Tìm hiểu về bản vẽ cad tháp giải nhiệt

CEO Robert Chinh 2023-06-01 09:41:47

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt Autocad là bản vẽ thiết kế demo giúp tính toán, hỗ trợ cho quá trình lắp đặt hệ thống tháp giải nhiệt một cách chính xác và đảm bảo đúng kỹ thuật. Dựa vào bản vẽ cad tháp giải nhiệt, người dùng sẽ thực hiện thi công lắp đặt tháp đúng chuẩn theo thông số kỹ thuật của tháp, hạn chế những sai sót không đáng có xảy ra.

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt nước

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt nước

Tháp giải nhiệt công nghiệp cooling tower là gì?

Tháp giải nhiệt nước hay còn được gọi là tháp tản nhiệt, tháp làm mát, tháp giải nhiệt nước hay. Đây là thiết bị chuyên dụng được dùng để làm giảm nhiệt độ của dòng nước bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra bầu khí quyển. 

Khi đó, lượng nước còn lại được làm mát sẽ được đưa tới bộ phận giải nhiệt để làm mát cho các loại thiết bị máy móc trong nhà xưởng hay hệ thống điều hòa không khí. 

Nhờ được làm mát mà các loại máy móc giải phóng được lượng nhiệt sinh ra hiệu quả. Từ đó có thể vận hành liên tục và bền bỉ, mang lại hiệu quả làm việc cao, hạn chế tối đa sự cố hỏng hóc phát sinh không mong muốn trong quá trình vận hành. 

Chính vì thế mà việc sử dụng tháp tản nhiệt được đánh giá là giải pháp hạ nhiệt hiệu quả, được các đơn vị doanh nghiệp lựa chọn đầu tư nhiều nhất hiện nay.

tháp làm mát sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp

Tháp làm mát được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp

Tìm hiểu cấu tạo qua bản vẽ cad tháp giải nhiệt

Vỏ tháp: cấu thành từ chất liệu sơn thủy tinh chống gỉ, chống ăn mòn, phần khung được làm từ sắt mạ kẽm. Điều này giúp tháp luôn bền bỉ theo thời gian bởi thiết bị được đặt bên ngoài, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. 

Tấm tản nhiệt: được chế tạo từ vật liệu nhựa PVC với thiết kế dạng sóng, đảm nhận nhiệm vụ phân chia dòng nước. Bộ phận này có tác dụng giải nhiệt nguồn nước nóng và mang lại hiệu quả làm mát nước tối ưu. 

Cánh quạt: sử dụng chất liệu hợp kim nhôm để chế tạo, cánh và mâm quạt được thiết kế cân bằng với nhau. Động cơ có thể hút gió theo ống thoát tạo hướng gió theo chiều thuận và có thể điều chỉnh lưu lượng gió theo nhu cầu sử dụng. Đây là linh kiện giúp giảm độ ồn cho thiết bị, dễ bảo dưỡng và tiết kiệm năng lượng.

Động cơ: được gia công kỹ thuật cao, chuyển động bánh răng và các chỉ số an toàn. Động cơ có thiết kế gọn nhẹ, được cấu thành từ vật liệu chống thấm, độ bền cao. 

Bộ phận phân nước: với thiết kế theo dạng đầu phun áp thấp, lỗ ống lớn cho khả năng phân chia nước đều lên toàn bộ tấm giải nhiệt.

Đệm tản nước: chế tạo từ nhựa PVC bền chắc có thể cản được lực gió, giảm thất thoát nước và hạn chế lần thêm nước.

Bộ phận chống ồn: với chức năng làm giảm tiếng ồn của nước trong quá trình hoạt động.

Đế bồn: là nơi chứa nước đã được làm mát, bộ phận này được thiết kế với dung tích lớn. Để đảm bảo nước luôn đáp ứng được yêu cầu thì người sử dụng nên thường xuyên kiểm tra và vệ sinh để để tháp luôn sạch sẽ.

Bản vẽ chi tiết cấu tạo tháp giải nhiệt vuông

Bản vẽ chi tiết cấu tạo tháp giải nhiệt vuông

Một số loại tháp tản nhiệt được sử dụng phổ biến

Phân loại theo công suất

- Tháp hạ nhiệt mini: có công suất từ 5RT-25RT, phù hợp để sử dụng tại các nhà xưởng sản xuất với quy mô nhỏ, nhu cầu làm mát không cao. 

- Tháp giải nhiệt công nghiệp: là các dòng sản phẩm có mức công suất lớn từ 50RT trở lên; được lắp đặt tại những không gian lớn, nhu cầu làm mát cao.

Phân loại theo hình dáng thiết kế

- Tháp tản nhiệt vuông: có cấu trúc hình khối, cấu tạo đơn giản, quá trình lắp đặt dễ dàng hơn. Người dùng có thể liên kết nhiều sản phẩm tháp dạng vuông với nhau để tạo thành một tổ hợp đem lại hiệu suất làm mát cao.

Tháp tản nhiệt tròn: được thiết kế theo dạng hình tròn, loại tháp này được sử dụng phổ biến trong các nhà máy sản xuất có sử dụng điều hòa không khí, công nghiệp đông lạnh hoặc ngành ép nhựa,…

Xem thêm: Tấm tản nhiệt tròn cho tháp giải nhiệt, Tấm tản nhiệt vuông cho tháp giải nhiệt

Bản vẽ tháp giải nhiệt tròn

Bản vẽ tháp giải nhiệt tròn với các công suất khác nhau

Phân loại theo cơ chế tuần hoàn nước

- Tháp giải nhiệt không tuần hoàn: Sử dụng nước từ sông, hồ để nước làm mát. Tuy nhiên nguồn nước đầu vào cần phải được xử lý để chống cáu cặn và vi sinh xâm nhập.

- Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín: loại tháp hạ nhiệt này có thể tái sử dụng nguồn nước sau khi làm mát.

- Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở: tái sử dụng nguồn nước. Tuy nhiên, nước tuần hoàn sẽ bị hao hụt do bay hơi nên yêu cầu cấp nước liên tục. Dạng tháp làm mát này được sử dụng khá phổ biến.

Phân loại tháp hạ nhiệt theo cơ chế vận hành

Nếu phân loại theo nguyên lý làm việc thì tháp tản nhiệt sẽ được chia thành 2 loại là:

- Tháp giải nhiệt nước đối lưu cơ học: hạ nhiệt cho nước bằng việc sử dụng quạt lớn để hút khí cưỡng bức trong nước lưu thông và  tăng thời gian tiếp xúc giữa nước và không khí. 

Hiện nay, tháp làm mát đối lưu cơ học được chia làm 3 loại chính là: tháp giải nhiệt đối lưu cưỡng bức, tháp giải nhiệt thông khí dòng ngang và tháp hạ nhiệt thông khí ngược dòng.

- Tháp giải nhiệt nước đối lưu tự nhiên: làm mát nước bằng cách sử dụng sự chênh lệch nhiệt độ với không khí bên ngoài, bên trong. Khi làm việc, khí nước nóng bên trong tháp sẽ bay lên trên, khí mát bên ngoài sẽ đi vào đáy tháp để giải nhiệt cho nước. Dòng sản phẩm này được cấu thành từ bê tông, cao trên 200 mét nên thường được sử dụng tại những nơi có nhu cầu giải nhiệt cao.

Bản vẽ phác họa nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt

Bản vẽ phác họa nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt

Dù lựa chọn loại tháp làm mát công nghiệp nào đi chăng nữa, chỉ cần có bản vẽ cad tháp giải nhiệt là chúng ta có thể dễ dàng và thuận tiện hơn khi tiến hành lắp đặt đúng kỹ thuật. Nếu có còn có những thắc mắc liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ số hotline 0966 631 546 để được nhân viên điện máy Yên Phát tư vấn cụ thể hơn. 

Xem thêm: Quy trình lắp đặt tháp giải nhiệt nước

Xem thêm: Top 10 tháp giải nhiệt Alpha bán chạy nhất 2023

Xem thêm: Tổng hợp những linh kiện tháp giải nhiệt bạn cần biết

Hỏi Đáp

Những điều cần biết để bảo dưỡng tháp giải nhiệt đạt hiệu quả cao nhất

Những điều cần biết để bảo dưỡng tháp giải nhiệt đạt hiệu quả cao nhất

Tại sao không nên dùng tháp giải nhiệt khô trong điều hòa không khí?

Tại sao không nên dùng tháp giải nhiệt khô trong điều hòa không khí?

Nhiệt độ tháp giải nhiệt nước tăng cao và cách xử lý?

Nhiệt độ tháp giải nhiệt nước tăng cao và cách xử lý?

Các loại motor tháp giải nhiệt nước

Các loại motor tháp giải nhiệt nước

Những thông tin quan trọng về tháp giải nhiệt Genius bạn cần biết

Những thông tin quan trọng về tháp giải nhiệt Genius bạn cần biết

Quy trình vận hành tháp giải nhiệt nước cho hiệu quả làm việc cao nhất

Quy trình vận hành tháp giải nhiệt nước cho hiệu quả làm việc cao nhất

Motor quạt làm mát và những điều bạn chưa biết

Motor quạt làm mát và những điều bạn chưa biết

Cấu tạo cánh quạt tháp giải nhiệt nước

Cấu tạo cánh quạt tháp giải nhiệt nước

Làm thế nào để tra cứu được mã HS tháp giải nhiệt?

Làm thế nào để tra cứu được mã HS tháp giải nhiệt?