Hướng dẫn quy trình bảo dưỡng xe chữa cháy hiệu quả

CEO Robert Chinh 2024-04-02 09:27:59

Việc bảo dưỡng xe chữa cháy là vô cùng quan trọng, xe vận hành tốt, ổn định sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ cứu hộ trong trường hợp có hỏa hoạn. Những chiếc xe này luôn phải trong tình trạng tốt nhất để có thể sử dụng mọi lúc, giúp giảm thiểu tổn thất về người và tài sản. Cùng chúng tôi tham khảo chi tiết về quy trình bảo dưỡng xe chữa cháy qua những chia sẻ ngay dưới đây.

Giới thiệu chung về xe chữa cháy

Xe chữa cháy hay còn gọi là xe cứu hỏa là một phương tiện cơ giới chuyên dụng cho việc dập tắt hỏa hoạn, cứu hộ cứu nạn hoặc các trường hợp khẩn cấp kịp thời. 

Xe chữa cháy tham gia cứu hỏa

Xe chữa cháy hiện nay có nhiều loại như xe mini, xe lớn, xe chữa cháy sân bay,…. Mỗi loại xe lại có những đặc điểm riêng, nhưng nhìn chung đều giống nhau cơ bản về cấu tạo và nguyên lý hoạt động.

Cụ thể, những chiếc xe cứu hỏa thường có các bộ phận chính là:

  • Xe nền: đây là phương tiện để di chuyển cơ động cả thiết bị.
  • Bồn nước và bọt: nó có thiết kế 2 ngăn tương ứng. Bồn được làm từ thép không gỉ, bên trong có vách ngăn. Kích thước của bồn sẽ tương đương với khung xe.
  • Bơm nước, bơm bọt: có nhiệm vụ hút nước hoặc bọt ở trong bồn ra ngoài để dập tắt đám cháy.

Một số bộ phận khác gồm đầu nối, ống nước, còi báo hiệu, đèn báo hiệu, lăng phun,  búa rìu, hệ thống thông gió, mặt nạ, quần áo bảo hộ, thang dây, thang leo, bình chữa cháy cầm tay,…

Xe chữa cháy hoạt động dựa vào động cơ của xe. Khi động cơ xe khởi động, thông qua hộp số truyền động sẽ làm cho bơm hoạt động. Nước được dẫn từ trong bồn ra ngoài thông qua hệ thống vòi phun và được điều khiển hướng về đám cháy.

Các bước bảo dưỡng xe chữa cháy cơ bản

Bảo dưỡng các xe cứu hỏa thuộc đội PCCC chuyên nghiệp sẽ do các chiến sĩ, cán bộ chuyên môn phụ trách

Quá trình bảo dưỡng xe chữa cháy được tiến hành bởi các cán bộ, chiến sĩ, nhân viên được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản, bảo dưỡng xe chữa cháy. Việc bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên được thực hiện hằng ngày hoặc là trước, trong và sau mỗi lần sử dụng xe. Ngoài ra còn có quy trình bảo dưỡng định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Quá trình bảo dưỡng xe chữa cháy gồm những bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra tổng quan xe chữa cháy

Tiến hành kiểm tra mặt ngoài của xe cứu hỏa để phát hiện những vết trầy xước, móp méo hoặc bất kỳ sự hư hỏng bên ngoài nào của thiết bị.

Kiểm tra các thông số kỹ thuật của xe chữa cháy như áp suất lốp, mức nước làm mát, mức dầu và mức nhiên liệu.

Bước 2: Kiểm tra hệ thống bơm trên xe chữa cháy

Kiểm tra kỹ tình trạng của bơm chữa cháy, bao gồm cả động cơ cùng hệ thống bơm.

Đảm bảo rằng áp suất cùng lưu lượng nước được bơm đạt đúng yêu cầu.

Kiểm tra và làm sạch bộ lọc dầu và bộ lọc nước.

Kiểm tra động cơ máy bơm

Bước 3: Kiểm tra hệ thống hơi

Kiểm tra tình trạng của hệ thống xả khí và ống dẫn.

Đảm bảo rằng trong ống dẫn không bịt kín hoặc có độ cong, gây cản trở luồng khí.

Bước 4: Kiểm tra hệ thống điện xe chữa cháy

Kiểm tra hệ thống điện của xe, bao gồm cả hệ thống đèn, còi cùng cảm biến.

Kiểm tra bóng đèn, nếu đèn hỏng, pin yếu thì thay mới.

Kiểm tra tình trạng của dây cáp, dây phải đảm bảo không bị bung hay đứt gãy.

Bước 5: Tiến hành kiểm tra hệ thống phun nước

Kiểm tra các ống dẫn nước, đầu phun cùng bình chứa nước.

Xem xét xem ống nước có gặp sự cố rò rỉ hay bị nứt không. Cần thay thế các phần bị hỏng.

Kiểm tra độ mài mòn của ống dẫn cùng đầu phun và thay thế nếu cần thiết.

Bảo dưỡng xe chữa cháy cần do những người có chuyên môn thực hiện

Bước 6: Kiểm tra các thiết bị phụ trợ

Kiểm tra kỹ lưỡng cả các thiết bị phụ trợ như bình oxy, bình nitơ, bình khí nén, bình bọt xịt,...

Đảm bảo rằng những thiết bị phụ trợ này hoạt động bình thường và luôn sẵn sàng sử dụng.

Bước 7: Kiểm tra kỹ lưỡng bình chữa cháy

Kiểm tra áp suất cùng trạng thái của bình chữa cháy.

Kiểm tra ngày hạn sử dụng, nếu quá hạn cần thay thế bình cũ.

Kiểm tra và bảo dưỡng van an toàn, van xả và các phụ kiện khác của bình chữa cháy.

Bước 8: Kiểm tra hệ thống điều khiển cùng bảng điều khiển

Kiểm tra các tính năng hoạt động của hệ thống điều khiển cùng bảng điều khiển trên xe.

Đảm bảo rằng tất cả các nút nhấn, công tắc và đèn báo hoạt động đúng cách.

Kiểm tra và thay thế bất kỳ linh kiện nào hoạt động chập chờn, bị hỏng hoặc không thể hoạt động.

Kiểm tra kỹ các chi tiết trên xe

Bước 9: Kiểm tra hệ thống phanh của xe chữa cháy

Kiểm tra hệ thống phanh xe, đảm bảo rằng chúng hoạt động chính xác và hiệu quả.

Tiến hành bơm lại dầu phanh nếu cần thiết.

Kiểm tra độ dày cũng như trạng thái của bố thắng. Tiến hành thay thế nếu cần.

Bước 10: Kiểm tra lốp và hệ thống treo

Kiểm tra áp suất lốp và mặt bánh xe xem có độ mài mòn có lớn không.

Thay thế lốp cũ hoặc hỏng và tiến hành cân bằng lại hệ thống treo nếu cần.

Kiểm tra tình trạng của hệ thống treo, đảm bảo rằng không có bất kỳ hỏng hóc nào.

Bước 11: Bảo dưỡng hệ thống dẫn động

Kiểm tra hệ thống dẫn động của xe chữa cháy, đảm bảo rằng nó không có bất kỳ lỗi hoặc hỏng hóc nào.

Kiểm tra dầu động cơ và tiến hành thay dầu động cơ, dầu hộp số, dầu truyền động theo lịch bảo dưỡng.
Kiểm tra mỡ bôi trơn tại những vị trí truyền động hở. Dùng máy bơm mỡ xe chuyên dụng để tra mỡ chính xác vào các vị trí cần thiết.

Kiểm tra đầy đủ các phụ kiện, phụ tùng của xe

Bước 12: Kiểm tra hệ thống cảnh báo, hệ thống cứu cứu hỏa

Kiểm tra và đảm bảo rằng hệ thống cảnh báo như đèn báo, còi báo động, hệ thống loa hoạt động bình thường.

Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống cứu hỏa gồm cả bình chữa cháy dự phòng cùng các thiết bị cứu hỏa khác. Đảm bảo những thiết bị này vận hành tốt.

Bước 13: Kiểm tra và làm sạch bề mặt xe

Rửa sạch bề mặt xe chữa cháy sau khi đã kiểm tra toàn bộ các chi tiết. Xịt rửa để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ cũng như các chất gây ăn mòn.

Sơn lại mặt ngoài các vết trầy xước, vết bong tróc để bảo vệ lớp sơn.

Bước 14: Ghi chú và báo cáo

Ghi lại mọi thông tin cần thiết trong quá trình kiểm tra và bảo dưỡng.

Lập báo cáo về những vấn đề phát hiện, các bộ phận cần thay thế cũng như các công việc đã thực hiện.

Vệ sinh bên ngoài xe chữa cháy 

Bảo dưỡng xe chữa cháy mới 

Phía trên là các bước bảo dưỡng xe chữa cháy đang được đưa vào sử dụng. Còn đối với các xe chữa cháy, cứu hỏa mới vừa được nhận về đơn vị, chưa được đưa vào sử dụng thì chúng ta nên lưu ý một số điểm.

Đầu tiên, trước khi đưa vào sử dụng thực tế thì các chiến sĩ, cán bộ, nhân viên phải được tập huấn sử dụng trước. Phải nắm vững được các quy trình vận hành, bảo quản và bảo trì xe.

Xe cần có thời kỳ chạy rà trơn trong khoảng 1000km đầu tiên (khi khởi động động cơ chạy không tải, chạy tại chỗ thì trong 1 giờ nổ máy sẽ được tính bằng khoảng 50km xe chạy). 

Không tiến hành tăng ga đột ngột, không chạy hết tốc độ quy định, chạy ổn định, tăng giảm ga hợp lý. Sau khi chạy rà trơn xong cần phải tiến hành thay dầu bôi trơn cho động cơ xe. Sau đó xe sử dụng như bình thường và tiến hành bảo dưỡng thường xuyên cũng như định kỳ nhé.

Trên đây là thông tin tổng hợp về quy trình bảo dưỡng xe chữa cháy một cách cơ bản nhất. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể phần nào giúp quý vị hiểu hơn về phương tiện chuyên dụng này.

>> Xem thêm:

Hướng dẫn cách sử dụng máy bơm mỡ bôi trơn bảo dưỡng vòng bi

Hướng dẫn chi tiết quy trình bảo dưỡng máy xúc lật đúng kỹ thuật đúng chuẩn

Hỏi Đáp

Mỡ bôi trơn dây cáp là gì? Hướng dẫn cách chọn mỡ chuẩn nhất

Mỡ bôi trơn dây cáp là gì? Hướng dẫn cách chọn mỡ chuẩn nhất

Lý do máy hút dầu diesel được ưa chuộng trên thị trường hiện nay

Lý do máy hút dầu diesel được ưa chuộng trên thị trường hiện nay

Cấu tạo máy bơm mỡ khí nén gồm những gì? Nguyên lý hoạt động của máy bơm mỡ bằng hơi

Cấu tạo máy bơm mỡ khí nén gồm những gì? Nguyên lý hoạt động của máy bơm mỡ bằng hơi