Khi thiết kế phòng máy nén khí bạn cần chú ý những điều gì?

CEO Robert Chinh 2023-11-22 11:20:49

Đối với các hệ thống máy nén khí chuyên nghiệp, để đảm bảo tốt về điều kiện vận hành cũng như hiệu quả công việc thiết kế phòng máy nén khí là điều được nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm. Thông qua đó không chỉ đảm bảo tốt về môi trường làm việc mà còn giúp nâng cao tuổi thọ cũng như sự ổn định trong quá trình vận hành máy. Vậy vấn đề ra là: Thiết kế phòng máy nén khí cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Cùng Điện máy Yên Phát tham khảo nhanh bài viết dưới đây nhé!

Thiết kế phòng máy nén khí giúp máy móc, thiết bị vận hành ổn định và bền bỉ hơn

Thiết kế phòng máy nén khí giúp máy móc, thiết bị vận hành ổn định và bền bỉ hơn

Thiết kế phòng máy nén khí cần lưu ý những điểm gì?

Tùy vào diện tích, quy mô và hệ thống máy nén khí được sử dụng, các điều kiện thiết kế sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng hệ thống. Theo đó về cơ bản chúng ta sẽ cần đáp ứng tốt các vấn đề dưới đây khi xây dựng và thiết kế phòng máy nén khí.

Vị trí và nền móng  

Phần lớn các loại máy bơm nén khí công nghiệp thường có kích thước, công suất và tần suất vận hành lớn. Điều này khó tránh khỏi tình trạng phát ra tiếng ồn lớn trong quá trình vận hành. Do vậy các hệ thống thiết bị cung cấp khí nén thường được đặt riêng tại các phòng riêng biệt với diện tích đủ lớn để không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Hơn hết các thao tác điều hành, bảo dưỡng máy cũng được thực hiện dễ dàng, thuận tiện hơn. 

Không chỉ vậy, yêu cầu về nền móng cho phòng máy nén khí cũng đặc biệt khắt khe. Đặc biệt đối với dòng máy nén khí trục vít bởi thiết bị này thường có kích thước và trọng lượng siêu lớn. Do đó nếu nền móng không đủ chắc chắn sẽ rất dễ bị xuống cấp, sụt và lún trong quá trình sử dụng. Thêm nữa khi hoạt động máy nén khí thường có một độ rung nhất định. Vì vậy trong quá trình xây dựng và thiết kế các đơn vị thường trang bị thêm khả năng giảm chấn cho phần nền, mặt sàn.

Khu vực bệ đặt máy

Trên các model máy nén khí công nghiệp thường được sử dụng động cơ điện cùng giàn khung giảm cần. Cũng vì vậy phần lớn người dùng thường không đặc biệt lắp đặt bệ đỡ mà sẽ đặt trực tiếp lên sàn nhà. Tuy nhiên việc kê máy cao hơn với  thiết kế bệ đỡ sẽ đem đến nhiều lợi ích trong quá trình sử dụng. Điển hình như: Giảm tiếng ồn vận hành, thuận tiện hơn cho việc bảo dưỡng, sửa chữa, thay dầu nhớt hay vệ sinh máy định kỳ,...

Máy nén khí được đặt trên nền hoặc các bệ đỡ để thuận tiện hơn cho các thao tác sử dụng

Máy nén khí được đặt trên nền hoặc các bệ đỡ để thuận tiện hơn cho các thao tác sử dụng

Yêu cầu về vệ sinh

Tất cả các phòng đặt máy nén khí đều cần đảm bảo tốt về các yêu cầu vệ sinh. Cụ thể là tiêu chuẩn 5S của Nhật Bản bao gồm: Sàng lọc, sắp xếp các thiết bị máy đúng trật tự, giữ môi trường làm việc sạch sẽ. Mặt khác bụi bẩn chính là một trong những tác nhân chính, gây ảnh hưởng không tốt cho hệ thống thiết bị và hiệu quả vận hành của máy nén khí. Nó có thể len lỏi vào các bộ phận máy, làm tăng ma sát khiến máy nén khí nhanh nóng và xuống cấp. 

Nguồn cấp điện

Trên hầu hết các dòng máy nén khí công nghiệp đều đã được trang bị công nghệ bảo vệ quá dòng, song chư được bảo vệ ngắn mạch nên để đảm bảo tốt trước các sự cố về đường truyền điện, người dùng nên lắp đặt thêm MCCB cho máy. Bên cạnh đó tương ứng với từng model máy nguồn điện sử dụng cũng có những yêu cầu nhất định, tránh tình trạng điện yếu, chập chờn không chỉ dễ gây hư hại máy mà còn làm giảm hiệu quả công việc. Để hạn chế và bảo vệ máy trước tất cả các vấn đề trên đây, các đơn vị cần đặc biệt chú ý đến thiết kế mạnh điện cho máy nén khí.

Hệ thống thông gió

Quá trình nạp và cung cấp khí nén sẽ tạo ra nhiệt lượng tương đối lớn. Chính vì vậy tất cả các phòng máy nén khí đều phải đảm bảo tốt các yêu cầu về thông gió để kiểm soát nhiệt lượng vận hành. Tùy vào quy mô và tình hình thực tế có thể lắp đặt thêm các đường ống thông gió, quạt thông gió để tạo và hút khí nóng ra ngoài. Nhờ đó giúp các thiết bị máy vận hành tốt hơn, giảm thiểu hao dầu và những hư hỏng không đáng có. 

Một phòng máy nén khí cơ bản được thiết kế như thế nào?

Một phòng máy nén khí cơ bản được thiết kế như thế nào?

Hệ thống xả thải

Với các dòng máy nén khí làm mát bằng nước, các đơn vị cần có đường ống xả thải riêng, đạt tiêu chuẩn nước thải để không làm ảnh hưởng đến môi trường. Tốt nhất tất cả phần nước xả nên được gom về và xử lý rồi mới được xả ra bên ngoài. Tùy từng công suất máy, bồn thu gom nước thải sẽ có dung tích khác nhau. Ví dụ đối với 3 thiết bị 75Hp thì nên có bồn khoảng 1000L. Khu vực bồn này nên có thiết kế lắp mở, đặt tại các khu vực thông gió để tản nhiệt, bay hơi nước nhanh, cô đọng lượng dầu còn lại trong bồn chứa.

Đối với các hệ thống máy nén khí lớn, hệ thống xả thải thường được trang bị kèm với thiết bị tách dầu chuyên dụng. Nhờ đó giữ lại phần dầu dư trong nước thải, xả phần nước đã qua xử lý ra ngoài. Tuy nhiên biện pháp này rất dễ xuất hiện sự cố, thất thoát dầu ra ngoài môi trường. Mặt khác các hệ thống máy nén khí dùng cho luyện thép, cơ khí sẽ có khu xử lý dầu riêng biệt. 

Một số kiểu thông gió đang được sử dụng trong các phòng máy nén khí

Hiệu quả thông gió vẫn luôn đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc của các hệ thống máy nén không khí. Tùy vào số lượng máy móc mà các phương án thiết kế thông gió sẽ có sự khác biệt. Song phổ biến nhất là 3 loại sau: 

Tản nhiệt giúp máy nén khí hoạt động hiệu quả và bền bỉ hơn

Tản nhiệt giúp máy nén khí hoạt động hiệu quả và bền bỉ hơn

Loại 1

Đây là loại cơ bản được dùng cho cả phòng bao gồm cả máy sấy và máy nén khí. Với kiểu thông gió này người dùng sẽ lắp đặt các quạt thông gió với công suất lớn để đem đến hiệu quả tản nhiệt nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên phương án này chỉ được dùng cho các phòng máy có chiều cao trần khoảng 2m, nhiệt độ phòng máy cao nhất được cho phép là hơn 5 độ so với nhiệt độ môi trường.

Loại 2

Loại 2 là kiểu thông gió ống đẩy, tức là ống nối sẽ được lắp trực tiếp vào miệng xả của máy và tận dụng sức đẩy của quạt gió để đẩy khí nóng ra ngoài. Phương án này thường được áp dụng hiệu quả cho các phòng máy có ống dẫn tổn thấp áp khoảng 20 pa, tức là độ dài ống dưới 5m. Đây cũng là kiểu thông gió phổ biến nhất tại các doanh nghiệp Việt Nam bởi đem đến hiệu quả khá tốt, chi phí tương đối thấp. 

Loại 3

Cuối cùng là thiết kế thông gió theo dạng ống dẫn, ống hút được gắn với miệng máy nén khí, cách miệng máy một khoảng là h. Trong đó h phải lớn hơn kích thước đường kính ống hút. Phần ống được thiết kế miệng loe để có thể bao trùm lên toàn bộ miệng xả của máy nén khí. Phía trên ống hút có gắn hệ thống quạt để đẩy hơi nóng ra ngoài nhanh và hiệu quả hơn. Phương án này đang được ứng dụng khá phổ biến cho các phòng máy nén khí Kobelco, Puma, Fusheng,…

Sơ đồ hệ thống phòng máy nén khí tại một nhà máy

Sơ đồ hệ thống phòng máy nén khí tại một nhà máy

Vừa rồi là tất cả những thông tin về thiết kế phòng máy nén khí cũng như các tiêu chuẩn và hệ thống tản nhiệt máy nén khí đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Nếu có quan tâm, nhu cầu đặt mua máy nén khí, máy sấy khí cũng các phụ kiện máy chính hãng, giá tốt, quý vị có thể trực tiếp liên hệ hotline 0912 370 282 - 0964 593 282 để nhận được báo giá ưu đãi nhất!

Hỏi Đáp

Tổng hợp các loại máy nén khí 30L tốt nhất hiện nay

Tổng hợp các loại máy nén khí 30L tốt nhất hiện nay

Máy nén khí screw: Định nghĩa, cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động

Máy nén khí screw: Định nghĩa, cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động

Máy nén khí xe tải là gì? Làm rõ phân loại, ứng dụng và cấu tạo

Máy nén khí xe tải là gì? Làm rõ phân loại, ứng dụng và cấu tạo