tự động. Cách dùng bộ lưu điện không khó.
Tuy nhiên, chu trình làm việc nên chú ý những nguyên tắc sau để phát huy tốt công năng & độ bền.
- Tuân thủ khuyến cáo lắp đặt, kết nối máy với hệ thống thiết bị dùng.
- Chú ý vị trí lắp đặt, tốt nhất nên dùng trên sàn phẳng, ưu tiên 4 phía thông thoáng.
- Nếu chưa cần dùng thời gian dài, nên tắt UPS, đưa về nơi bảo quản.
- Định kỳ xả, nạp ắc quy khoảng 2, 3 lần/năm giúp UPS hoạt động bền, phát huy tốt 100% công năng.
Bộ lưu điện kêu tít tít là 1 trong list lỗi phổ thông, dễ khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, muốn bộ lưu trữ điện phát huy tốt 100% công năng & độ bền, cần nắm rõ cơ chế & nguyên tắc dùng.
Hỏi Đáp